Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm hô hấp thông thường

28/09/2022 08:55 View Count: 121

Tính đến ngày 12/9, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 412 ca, tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến trên thế giới. Đặc biệt, mắc Adenovirus và bệnh cảm cúm, hô hấp có những triệu chứng khởi phát giống nhau nhất định, bởi vậy không tránh khỏi sự nhầm lẫn trong quá trình xác định bệnh.

1. Bệnh do Adenovirus là gì?

Adenovirus được biết đến là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là một bệnh virus cấp tính và có những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Những người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt là trẻ em, người già và người có bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh Adenovirus cao hơn.

Adenovirus thuộc họ Adenoviridae, các nhà nghiên cứu đã chia thành 47 type huyết thanh ở người, trong đó:

  • Type 1-5, 7, 14 và 21 gây bệnh viêm họng hạch đồng thời gây bệnh viêm kết mạc.
  • Type 40 và 41 thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
  • Type 5, 8, 19 thường gây ra các bệnh lý diễn biến nặng hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Adenovirus với bệnh cảm cúm, hô hấp thông thường

Bệnh hô hấp, cảm cúm thông thường

Bệnh hô hấp, cảm cúm thông thường sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình sau:

  • Khó thở
  • Ho dai dẳng
  • Thở rít, thở khò khè
  • Ho ra máu
  • Thở nhanh

Mắc Adenovirus và bệnh cảm cúm, hô hấp có những triệu chứng khởi phát giống nhau

Mắc Adenovirus và bệnh cảm cúm, hô hấp có những triệu chứng khởi phát giống nhau

Bệnh do Adenovirus

Khác với hô hấp, cảm cúm thông thường, virus Adeno - đặc biệt là Adenovirus nhóm B có khả năng gây bệnh không chỉ các cơ quan hô hấp mà còn ở nhiều cơ quan trong cơ thể con người. Khi nhiễm Adenovirus, người bệnh thường có những biểu hiện bệnh như sau:

  • Các bệnh về đường hô hấp
  • Viêm đường hô hấp cấp: Người bệnh có biểu hiệu sưng họng, đau họng, ho, hạch cổ bạch huyết sưng đau, sốt cao. Bệnh diễn biến cấp tính, thường kéo dài từ 3-4 ngày, trường hợp trầm trọng có thể dẫn đến viêm phổi.
  • Viêm họng cấp: Bệnh thường phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biểu hiện như viêm họng, ho, sốt, chảy nước mũi. Viêm họng cấp do Adenovirus gây nên thường kéo dài từ 7-14 ngày và có thể lây lan nhanh thành dịch.
  • Viêm họng kết mạc: Ngoài những triệu chứng như viêm họng cấp, người mắc viêm họng kết mạc còn có dấu hiệu mắt đỏ, chảy dịch trong, thường không đau.
  • Viêm phổi: Người bệnh sốt cao đột ngột, ho, sổ mũi, các dấu hiệu tổn thương ở phổi xuất hiện và có thể lan rộng, để lại các di chứng nguy hiểm. Mắc viêm phổi do Adenovirus có thể gây tử vong với tỷ lệ từ 8-10%.

Viêm kết mạc mắt hay đau mắt đỏ do Adenovirus thường bùng phát thành dịch vào mùa hè do lây nhiễm qua nước ở bể bơi. Biểu hiện bệnh là kết mạc mắt đỏ, có thể một bên hoặc cả hai bên, chảy dịch trong, dễ dàng bội nhiễm vi khuẩn nếu không được can thiệp kịp thời.

Viêm dạ dày, viêm ruột do Adenovirus thường gặp ở trẻ nhỏ, người bệnh có biểu hiện tiêu chảy kéo dài khoảng 7 ngày, sốt, đau đầu, buồn nôn, viêm kết mạc. Virus gây bệnh ở đường tiêu hoá và được đào thải trong phân.

  • Viêm bàng quang

Adenovirus chính là nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang ở trẻ em. Virus có thể được tìm thấy trong nước tiểu, niệu đạo và tử cung của người bệnh.

  • Viêm gan 

Theo báo cáo, giới chức y tế Anh và Mỹ nghi ngờ Adenovirus có thể là nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em. Thời gian gần đây, phần lớn những trẻ có biểu hiện viêm gan đều mắc Adenovirus, trong đó đã có những trường hợp tử vong. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những kết luận chi tiết và chính xác về dấu hiệu viêm gan ở trẻ mắc Adenovirus.

Adenovirus có khả năng gây bệnh đường hô hấp nhưng cũng có thể gây viêm kết mạc, viêm dạ dày - ruột, viêm bàng quang. Vì vậy, Adenovirus có thể lây bệnh không chỉ qua đường hô hấp mà còn có thể cả khi quan hệ tình dục không an toàn. Cảm cúm chỉ có thể lây qua đường hô hấp.

3. Xác định chính xác Adenovirus bằng cách nào?

Nếu chỉ chẩn đoán virus Adeno thông qua triệu chứng thì có thể nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp do các virus khác gây ra. Vậy làm cách nào để chẩn đoán Adenovirus một cách chính xác nhất?

Adenovirus có thể được chẩn đoán chính xác bằng việc thực hiện các xét nghiệm phát hiện virus trong mẫu bệnh phẩm hoặc phát hiện các kháng nguyên (chất cụ thể mà virus tạo ra).

Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán mắc Adenovirus chính xác nhất

Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán mắc Adenovirus chính xác nhất

Có thể chẩn đoán virus Adeno bằng 2 phương pháp sau:

  • Test nhanh bằng mẫu bệnh phẩm phân
  • Test Realtime PCR mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu

Để tránh nhầm lẫn giữa mắc Adenovirus với các bệnh cảm cúm, hô hấp khác, bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng thực hiện xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chúng tôi đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm về đường hô hấp giúp khách hàng nhận biết được chính xác bệnh lý mắc phải.

4. Phòng ngừa bệnh do Adenovirus gây ra

Bệnh do Adenovirus gây ra chưa có thuốc điều trị. Do vậy, mỗi người cần có ý thức chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng khăn mặt riêng, tránh dùng chung và thường xuyên vệ sinh khăn mặt bằng xà phòng, phơi chỗ thoáng mát, khô ráo.
  • Vệ sinh họng sạch sẽ bằng cách thường xuyên súc miệng nước muối.
  • Nước sinh hoạt trong gia đình phải đảm bảo là nguồn nước sạch đã được khử trùng an toàn.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh tuyệt đối không dùng chung đồ đạc cá nhân và cần chú ý sát khuẩn thường xuyên những đồ dùng của người bệnh.
  • Bệnh do Adenovirus dễ dàng lây nhiễm ở các phòng khám bệnh, đặc biệt là phòng khám mắt. Do vậy, các nhân viên y tế hay khách hàng đến khám chữa bệnh cần chú ý sát khuẩn thường xuyên tay, tránh đưa lên mắt, mũi, miệng để giảm khả năng lây nhiễm bệnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất để tăng sức đề kháng, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, trẻ em, người già và người mắc các bệnh mạn tính.

Nếu có các dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và điều trị.  

Source: Bộ Y tế