Thắp sáng lối về cho những mảnh đời lầm lỗi
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Với nhiệm vụ, chức năng được giao, hiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bắc Ninh đang quản lý, chữa trị, dạy nghề, giáo dục cho 250 học viên cai nghiện ma túy theo hình thức tự nguyện và theo quyết định của Tòa án đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Đa phần người nghiện khi vào cai nghiện sức khỏe kém, dễ bị kích động, có sự khác nhau về tuổi tác, trình độ nhiều người thuộc thành phần phức tạp ở ngoài xã hội.
Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của học viên tại Cơ sở
Nằm trong số những học viên cai nghiện tự nguyện, học viên N.V.L ( sinh năm 1994 ở TP Bắc Ninh) có gương mặt sáng sủa, khá thư sinh tâm sự về quá khứ lỗi lầm của mình: Sinh trưởng trong một gia đình tương đối khá giả, lại là con một, nên từ nhỏ đã được bố mẹ cưng chiều cũng như đặt hết niềm tin và hy vọng vào em. Tuy nhiên, từ khi học hết cấp III, những buồn vui chợt đi chợt đến của tuổi mới lớn, những rủ rê, mời gọi của bạn bè em đã đến vớí chất ma túy, đến với ảo ảnh cuộc đời. Thế rồi em sa đà vào những “cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm”, cứ về nhà là thấy buồn, là lại đi. Cha mẹ em rất đau buồn, nhưng vì sĩ diện nên ban đầu nên Bố, mẹ đã âm thầm tự cai nghiện cho em. Nhiều lúc không chịu được trước cơn vật vã thèm thuốc, mẹ em đã gạt nước mắt, cắn răng cho tiền mua ma túy về chơi. Chính vì vậy tình trạng nghiện của em không cải thiện và ngày càng nghiện nặng hơn. Qua tìm hiểu chính quyền địa phương được biêt, Cơ sở đã về địa phương tuyên truyền về tệ nạn ma túy và cai nghiện ma túy, tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bắc Ninh có hình thức cai nghiện tự nguyên, hơn nữa lại được hỗ trợ theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Ninh về hỗ trợ kinh phí cho người nghiện cai nghiện ma túy tại Cơ sở, theo đó người nghiện được hỗ trợ tổng kinh phí 11.760.000/người/06 tháng ( Bao gồm tiền thuốc, tiền ăn, tiền quần áo…). Vì em mắc nghiện ma túy nên kinh tế gia đình kiệt quệ, do vậy em quyết định đi cai nghiện tự nguện tại Cơ sở.
Khi vào Cơ sở, em đã là một “con nghiện” ma túy nặng, cơ thể tiều tụy, thể lực bị suy kiệt nghiêm trọng. Nhưng với sự quan tâm tận tình của các thầy cô, bác sỹ của Cơ sở đồng thời thực hiện nghiêm quy trình trị liệu, em đã cắt cơn, sức khỏe dần hồi phục. Trong sinh hoạt hàng ngày tại Cơ sở các học viên được đến lớp, sinh hoạt tập trung vào các chủ đề về đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội, tác hại của ma túy, rồi thực hiện lao động trị liệu, chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe. Giờ nghỉ, học viên thư giãn bằng cách đọc báo, nghe đài, xem ti - vi. “Trong thời gian cai nghiện tại đây, em đã lấy được sự tự tin và nghị lực bản thân. Bởi vì khi vào cai nghiện tại đây em đã học được rất nhiều điều của các thầy cô và các bạn nơi đây chứ không chỉ là cai nghiện. Tất cả những gì em cũng như các học viên khác đang nỗ lực là để quyết tâm cai nghiện ma túy thành công, lấy lại danh dự bản thân, niềm tin của gia đình, có cơ hội làm lại cuộc đời. Em đã tự thề rằng không bao giờ có lần cai nghiện sau nữa”.Trong đợt bố mẹ lên thăm em vừa qua, mẹ em đã xúc động không cầm được nước mắt khi thấy em có nhiều tiến bộ như bây giờ. Mẹ em cứ ngỡ cuộc đời của em thế là bỏ đi, nào ngờ nhờ Cơ sở mà em được cai nghiện ma túy và chờ đợi em chỉ còn một tháng nữa là em hết thời hạn cai nghiện ở Cơ sở để về với gia đình và người thân”.
Với người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Cơ sở, Ban Lãnh đạo cũng như tất cả viên chức, người lao động luôn xác định phương châm: “ Coi người nghiện là người bệnh”. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, ngay khi tiếp nhận học viên, phòng chuyên môn tiến hành lập hồ sơ và phân loại học viên dựa trên cơ sở độ tuổi, đặc điểm nhân thân, mức độ nghiện.. để lên kế hoạch sắp xếp chỗ ở cho phù hợp, thuận tiện trong công tác quản lý và giáo dục. Tiếp đến sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe ban đầu, phân loại tình hình sức khỏe, vào bệnh án để có hướng điều trị, theo dõi cho phù hợp với từng học viên và thực hiện quy trình cắt cơn, giải độc cho đối tượng theo phác đồ điều trị. Sau 15 ngày thực hiện cắt cơn giải độc, các học viên bắt đầu nhận thức được vấn đề, đơn vị sẽ tổ chức cho học viên học tập nội quy, quy chế tại cơ sở, chấp hành quy trình tổ chức cai cắt cơn nghiện ma túy theo quy định; đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức cho học viên biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác phòng chống ma túy; tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình người nghiện ma túy và cộng đồng, hướng nghề, tổ chức tư vấn về ký năng phòng chống tái nghiện cho các học viên trước khi hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, Cơ sở luôn chú trọng, quan tâm, duy trì đầy đủ, kịp thời và chính xác các chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho học viên theo quy định, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng bữa ăn, học viên được tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao hằng ngày cũng như các ngày Lễ, kỷ niệm….. được đọc sách báo, xem tivi tại phòng hoặc ở thư viên… Cơ sở thường xuyên kết nối với gia đình, thân nhân người nghiện nhằm duy trì trách nhiệm cộng đồng giữa gia đình các học viên với Cơ sở để tìm ra giải pháp tốt nhất để hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện thực hiện nghiêm quy trình cai nghiện, sớm hòa nhập cộng đồng.
Bằng sự quan tâm của Lãnh đạo, cùng với sự nhiệt tình và trách nhiệm của đội ngũ viên chức Cơ sở, với sự hợp tác đồng lòng quyết tâm cai nghiện đã làm thay đổi nhận thức của không ít học viên trong đó có Lộc và chúng tôi cũng tin tưởng Lộc sau khi trở về với gia đình và xã hội trở thành người có ich, đó là trách nhiệm, niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của viên chức Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bắc Ninh.