Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

29/03/2024 08:47 View Count: 9

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cúm là bệnh lý về đường hô hấp do virus cúm Influenza virus gây ra. Trong 3 chủng virus cúm ảnh hưởng đến người (A, B và C) thì có cúm A thường gặp nhất do virus cúm A thường xuyên biến đổi và khả năng lây nhiễm cao.

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cúm là bệnh lý về đường hô hấp do virus cúm Influenza virus gây ra. Trong 3 chủng virus cúm ảnh hưởng đến người (A, B và C) thì có cúm A thường gặp nhất do virus cúm A thường xuyên biến đổi và khả năng lây nhiễm cao.

Biểu hiện khi mắc cúm

Bệnh cúm thường có biểu hiện của viêm đường long đường hô hấp trên và có thể dễ nhầm với cảm lạnh. Sau thời gian ủ bệnh từ khoảng 1-5 ngày, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

Ho

Hắt hơi sổ mũi

- Đau rát họng

- Sốt

- Đau mỏi người

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Thông thường, bệnh cúm sẽ tự khỏi trong khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị đúng cách hoặc sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch… 

Nếu bị cảm cúm, người bệnh có thể súc họng nước ấm kết hợp bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi. Người bệnh tuyệt đối không dùng kháng sinh để chữa cảm cúm.

Biến chứng thường gặp nhất của cúm là viêm phổi, viêm màng não, bội nhiễm vi khuẩn. Nặng hơn, cúm có thể gây ra biến chứng suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẹn mãn tính, tim mạch, đái tháo đường… hoặc phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi… đều là những đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc cúm. 

Khi có những dấu hiệu bất thường dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế:

- Sốt cao liên tục

- Khó thở

Tức ngực

- Có dấu hiệu mất nước: môi khô, tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm…

- Li bì hoặc mất ý thức

- Co giật

Phòng ngừa cảm cúm khi giao mùa

Cúm có thể lây từ người sang người khi ho, hắt hơi… các giọt bắn mang virus sẽ phát tán trong không khí và bám trên các bề mặt. Hơn nữa khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng là yếu tố khiến người bệnh dễ mắc cúm hơn. 

Để phòng ngừa bệnh cúm, người dân cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm nhất là với những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch.

- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Bên cạnh việc bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất… có thể tăng thêm một số loại men vi sinh, kẽm, vitamin C… bằng thực phẩm hoặc uống vi chất. 

Một số loại thực phẩm vừa tốt cho hệ hô hấp vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là: táo, cam quýt, rau có màu xanh đậm, trứng, sữa…

- Uống đủ nước

- Vệ sinh tay chân và mũi họng hàng ngày.

- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp với người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.

- Nếu có bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế thăm khám và tìm nguyên nhân. Không chủ quan để xảy ra tình trạng bệnh diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Please enter more than 5 news to display!