Văn hoá công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính

27/07/2023 13:17 Số lượt xem: 61

(Quanlynhanuoc.vn) – Một trong những yếu tố góp phần thành công của cải cách hành chính là việc thực hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa công vụ. Bởi lẽ, văn hóa công vụ là yếu tố nội sinh tác động mạnh mẽ đến hiệu quả cải cách hành chính. Trong phạm vi nội dung bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu về văn hóa công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách hành chính: (1) Văn hóa công vụ trong mối liên hệ với hiệu quả cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước(2) Thực trạng văn hóa công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính; (3) Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính.

Ảnh minh hoạ: tuoitrethudo.com.vn.

Văn hóa công vụ trong mối liên hệ với hiệu quả cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra quan quan niệm về nội hàm văn hoá công vụ (VHCV), tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ khoa học quản lý, VHCV được hiểu là hệ thống các giá trị tinh thần và vật chất được hình thành trong quá trình xây dựng, phát triển công vụ, có khả năng lưu truyền, ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức và được họ thừa nhận, tuân thủ, phát huy trong quá trình thực thi công vụ.

Về cơ bản, VHCV có những đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, VHCV phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chính của tổ chức công vụ là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội; thứ hai, VHCV là văn hóa trong sử dụng quyền lực nhà nước; thứ ba, VHCV là văn hóa của CBCC, viên chức trong thực thi công vụ; thứ ,VHCV đòi hỏi tính sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ.

Xây dựng VHCV là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Xây dựng VHCV nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, góp phần hình thành thái độ, phong cách ứng xử chuẩn mực của đội ngũ CBCC. VHCV chính là những giá trị để tạo nên niềm tin, niềm tự hào, lòng yêu nghề, sự gắn kết đội ngũ CBCC; phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của nền hành chính là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội.

Trong thời gian qua, Đảng ta đã có định hướng chỉ đạo và ban hành chính sách về xây dựng VHCV trong hoạt động công vụ. Theo đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó nêu rõ: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”. Bộ Chính trị đã có Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW yêu cầu xác định rõ xây dựng và phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế…

Luật CBCC năm 2008 quy định về văn hóa giao tiếp nơi công sở (Điều 16) và văn hóa giao tiếp với Nhân dân (Điều 17). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án VHCV, xác định rõ mục tiêu, là: “nâng cao VHCV, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCC, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội”.

Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 (kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021), trong đó nêu rõ quan điểm “CCHC phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại”. Trọng tâm CCHC 10 năm tới là: cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, chỉ đạo rõ cần phải: “xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân”.

Có thể khẳng định rằng, những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về VHCV là những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm giúp các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức thực hiện hiệu quả các chuẩn mực,giá trị VHCV, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong mục tiêu: “xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân mà Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 -2030”.

Thực tế cho thấy, VHCV có vai trò định hướng các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu CCHC nhà nước. Bởi vậy, hoạt động quản lý của nhà nước có vai trò rất lớn trong hoạt động tổ chức đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra cùng với sự ra đời của tổ chức nhà nước và là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người. Ở đó, không chỉ diễn ra hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành mà hoạt động đó còn mang tính chủ động, sáng tạo, trong đó có VHCV. Bởi vậy, muốn thực hiện được mục tiêu của CCHC đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương phải thực sự quan tâm đến xây dựng và thực hiện các chuẩn mực giá trị VHCV. Cần xem xét các giá trị VHCV là những yếu tố nội sinh góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia như CCHC, phát triển bền vững.

Thực trạng văn hoá công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách hành chính

(1) Về xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp:

Tính chuyên nghiệp của CBCC thể hiện cách làm việc bài bản, thông suốt theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo, có kỹ năng theo quy trình đã được xác định và đạt hiệu quả cao, thể hiện sự am hiểu, có kiến thức, chứng tỏ kỹ năng làm việc tốt và có thái độ chuẩn mực đối với công việc của mình, qua đó hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trước hết thể hiện ở chỗ, CBCC không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có thái độ phù hợp với chuẩn mực thực thi công vụ; đã “hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực…; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội.

Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tính đến tháng 3/2020, tổng số lượt công chức được đào tạo, bồi dưỡng trong cả giai đoạn 2016-2020 tại các bộ, ngành là 594.654 lượt người và tại các tỉnh, thành phố, số lượng là hơn 1.151.654 triệu lượt công chức. Riêng công chức cấp xã, theo thống kê đến năm 2018, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức cấp xã như sau: sau đại học là 3,23%; đại học là 58,23%; trung cấp, cao đẳng là 37,86%; sơ cấp và chưa qua đào tạo là 0,89 %. Về trình độ chính trị: cử nhân là 1,02%; cao cấp lý luận là 3,11%; trung cấp lý luận là 48,9%; sơ cấp và chưa qua đào tạo, bồi dưỡng là 28,07%1.

CBCC có thái độ chuẩn mực với công việc đó chính là việc tuân thủ các quy định, quy trình làm việc tại cơ quan đơn vị nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công vụ. Trong bối cảnh nền hành chính Việt Nam đang thực hiện CCHC theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 về mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số tại Việt Nam. Vì vậy, đội ngũ CBCC đã tích cực học tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt kỹ năng làm việc trên môi trường điện tử. Do đó, hiện nay, trong quá trình thay đổi môi trường làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường làm việc điện tử và môi trường số, CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước đã dần có sự thích ứng và hình thành thói quen văn hóa làm việc trên môi trường số.

Phong cách làm việc chuyên nghiệp của CBCC trong thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước còn được thể hiện ở tinh thần thái độ làm việc, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử tại cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, trong giao tiếp với người dân cũng như quan hệ hợp tác, hỗ trợ với đồng nghiệp, phần lớn CBCC luôn giữ tinh thần, thái độ lịch sự, hòa nhã. Nhiều cơ quan đã bố trí hòm thư góp ý tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và công khai số điện thoại để người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về thái độ phục vụ của CBCC. Một số cơ quan, tổ chức còn thường xuyên mở lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho CBCC nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử trong thực thi công vụ, đặc biệt là các công chức trực tiếp thực hiện các giao dịch hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Qua đó, bước đầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, mang lại sự hài lòng cho người dân.

(2) Về việc thực hiện công khai, minh bạch:

Nhằm bảo đảm giá trị công khai minh bạch trong hoạt động hành chính nhà nước, hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, mạnh dạn đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số. Do đó, việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên môi trường điện tử là quá trình thay đổi phương thức làm việc của đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước, giảm sự tiếp xúc trực tiếp, quy trình thủ tục hành chính được công bố, công khai… hạn chế tình trạng sách nhiều người dân, tham nhũng, hách dịch cửa quyền…

Kết quả báo cáo về CCHC cho thấy, tính đến thời điểm tháng 7/2020, ở cấp bộ, cơ quan ngang bộ: kết nối mạng diện rộng (WAN) đạt 97%; 19/22 có trung tâm dữ liệu đạt 86,36%; 16/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã triển khai điện toán đám mây đạt 72,73%. Cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương: kết nối mạng diện rộng (WAN) đạt 91%; có trung tâm dữ liệu đạt 93,65% (59/63); triển khai điện toán đám mây đạt 63,49% (40/63)2. Ở các cơ quan hành chính nhà nước, số lượng CBCC được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng, góp phần tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, hệ thống mạng nội bộ được triển khai tại tất cả các bộ, ngành, địa phương. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai xây dựng, kết nối đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện.

Tính đến ngày 15/7/2020, có 97% số bộ, cơ quan ngang bộ và 91% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã kết nối với mạng diện rộng (WAN); có 86,36% số bộ, cơ quan ngang bộ và 93,65% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trung tâm dữ liệu3… Các địa phương trong cả nước đã tích cực thành lập, triển khai vận hành Bộ phận một cửa để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền; giúp công dân, tổ chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được thuận lợi, nhanh chóng.

Người dân, tổ chức có thể trực tiếp đóng góp các ý kiến cho quá trình xây dựng ban hành chính sách của Nhà nước, tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng hoặc gửi các phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính… Do đó, sự tham gia của người dân đối với hoạt động hành chính nhà nước ngày thể hiện rõ sự tương tác tích cực giữa cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với người dân, tổ chức và tạo văn hóa tham gia thực sự dân chủ. Bên cạnh đó, cơ quan hành chính nhà nước đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, qua đó góp phần xây dựng uy tín, hình ảnh người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh CCHC.

