Chuyện về mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tảo

29/07/2019 09:25 View Count: 231
Trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, rất nhiều người con anh dũng của mảnh đất thị trấn Chờ đã lên đường bảo vệ Tổ quốc, phía sau họ là những bà mẹ, là gia đình đầy yêu thương. Những ngày tháng 7 chúng tôi có dịp về thăm thị trấn Chờ, nơi có mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tảo sinh sống. Với tấm lòng và sự hy sinh dành cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mẹ cùng gia đình đã đóng góp không nhỏ công sức vào quá trình đấu tranh cách mạng, viết nên trang sử hào hùng của quân và dân thị trấn Chờ anh hùng.

       Đến thôn Phú Mẫn, hỏi thăm mẹ VNAH Nguyễn Thị Tạo  ai cũng đều biết đến, bởi truyền thống cách mạng hào hùng, kiên trung của mẹ và gia đình đã lan truyền bao nhiêu năm qua. Mẹ Tạo tham gia cách mạng từ rất sớm, đi theo tiếng gọi của Đảng và tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, mẹ bắt đầu tham gia các phong trào ở thôn. Những năm tháng kháng chiến ác liệt mẹ cùng cán bộ và nhân dânthị trấn ra sức tuyên truyền, vận động mọi người tham gia công tác hội, vận động tầng lớp nhân dân nâng cao lòng yêu nước, hăng hái tham gia tiếp sức cho cách mạng, cho bộ đội, làm hậu phương vững chắc cho chồng, con yên tâm lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

       Mẹ Tảo có 2 người con trai. Trong thời gian chồng mẹ rút vào hoạt động bí mật, mẹ vừa nuôi con nhỏ vừa tham gia lao động sản xuất. Dù vất vả nhưng mẹ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ người vợ, người mẹ. Nối tiếp truyền thống cách mạng của gia đình các con của mẹ Tảo cũng giác ngộ cách mạng từ rất sớm và hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc. Trong CM tháng 8, kháng chiến chống thực dân Pháp, chồng mẹ được giác ngộ và tham gia phong trào cách mạng tại địa phương khi tuổi đời còn rất trẻ.  Tiếp nối truyền thống đó trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ hai người con trai của mẹ cũng quyết tâm tham gia cách mạng lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Vốn có truyền thống cách mạng lại hiểu rõ tình hình kháng chiến lúc bấy giờ, mẹ Tảo động viên các con làm nhiệm vụ, tham gia cách mạng và luôn là hậu phương vững chắc, là nguồn động viên tinh thần to lớn cho chồng, con kháng chiến đánh giặc.

       Tham gia cách mạng được một thời gian thì người chồng của mẹ đã anh dũng hy sinh vào năm 1949, đó là liệt sĩ Nguyễn Đắc Chân khi mới 27 tuổi. Nỗi đau đớn mất chồng ập đến khiến mẹ cảm thấy như một phần thân thể bị cắt lìa, nhờ sự động viên của gia đình, tổ chức mẹ nén nỗi đau, biến đau thương thành sức mạnh để tiếp tục lao động, công tác, động viên các con tiếp tục kháng chiến. Mẹ Nguyễn Thị Tảo kể lại: Mất chồng ai  mà không đau đớn nhưng mẹ hiểu được thời kỳ chiến tranh không chỉ riêng mẹ mà nhiều người khác cũng mất chồng. Mẹ luôn nhớ câu nói Bác Hồ dành tặng Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” làm động lực noi theo đó mà sống, phải biết nén nỗi đau riêng mà vì việc chung. Sau này người con trai trưởng của mẹ liệt sĩ  Nguyễn Đắc Kỳ, sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Bắc, xung phong đi chiến đấu tham gia bảo vệ Tổ quốc tại chiến trường miền Nam, nhập ngũ được một thời gian thì mẹ hay tin con mình hy sinh. Một lần nữa nỗi đau mất con giày xé lòng mẹ, đau đớn quặn thắt, nhưng biết rằng đi kháng chiến bảo vệ tổ quốc đều khó tránh khỏi hiểm nguy và cái chết. Với tinh thần kiên cường một lần nữa mẹ Tảo lại nén đau thương, khóc thầm lặng lẽ, lấy nỗi đau làm động lực sống và công tác, cống hiến cho cách mạng, cho đất nước.

daovui
Source: sưu tầm
Please enter more than 5 news to display!