Hơn 300 Đại biểu tham dự “Hội nghị tuyên truyền pháp Luật Đất đai” tại thôn Trác Bút và UBND TT Chờ.

15/12/2022 15:14 Số lượt xem: 114

Ngày 15/12/2022. Hội Luật Gia tỉnh Bắc Ninh, Hội Luật gia huyện Yên Phong phối hợp với UBND thị trấn Chờ tổ chức “Hội nghị tuyên truyền pháp Luật Đất đai” Buổi sáng tuyên truyền cho người dân trên địa bàn thôn Trác Bút, thị trấn Chờ. Buổi chiều tổ chức tại UBND thị trấn Chờ. Hội nghị nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo người dân trong toàn thị trấn.

Đến tham dự có ông Lương Bá Sao - Phó chủ tịch hội luật gia tỉnh Bắc Ninh, Ông  Nguyễn Việt Khoa - Tiến sỹ luật, Phó giám đốc trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Ông Ngô Xuân Ninh - Chánh án toà án nhân dân huyện yên phong - Chủ tịch hội luật gia huyện Yên Phong. Đại biểu thị trấn Chờ có đồng chí Nguyễn Thế Trung - PCt UBND thị trấn Chờ, cùng các đồng chí Trưởng, phó các ban ngành đoàn thể UBND, lãnh đạo các thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn và hơn 300 Đại biểu nhân dân thị trấn Chờ và thôn Trác Bút tham dự động đủ.

Tại hội nghị Ông Nguyễn Việt Khoa - Tiến sỹ luật, Phó giám đốc trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã phổ biến và Tuyên truyền. Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013.  Luật đất đai năm 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật đất đai năm 2013 có 212 điều và 14 chương, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.. Tuyên truyền về (i) những quy định về luật đất đai 2013 cũng như về điều 12, luật đất đai những hành vi bị nghiêm cấm như: lấn chiếm, huỷ hoại đất, vi phạm quy hoạch kế hoạch, không sử dụng đất hay sử dụng không đúng mục đích, giao dịch quyền sử dụng đất không đăng ký, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, (ii) các quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất,  nhà nước trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất, cơ quan thẩm quyền thu hồi đất, (iii) tranh chấp đất đai, tranh chấp ranh mốc lối đi. Đặc biệt các yếu tố pháp lý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất “giả cách”.


Cũng tại hội nghị này Ông Nguyễn Việt Khoa - Tiến sỹ luật, Phó giám đốc trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã giới thiệu, phân tích cho các đại biểu các điểm mới của Luật đất đai năm 2013. So với Luật đất đai năm 2003 thì Luật đất đai 2013 có 9 nội dung đổi mới quan trọng. Cụ thể như quy định rõ quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc quản lý đất đai; hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường; quan tâm đến chất lượng đất, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nằm đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai; tăng cường vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; hoàn thiện cơ chế phát huy nguồn lực của đất đai thông qua quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất, lập Qũy phát triển đất...

Có thể nói cơn “sốt” đất đai tại Việt Nam từ xưa đến nay chưa bao giờ dừng lại, đi theo đà tăng trưởng của dân số và mở cửa kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất của người dân vẫn không ngừng tăng cao. Xuất phát từ những nguyên nhân đó, vấn đề về đất đai luôn là những vấn đề trọng điểm luôn được Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm. Từ năm 1945 đến nay, trải qua các thời kỳ từ chưa có Luật Đất đai, cho đến Luật Đất đai 1987 được ban hành, rồi được thay thế bởi Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003, cuối cùng là Luật Đất đai 2013 hiện hành, và dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện, các văn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai không ngừng được cập nhật, bổ sung đưa công tác quản lý đất đai của Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh các văn bản pháp luật đất đai quá nhiều phức tạp, người dân không thể nắm bắt đầy đủ và kịp thời các quy định, trong khi đó giá đất, cũng như nhu cầu sử dụng đất vẫn không ngừng tăng, hậu quả là nhiều người dân sẽ dễ mắc phải các sai lầm khi thực hiện giao dịch hoặc trong quá trình sử dụng đất, hoặc bị các đối tượng xấu lợi dụng dẫn đến những tổn thất, thiệt hại không thể cứu vãng, đồng thời cũng gây thêm khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước.

Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, hoạt động tuyên truyền kiến thức pháp luật Đất đai cho người dân là cần thiết. Nội dung báo cáo của Ông Nguyễn Việt Khoa - Tiến sỹ luật, Phó giám đốc trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh thu hút sự quan tâm người dân và hội trường sôi nổi với những câu hỏi để làm rõ những quy định pháp luật. Ngoài tuyên truyền pháp luật, Ông Nguyễn Việt Koa - tiến sỹ luật, phó giám đốc trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh cũng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho người dân để họ hiểu rõ, hiểu đúng chính sách pháp luật.

Bên cạnh đó Luật sư Nguyễn Việt Khoa chia sẻ Nghị định 91/2019 xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, các hành vi vi phạm, các biện pháp xử phạt và thẩm quyền xử lý. Số tiền phạt đối với từng hành vi cụ thể.

Kết thúc Hội Nghị. Ông Nguyễn Thế Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chờ đề nghị các đại biểu tiếp thu nghiêm túc các nội dung được triển khai; nắm bắt đầy đủ Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm tổ chức thực hiện, đưa luật đi vào cuộc sống; nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Nguyễn Văn Lợi