(3) Về thực hiện trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính:

Trên cơ sở các căn cứ pháp luật về VHCV, thời gian qua, các cơ quan hành chính đã chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đa số CBCC giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ, gương mẫu, đoàn kết trong nội bộ; tuân thủ quy định về thời gian làm việc, nghiêm túc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc trên các lĩnh vực công tác; khắc phục một bước tình trạng chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

(4) Về phục vụ người dân tổ chức:

 Chuẩn mực giá trị VHCV đã giúp định hướng và điều chỉnh hành vi của CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước thực thi công vụ, đặc biệt có sự thay đổi rõ rệt trong tinh thần, thái độ phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Việc thực hiện VHCV đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện thông qua các chỉ số trong CCHC như đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Báo cáo của Văn phòng Chính phủ, từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương cổng Dịch vụ công quốc gia (ngày 09/12/2019) với 8 dịch vụ công ban đầu, đến ngày 08/3/2021, đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468.000 tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng) trên cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị. Đến ngày 08/3/2021, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 20194.

 Theo đó, chỉ số về mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS), ngày một nâng cao, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức, kết quả cho thấy: mức độ hài lòng của người dân được khảo sát đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước năm 2022 là 80,08%; trong đó, mức độ hài lòng đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách là 79,72%, mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công là 80,43%. So sánh mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của người dân ở nông thôn với mức độ hài lòng của người dân ở đô thị, kết quả đo lường năm 2022 cho thấy, người dân ở nông thôn có mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cao hơn 4,96%, so với người dân ở đô thị, mức độ hài lòng của hai nhóm dân số này lần lượt là 82,37% và 77,41%5.

Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hoá công vụ tại cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách hành chính

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho CBCC về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCC, có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp.

Hai là, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp; niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở nhằm làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức được minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Ba là, đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, cơ quan trong quá trình xây dựng và thực thi VHCV. Theo đó, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo quản lý và xây dựng VHCV tại đơn vị, tổ chức, cơ quan mình đang công tác. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải luôn quan tâm chú ý đến phát triển đội ngũ CBCC, đặc biệt là đội ngũ CBCC trẻ, tài năng, giàu nhiệt huyết cống hiến. Đó là việc làm quan trọng để tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy nhà nước cùng với đội ngũ nhân sự tương ứng, bảo đảm yêu cầu chung, hướng tới một nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ. Khi người đứng đầu là một tấm gương sáng về nhân phẩm đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ có uy tín trong đơn vị, cơ quan và VHCV ở cơ quan đó sẽ được nâng lên và phát triển.

Bốn là, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCC, trong xây dựng VHCV: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC; đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ, nhằm xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có uy tín, có chuyên môn giỏi, thông thạo nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn gần dân, biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, tạo sự đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ nguồn lực, sức mạnh của đội ngũ CBCC.

