Lễ tưởng niệm 951 năm ngày hóa Đức Vua Lý Thánh Tông
Ngày 22/9/2023, Được sự nhất trí của Đảng ủy - UBND phường, BQL di tích lịch sử văn hóa phường Đình Bảng long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 951 năm ngày hóa của Đức vua Lý Thánh Tông (08/8/Nhâm Tý 1072 - 08/8/Quý Mão 2023) và kỷ niệm 34 năm ngày khởi công xây dựng lại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (08/8/Kỷ Tỵ 1989 - 08/8/Quý Mão 2023).
Ngày 22/9/2023, Được sự nhất trí của Đảng ủy - UBND phường, BQL di tích lịch sử văn hóa phường Đình Bảng long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 951 năm ngày hóa của Đức vua Lý Thánh Tông (08/8/Nhâm Tý 1072 - 08/8/Quý Mão 2023) và kỷ niệm 34 năm ngày khởi công xây dựng lại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (08/8/Kỷ Tỵ 1989 - 08/8/Quý Mão 2023).
Lý Thánh Tông (huý Nhật Tôn), con trưởng của Lý Thái Tông. Mẹ là Thái hậu Mai Kim Thiên. Vua sinh ở cung Long Đức, ngày 25-2 năm Quý Hợi (1023). Năm Thiên thành thứ nhất (1028) được sắc phong làm đông cung Thái Tử. Khi Thái Tông qua đời, ông lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Long Thuỵ Thái Bình.
Lý Thánh Tông là vua thứ ba của triều Lý, ở ngôi 18 năm (1054-1072). Lý Thánh Tông qua đời ngày 8-8 năm Nhâm Tý tại điện Hội Tiên, thọ 50 tuổi (1023-1072), táng ở Thọ Lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp quê nhà, nhân dân và triều đình thờ người ở Đền Đô.
Lý Thánh Tông khéo kế thừa sự nghiệp của tiên đế. Năm 1054 đặt quốc hiệu là Đại Việt, có ý muốn ngàng hàng với Đại Tống ở phương Bắc. Năm 1056 ban Chiếu khuyến nông. Năm 1070 lập Văn miếu, sai hoàng tử tới học tập. Lý Thánh Tông đã đặt khoa bác sỹ, hậu lễ, dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ…Vua thực lòng thương dân, thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, an ủi người gần, từ bi bác ái theo Phật giáo. Năm 1071, Lý Thánh Tông du ngoạn vùng Phật Tích - Tiên Du và ngự viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (khoảng 5 mét), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Lý Thánh Tông sáng lập ra môn phái Thiền Tông Thảo Đường ở Đại Việt.
Sách “Việt sử lược” đã ghi những lời nói nhân đức của Lý Thành Tông. Gặp tiết đại hàn, nhà vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong thâm cung, sưởi lò than quế, mặc áo hổ cừu, thế mà khí lạnh còn ghê gớm đến thế. Huống dư những người bị giam cầm trong ngục, khổ sở vì gông cùm, ngay gian chưa định rõ, bụng không đủ cơm no, áo không kín thân thể, mỗi khi gặp cơn gió bấc thổi, há chẳng là vô tội mà chết oan ư? Trẫm rất lấy làm thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai bữa cơm cho họ”.
Nhìn công Chúa Động Thiên, nhà vua bảo ngục lại: “Ta yêu con ta cũng như bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu quý con cái của họ. Trăm họ không biết gì nên tự phạm vào hình pháp, lòng ta rất xót xa. Cho nên từ nay về sau, không cứ tội nặng nhẹ, đều nhất luật khoan giảm”.
Lý Thánh Tông có bà phi rất đảm đang là Lê Thị Yến. Chuyện kể rằng: khi nhà vua 40 tuổi vẫn chưa có con trai nên đã đi khắp các chùa để cầu tự. Trong chuyến về cầu tự ở chùa Dâu, Lý Thánh Tông đã gặp Lê Thị Yến đứng tựa cây lan liền đưa về cung, phong làm Nguyên Phi ỷ Lan. Năm 1066, Lý Thánh Tông phong ỷ Lan làm Thần Phi. Nguyên Phi ỷ Lan đã từng hai lần nhiếp chính, giúp chồng và con cai quản đất nước rất xuất sắc. Năm 1069, khi Lý Thánh Tông đi đánh giặc phương Nam, Ỷ Lan nội trị vững vàng, cổ vũ cho nhà vua đánh thắng ở trận tiền, Ỷ Lan từng lưu ý nhà Vua về việc bảo vệ trâu bò, cũng đã cùng Vua dạy các cung nữ trong triều dệt gấm.
Hàng năm, đến ngày mất của ông, nhân dân địa phương lại tổ chức long trọng lễ tưởng niệm để tưởng nhớ đến công lao của một vị vua tài đức có nhiều công lao trong xây dựng một đất nước thịnh vượng, phát triển.