Các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2018
(BNP) – Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh đã phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh năm 2018. Với chủ đề “Tạo động lực phát triển, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022”, tỉnh sẽ triển khai thực hiện 07 mục tiêu và 12 nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh trao Bằng công nhận cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
I. Các mục tiêu chủ yếu:
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) từ 10,5%-11,5.
2. Cơ cấu kinh tế: Khu vực Công nghiệp - xây dựng 74,7%; Dịch vụ 22,7%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,6%.
3. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 1.124.085 tỷ đồng.
4. Kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD.
5. Thu ngân sách 23.861 tỷ đồng (thu nội địa 17.961 tỷ đồng).
6. Có thêm 15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 02 đơn vị cấp huyện là Quế Võ, Gia Bình đạt chuẩn nông thôn mới.
7. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2%.
II. Các giải pháp chủ yếu:
1. Thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
2. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, nâng cao tỷ trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
4. Phát triển, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Thúc đẩy khởi nghiệp; tập trung phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy; nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công; thực hiện các biện pháp cải thiện thứ hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, ICT Index. Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
7. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; nâng cao chất lượng quản lý xây dựng cơ bản.
8. Tập trung xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
9. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, chế độ, chính sách đối với người có công.
10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải.
11. Nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; thực hiện quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
12. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đổi mới nâng cao chất lượng các mặt công tác Đảng; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.
2. Cơ cấu kinh tế: Khu vực Công nghiệp - xây dựng 74,7%; Dịch vụ 22,7%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,6%.
3. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 1.124.085 tỷ đồng.
4. Kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD.
5. Thu ngân sách 23.861 tỷ đồng (thu nội địa 17.961 tỷ đồng).
6. Có thêm 15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 02 đơn vị cấp huyện là Quế Võ, Gia Bình đạt chuẩn nông thôn mới.
7. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2%.
II. Các giải pháp chủ yếu:
1. Thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
2. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, nâng cao tỷ trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
4. Phát triển, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Thúc đẩy khởi nghiệp; tập trung phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy; nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công; thực hiện các biện pháp cải thiện thứ hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, ICT Index. Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
7. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; nâng cao chất lượng quản lý xây dựng cơ bản.
8. Tập trung xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
9. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, chế độ, chính sách đối với người có công.
10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải.
11. Nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; thực hiện quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
12. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đổi mới nâng cao chất lượng các mặt công tác Đảng; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.