Ảnh minh hoạ: tuoitrethudo.com.vn. Văn hóa công vụ trong mối liên hệ với hiệu quả cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra quan quan niệm về nội hàm văn hoá công vụ (VHCV), tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ khoa học quản lý, VHCV được hiểu là hệ thống các giá trị tinh thần và vật chất được hình thành trong quá trình xây dựng, phát triển công vụ, có khả năng lưu truyền, ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức và được họ thừa nhận, tuân thủ, phát huy trong quá trình thực thi công vụ. Về cơ bản, VHCV có những đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, VHCV phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chính của tổ chức công vụ là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội; thứ hai, VHCV là văn hóa trong sử dụng quyền lực nhà nước; thứ ba, VHCV là văn hóa của CBCC, viên chức trong thực thi công vụ; thứ tư,VHCV đòi hỏi tính sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ. Xây dựng VHCV là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Xây dựng VHCV nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, góp phần hình thành thái độ, phong cách ứng xử chuẩn mực của đội ngũ CBCC. VHCV chính là những giá trị để tạo nên niềm tin, niềm tự hào, lòng yêu nghề, sự gắn kết đội ngũ CBCC; phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của nền hành chính là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội. Trong thời gian qua, Đảng ta đã có định hướng chỉ đạo và ban hành chính sách về xây dựng VHCV trong hoạt động công vụ. Theo đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó nêu rõ: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”. Bộ Chính trị đã có Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW yêu cầu xác định rõ xây dựng và phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế… Luật CBCC năm 2008 quy định về văn hóa giao tiếp nơi công sở (Điều 16) và văn hóa giao tiếp với Nhân dân (Điều 17). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án VHCV, xác định rõ mục tiêu, là: “nâng cao VHCV, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCC, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội”. Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 (kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021), trong đó nêu rõ quan điểm “CCHC phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại”. Trọng tâm CCHC 10 năm tới là: cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, chỉ đạo rõ cần phải: “xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân”. Có thể khẳng định rằng, những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về VHCV là những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm giúp các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức thực hiện hiệu quả các chuẩn mực,giá trị VHCV, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong mục tiêu: “xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân mà Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 -2030”. Thực tế cho thấy, VHCV có vai trò định hướng các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu CCHC nhà nước. Bởi vậy, hoạt động quản lý của nhà nước có vai trò rất lớn trong hoạt động tổ chức đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra cùng với sự ra đời của tổ chức nhà nước và là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người. Ở đó, không chỉ diễn ra hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành mà hoạt động đó còn mang tính chủ động, sáng tạo, trong đó có VHCV. Bởi vậy, muốn thực hiện được mục tiêu của CCHC đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương phải thực sự quan tâm đến xây dựng và thực hiện các chuẩn mực giá trị VHCV. Cần xem xét các giá trị VHCV là những yếu tố nội sinh góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia như CCHC, phát triển bền vững. Thực trạng văn hoá công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách hành chính (1) Về xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp: Tính chuyên nghiệp của CBCC thể hiện cách làm việc bài bản, thông suốt theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo, có kỹ năng theo quy trình đã được xác định và đạt hiệu quả cao, thể hiện sự am hiểu, có kiến thức, chứng tỏ kỹ năng làm việc tốt và có thái độ chuẩn mực đối với công việc của mình, qua đó hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trước hết thể hiện ở chỗ, CBCC không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có thái độ phù hợp với chuẩn mực thực thi công vụ; đã “hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực…; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội. Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tính đến tháng 3/2020, tổng số lượt công chức được đào tạo, bồi dưỡng trong cả giai đoạn 2016-2020 tại các bộ, ngành là 594.654 lượt người và tại các tỉnh, thành phố, số lượng là hơn 1.151.654 triệu lượt công chức. Riêng công chức cấp xã, theo thống kê đến năm 2018, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức cấp xã như sau: sau đại học là 3,23%; đại học là 58,23%; trung cấp, cao đẳng là 37,86%; sơ cấp và chưa qua đào tạo là 0,89 %. Về trình độ chính trị: cử nhân là 1,02%; cao cấp lý luận là 3,11%; trung cấp lý luận là 48,9%; sơ cấp và chưa qua đào tạo, bồi dưỡng là 28,07%1. CBCC có thái độ chuẩn mực với công việc đó chính là việc tuân thủ các quy định, quy trình làm việc tại cơ quan đơn vị nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công vụ. Trong bối cảnh nền hành chính Việt Nam đang thực hiện CCHC theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 về mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số tại Việt Nam. Vì vậy, đội ngũ CBCC đã tích cực học tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt kỹ năng làm việc trên môi trường điện tử. Do đó, hiện nay, trong quá trình thay đổi môi trường làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường làm việc điện tử và môi trường số, CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước đã dần có sự thích ứng và hình thành thói quen văn hóa làm việc trên môi trường số. Phong cách làm việc chuyên nghiệp của CBCC trong thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước còn được thể hiện ở tinh thần thái độ làm việc, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử tại cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, trong giao tiếp với người dân cũng như quan hệ hợp tác, hỗ trợ với đồng nghiệp, phần lớn CBCC luôn giữ tinh thần, thái độ lịch sự, hòa nhã. Nhiều cơ quan đã bố trí hòm thư góp ý tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và công khai số điện thoại để người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về thái độ phục vụ của CBCC. Một số cơ quan, tổ chức còn thường xuyên mở lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho CBCC nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử trong thực thi công vụ, đặc biệt là các công chức trực tiếp thực hiện các giao dịch hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Qua