Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất vụ mùa; Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2023

31/05/2023 13:36 Số lượt xem: 43

Sáng ngày 31/5/2023, dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Văn Hào: Phó chủ tịch UBND huyện, UBND huyện tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất vụ mùa; Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2023.


 

(Toàn cảnh hội nghị)

Dự có Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Ban CHQS, Tài chính - KH, Kinh tế & Hạ tầng, Tài nguyên & Môi trường, Nội vụ, Văn hóa & Thông tin, Xí nghiệp Khai thác CTTL Lương Tài, Hạt quản lý đê Lương Tài, Trạm chăn nuôi, thú y và thủy sản, Tập thể lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT, Tập thể lãnh đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, lãnh đạo UBND và Công chức Địa chính nông nghiệp các xã, thị trấn.


 

(Đồng chí Phạm Xuân Sản: Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả tại hội nghị)

Tại hội nghị các đại biểu được nghe báo cáo Kết quả sản xuất vụ đông 2022 - 2023; bước đầu sản xuất vụ xuân, kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2023. Vụ đông 2022-2023, toàn huyện gieo trồng được 1.188 ha cây trồng các loại, đạt 99,8% kế hoạch, bằng 102,7% thực hiện vụ đông 2021-2022. Đầu vụ thời tiết có mưa liên tục, đồng thời lúa mùa thu hoạch muộn (từ 10- 15 ngày so với cùng kỳ năm 2021) ảnh hưởng đến công tác làm đất và gieo trồng cây vụ đông, đặc biệt là các cây vụ đông sớm; nhiệt độ tháng 10, tháng 11/2022 liên tục ấm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển các cây trồng ưa lạnh như: hành, tỏi, cà rốt .... Sau khi thời tiết liên tục có các đợt không khí lạnh tăng cường thuận lợi cho gieo trồng, sinh trưởng, phát triển của các loại cây ưa lạnh như: cà 4 rốt, khoai tây, hành tỏi ... Sản xuất cây vụ đông trên đất 2 lúa chưa được mở rộng, (mặc dù tỉnh, huyện có chính sách, có cơ chế hỗ trợ cây vụ đông), nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, đặc biệt các xã trong đồng như các xã: Lâm Thao, Bình Định, Tân Lãng, Phú Lương, Quảng Phú ... do hiệu quả kinh tế thấp so với các ngành nghề khác nên khó khăn cho việc duy trì và mở rộng diện tích trồng cây vụ đông. Giá một số cây trồng vụ đông 2022-2023: tỏi 7,0-9,0 triệu đồng/sào giảm từ 1,0-2,0 triệu đồng/sào so với vụ đông 2021-2022; hành: 12,0-15,0 triệu đồng/sào tăng 3,0-4,0 triệu đồng/sào so với vụ đông 2021-2022; bí xanh, bí đỏ: 4,0-5,0 triệu đồng/sào; cà rốt sớm: 5,0-7,0 triệu đồng/sào giảm 2,0-3,0 triệu đồng/sào so với vụ đông 2021-2022, chính vụ từ 8,0-9,0 triệu đồng/sào giảm 1,0-2,0 triệu đồng/sào, cuối vụ giá cà rốt 10-12 triệu đồng/sào tương đương so với vụ đông 2021-2022. Kết quả bước đầu sản xuất vụ xuân năm 2023. tháng chiến dịch làm thuỷ lợi cải tạo đất năm 2022: tổng khối lượng thực hiện 145.260 m3 đạt 112,5%KH, bằng 107,0% cùng kỳ năm 2021, trong đó kênh tiêu 40.465 m3 ; kênh tưới 96.395 m3 ; kênh dẫn 8.350 m3 ; bờ vùng 50 m3 . Ngoài ra còn xây lát được 364 m3 và vớt bèo được 31.775 m2. Vụ xuân năm 2023, toàn huyện gieo trồng được 5.220 ha cây trồng các loại đạt 98,1% kế hoạch và bằng 97,9% thực hiện vụ xuân năm 2022, trong đó: lúa 4.392 ha, rau màu các loại 828,0 ha. Sản xuất vụ xuân 2023, điều kiện thời tiết diễn cơ bản thuận lợi cho sản xuất đêm lạnh, trưa chiều hửng nắng tạo điều kiện giúp mạ sinh trưởng nhanh, nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, lúa bén rễ hồi xanh nhanh, tuy nhiên thời điểm lấy nước, làm đất, gieo mạ, gieo cấy, trùng với tết Nguyên Đán gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Song được sự tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với UBND các xã, thị trấn đến ngày 09/02 toàn huyện hoàn thành việc đưa nước đổ ải; lúa gieo thẳng chiếm tỷ lệ cao 3.777 ha (chiếm 86,0% diện tích); đến ngày 22/02 toàn huyện hoàn thành diện tích gieo cấy lúa theo kế hoạch (xong trước 13 ngày so với vụ xuân năm 2022). Hiện nay, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, sinh trưởng phát triển khá; dự kiến thời gian lúa trỗ: từ 29/4-05/5, diện tích trỗ bông khoảng 700 ha, tập trung ở các xã An Thịnh, Trung Kênh, Mỹ Hương, Phú Hòa, Trừng Xá; diện tích trỗ bông còn lại tập trung xung quanh 15/5.

Kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2023: Vụ mùa năm 2022, toàn huyện gieo trồng được 5.045 ha đạt 97,2% KH và bằng 99,7% cùng kỳ năm 2021. Trong đó diện tích lúa là 4.418,0 ha; rau màu các loại 627,0 ha. Vụ mùa năm 2022, thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xuất hiện các đợt mưa to, kèm theo gió giật mạnh; lúa xuân thu hoạch muộn hơn từ 10-15 ngày so với cùng kỳ; một số HTX dịch vụ nông nghiệp không chủ động về máy móc để thu hoạch diện tích lúa xuân đã chín và làm đất vụ mùa gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Song được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với UBND các xã, thị trấn diện tích lúa mùa được gieo cấy cơ bản đảm bảo thời vụ, đến ngày 23/7 toàn huyện hoàn thành gieo cấy lúa mùa, lúa sau gieo cấy bén rễ hồi xanh nhanh, sinh trưởng, phát triển khá, chăm sóc đảm bảo quy trình kỹ thuật; công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời, mở rộng diện tích lúa gieo thẳng (tăng 18,5 ha so với kế hoạch), năng suất ước đạt 65,7 tạ/ha (theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện). Tuy nhiên một số địa phương công tác chỉ đạo lúa gieo thẳng chậm so với lịch thời vụ của huyện, dẫn đến lúa mùa thu hoạch chậm (đến ngày 05/11/2022 hoàn thành thu hoạch lúa mùa); việc nạo vét, vớt vật cản, khơi thông dòng chảy các kênh, mương nội đồng chưa được quan tâm dẫn đến khi mưa lớn khó khăn cho việc tiêu úng. Căn cứ vào kết quả sản xuất vụ mùa năm 2022 và những năm trước đây, kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2023 của các xã, thị trấn xây dựng. Toàn huyện phấn đấu thực hiện gieo trồng 5.035 ha, bằng 99,8% diện tích thực hiện năm 2022, trong đó: Lúa 4.385 ha, cây mầu 650 ha. Diện tích 4.385 ha, bằng 99,3% diện tích thực hiện năm 2022; dự kiến năng suất 61,0 tạ/ha; sản lượng 26.748 tấn. Lúa gieo thẳng 3.703 ha, chiếm 84,4 % diện tích. Diện tích: 650,0 ha, bằng 103,6% diện tích thực hiện năm 2022.

Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023: Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; huy động mọi nguồn lực, chủ động phòng ngừa để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, đảm bảo an toàn về người và tài sản, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai, Tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; huy động đông đảo các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai và TKCN, Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn huyện. Kịp thời nắm bắt tình hình thời tiết, phát hành các bản tin dự báo về tình hình khí tượng, thủy văn hàng ngày, tuần, tháng, mùa; cảnh báo lũ; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Lắp đặt máy điện thoại của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN và các cụm xong trước 15/5/2023, để thường xuyên phản ánh kịp thời diễn biến tình hình bão, lũ,...; báo cáo cụ thể và chính xác về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN huyện.

+ Số máy Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai &TKCN huyện: 0222.3868.088; 0222.3867.435

 + Số máy phòng Nông nghiệp&PTNT huyện : 0222.3867.219 + Số máy Hạt Quản lý đê : 0222.3868.285

 + Số máy cụm phòng chống thiên tai &TKCN An Thịnh : 0222.3868.266

 + Số máy cụm phòng chống thiên tai &TKCN Trung Kênh : 0222.3868.104

+ Số máy Cụm phòng chống thiên tai &TKCN Lai Hạ : 0222.3868.265

+ Số máy cụm phòng chống thiên tai &TKCN Minh Tân : 0222.3868.103

Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã An Thịnh năm 2023, nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhận thức của nhân dân về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, phương tiện cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.


 

(Đại biểu thảo luận tại hội nghị)

Các đại biểu đã tiến hành thảo luận, đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đồng thời nghe các cơ quan chuyên môn giải trình, đề xuất phương án để thực hiện được các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.


 

(Đồng chí Vũ Văn Hào: Phó chủ tịch UBND huyện kết luận hội nghị)

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Văn Hào: Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao kết quả sản xuất vụ đông 2022 và bước đầu sản xuất vụ xuân 2023 đã đạt được. Một số nhiệm vụ trong thời gian tới:Bám sát vào tình hình thời tiết để đôn đốc thời điểm thu hoạch, khắc phục những hạn chế của năm trước, chỉ đạo các hợp tác xã ký hợp đồng với các cơ sở, máy thu hoạch đảm bảo đúng thời gian. Đối với sản xuất vụ mùa chú ý có kế hoạch cung cấp giống đảm bảo chất lượng, số lượng, đảm bảo đủ nước tưới tiêu, chủ động về thời gian, tiến độ. Làm tốt công tác nạo vét kênh tưới, kênh tiêu, khơi thông dòng chảy, các cơ quan chuyên môn tập trung tập huấn cho bà con nông dân về  nội dung, kỹ thuật sản xuất vụ mùa. Đối với sản xuất vụ đông, các xã trong đồng động viên bà con nông dân tham gia sản xuất, các xã ngoài đê có định hương, nghiên cứu thay đổi giống cây trồng nhằm tăng thu nhập bền vững cho người dân. Đối với công tác chăn nuôi thú y chú trọng công tác tiêm phòng đảm bảo 100% được tiêm phòng đặc biệt là tiêm phòng bệnh dại đối với đàn chó, mèo, thực hiện thống kê, rà soát đàn chó mèo, gia súc, gia cầm để tiến hành tiêm phòng. Chú ý cho công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đang manh nha bùng phát, các địa phương, cơ quan chuyên môn tham mưu tích cực cho công tác phòng chống bệnh dịch, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho công tác phòng, chống dịch. Đối với công tác phòng chống thiên tai cần tập trung thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.


 

(Khen thưởng tại hội nghị)

Cũng nhân dịp này, huyện cũng tiến hành khen thưởng cho các đơn vị đạt kết quả cao trong chỉ đạo sản xuất vụ xuân. Kết quả xã Trung Chính xếp thứ nhất, xã Trừng Xá, Phú Hòa xếp thứ 2, xã Bình Định, Minh Tân, thị trấn Thứa xếp thứ 3.

Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp./.

PVD-PVHTT