Chức năng, nhiệm vụ Đảng uỷ xã

01/06/2020 16:32 Số lượt xem: 336

1. Ban thường vụ Đảng ủy là cơ quan tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ, phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Đảng bộ và trước cấp ủy cấp trên về mọi hoạt động của đảng bộ và các vấn đề liên quan.

2. Có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chấp hành và các thành viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, các hoạt động của Ban chi ủy, chi bộ thuộc thẩm quyền Đảng ủy quản lý, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, được quy định trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Ban thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm chuẩn bị nội dung họp Ban chấp hành hàng tháng, một năm. Xây dựng các dự thảo kế hoạch trình Ban chấp hành xem xét quyết định

4. Ban thường vụ tiếp nhận và có trách nhiệm chuyển tải, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, công văn đến cơ sở và cán bộ, Đảng viên trong Đảng bộ. Giúp cho Ban chấp hành kiểm tra, đôn đốc các cơ sở trong việc thực hiện Nghị quyết của cấp mình và cấp trên.

5. Có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy hoạch cán bộ cấp mình và cấp cơ sở, sắp xếp đội ngũ cán bộ trình cấp ủy phê duyệt theo quy định.

6. Thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình, thay mặt Ban chấp hành quyết định các vấn đề mang tính cấp bách, duyệt các báo cáo tổng kết của Đảng, đại hội các tổ chức chính trị xã hội thuộc thẩm quyền quản lý.

7. Thay mặt cho Ban chấp hành có trách nhiệm ghi chép Nghị quyết họp Ban thường vụ, họp Ban chấp hành. Có trách nhiệm đối nội, đối ngoại với cấp trên, cấp dưới.

*Chức năng, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy:

1. Là người đứng đầu cấp ủy phụ trách chung mọi công việc. Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và chủ trì các hội nghị Đảng ủy, hội nghị BTV. Phân công giao nhiệm vụ cho các ủy viên trong BCH Đảng bộ.

2. Trực tiếp chỉ đạo và là ng­ười chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tổ chức cán bộ, việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương lãnh đạo của BTV, Nghị quyết của Đảng ủy, các chỉ thị nghị quyết của Đảng, nhà nước cấp trên, trên cơ sở nguyên tắc dân chủ.

3. Ký các văn bản, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, của BTV ban hành và chỉ đạo hệ thống chính trị tổ chức thực hiện.

*Chức năng, nhiệm vụ Phó bí thư­ Trực Đảng ủy.

1. Trực tiếp chuyên trách công tác Đảng vụ, giải quyết những công việc hằng ngày của Đảng ủy. Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo theo qui định. Giữ mối liên hệ giữa cấp ủy với chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và các chi bộ trực thuộc.

2. Trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, công tác kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng bộ. Trực tiếp phụ trách khối dân vận.

3. Cùng Bí thư­ đảng ủy thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý cán bộ, quản lý đảng viên theo phân cấp. Thực hiện các nhiệm vụ đ­ược Bí th­ư ủy quyền, cấp ủy phân công và cấp trên giao. Ký các văn bản theo thẩm quyền.

4. Chỉ đạo theo dõi các hoạt động của MTTQ, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp xã và các hoạt động của các chi bộ.

*Chức năng, nhiệm vụ Phó bí thư Đảng ủy phụ trách Chính quyền:

1. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy, Ban thường vụ và Bí thư về công tác của UBND xã.

2. Có nhiệm vụ quán triệt cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, của Ban thường vụ thành kế hoạch, chương trình công tác của Chính quyền và tổ chức triển khai thực hiện. Phát huy nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Chính quyền. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy và UBND cấp trên về hoạt động của UBND xã.

3. Cùng với cấp ủy viên và Ban thường vụ xây dựng kiện toàn bộ máy UBND. Đề nghị với Ban thường vụ về việc bố trí cán bộ thuộc UBND.

4. Phụ trách chung trong UBND xã, điều hòa phối hợp hoạt động giữa chức năng lãnh đạo với quản lý nhà nước theo luật định. Trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Phối hợp với UBMTTQ, các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh vững chắc.