đó, bước đầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, mang lại sự hài lòng cho người dân. (2) Về việc thực hiện công khai, minh bạch: Nhằm bảo đảm giá trị công khai minh bạch trong hoạt động hành chính nhà nước, hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, mạnh dạn đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số. Do đó, việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên môi trường điện tử là quá trình thay đổi phương thức làm việc của đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước, giảm sự tiếp xúc trực tiếp, quy trình thủ tục hành chính được công bố, công khai… hạn chế tình trạng sách nhiều người dân, tham nhũng, hách dịch cửa quyền… Kết quả báo cáo về CCHC cho thấy, tính đến thời điểm tháng 7/2020, ở cấp bộ, cơ quan ngang bộ: kết nối mạng diện rộng (WAN) đạt 97%; 19/22 có trung tâm dữ liệu đạt 86,36%; 16/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã triển khai điện toán đám mây đạt 72,73%. Cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương: kết nối mạng diện rộng (WAN) đạt 91%; có trung tâm dữ liệu đạt 93,65% (59/63); triển khai điện toán đám mây đạt 63,49% (40/63)2. Ở các cơ quan hành chính nhà nước, số lượng CBCC được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng, góp phần tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, hệ thống mạng nội bộ được triển khai tại tất cả các bộ, ngành, địa phương. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai xây dựng, kết nối đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện. Tính đến ngày 15/7/2020, có 97% số bộ, cơ quan ngang bộ và 91% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã kết nối với mạng diện rộng (WAN); có 86,36% số bộ, cơ quan ngang bộ và 93,65% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trung tâm dữ liệu3… Các địa phương trong cả nước đã tích cực thành lập, triển khai vận hành Bộ phận một cửa để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền; giúp công dân, tổ chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được thuận lợi, nhanh chóng. Người dân, tổ chức có thể trực tiếp đóng góp các ý kiến cho quá trình xây dựng ban hành chính sách của Nhà nước, tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng hoặc gửi các phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính… Do đó, sự tham gia của người dân đối với hoạt động hành chính nhà nước ngày thể hiện rõ sự tương tác tích cực giữa cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với người dân, tổ chức và tạo văn hóa tham gia thực sự dân chủ. Bên cạnh đó, cơ quan hành chính nhà nước đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, qua đó góp phần xây dựng uy tín, hình ảnh người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh CCHC. (3) Về thực hiện trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính: Trên cơ sở các căn cứ pháp luật về VHCV, thời gian qua, các cơ quan hành chính đã chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đa số CBCC giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ, gương mẫu, đoàn kết trong nội bộ; tuân thủ quy định về thời gian làm việc, nghiêm túc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc trên các lĩnh vực công tác; khắc phục một bước tình trạng chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. (4) Về phục vụ người dân tổ chức: Chuẩn mực giá trị VHCV đã giúp định hướng và điều chỉnh hành vi của CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước thực thi công vụ, đặc biệt có sự thay đổi rõ rệt trong tinh thần, thái độ phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Việc thực hiện VHCV đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện thông qua các chỉ số trong CCHC như đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Báo cáo của Văn phòng Chính phủ, từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương cổng Dịch vụ công quốc gia (ngày 09/12/2019) với 8 dịch vụ công ban đầu, đến ngày 08/3/2021, đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468.000 tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng) trên cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị. Đến ngày 08/3/2021, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 20194. Theo đó, chỉ số về mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS), ngày một nâng cao, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức, kết quả cho thấy: mức độ hài lòng của người dân được khảo sát đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước năm 2022 là 80,08%; trong đó, mức độ hài lòng đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách là 79,72%, mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công là 80,43%. So sánh mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của người dân ở nông thôn với mức độ hài lòng của người dân ở đô thị, kết quả đo lường năm 2022 cho thấy, người dân ở nông thôn có mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cao hơn 4,96%, so với người dân ở đô thị, mức độ hài lòng của hai nhóm dân số này lần lượt là 82,37% và 77,41%5. Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hoá công vụ tại cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách hành chính Một là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho CBCC về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCC, có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp. Hai là, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp; niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở nhằm làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức được minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ba là, đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, cơ quan trong quá trình xây dựng và thực thi VHCV. Theo đó, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo quản lý và xây dựng VHCV tại đơn vị, tổ chức, cơ quan mình đang công tác. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải luôn quan tâm chú ý đến phát triển đội ngũ CBCC, đặc biệt là đội ngũ CBCC trẻ, tài năng, giàu nhiệt huyết cống hiến. Đó là việc làm quan trọng để tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy nhà nước cùng với đội ngũ nhân sự tương ứng, bảo đảm yêu cầu chung, hướng tới một nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ. Khi người đứng đầu là một tấm gương sáng về nhân phẩm đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ có uy tín trong đơn vị, cơ quan và VHCV ở cơ quan đó sẽ được nâng lên và phát triển. Bốn là, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCC, trong xây dựng VHCV: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC; đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ, nhằm xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có uy tín, có chuyên môn giỏi, thông thạo nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn gần dân, biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, tạo sự đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ nguồn lực, sức mạnh của đội ngũ CBCC.
Nguồn: Tạp chí Quản lý nhà nước