null TỔ CHỨC HỘI THI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ GIỎI HUYỆN YÊN PHONG NĂM 2019
Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đ/c Thân Văn Vọng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh; đ/c Nguyễn Chí Cường - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; đ/c Trần Văn Hiệu - Trưởng Ban chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh; đ/c Nguyễn Lâm Tới - Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Phong; các đồng chí trưởng các cơ quan đoàn thể huyện và Chủ tịch các CĐCS trên địa bàn huyện; Các thí sinh tiêu biểu tham gia Hội thi.
Hội thi "Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi" Công đoàn huyện Yên Phong năm 2019 thu hút được đông đảo cán bộ công đoàn tham gia, tạo cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động công đoàn. Thông qua việc thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn, nâng cao trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hội thi diễn ra trong không khí hào hứng, sôi nổi, hấp dẫn với gần 100 cổ động viên là đoàn viên, CNVCLĐ đến cổ vũ cho 11 thí sinh là cán bộ công đoàn tiêu biểu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Qua 3 phần thi: Tài năng, thuyết trình và ứng xử, các thí sinh đã tự tin và hoàn thành xuất sắc. Phần thi tài năng với nhiều thể loại: Kịch, hát, múa…… được các thí sinh chuẩn bị công phu đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, góp phần quan trọng vào sự thành công của hội thi.
Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 01 Giải nhất; 02 giải nhì; 04 giải ba và 08 giải khuyến khích cho các thí sinh tham gia Hội thi. Ban Tổ chức Hội thi đã chọn ra 01 cán bộ công đoàn đạt giải nhất đại diện cho Liên đoàn Lao động huyện Yên Phong tham gia Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức.
Điều kiện tự nhiên - xã hội
Thông tin tổng quan về Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh
Tổng diện tích tự nhiên là 424,84 ha
Dân số trung bình 9.390 người
Mật độ dân số 2.210 người/km2
Vị trí địa lý
Nằm ở phía Tây Nam cách huyện lị Yên Phong 4 km, bên bờ bắc sông Ngũ Huyện Khê. Địa giới như sau:Phía bắc giáp với xã Yên Phụ và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.Phía đông giáp với xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.Phía nam giáp với xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh và xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.Phía tây giáp với xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Xã Văn Môn có 5 thôn (làng) bao gồm: Mẫn Xã, Phù Xá, Quan Đình, Quan Độ và thôn Tiền.
Lịch sử
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trên địa bàn thuộc có 4 xã thuộc tổng Mẫn xá, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
+ Xã Quan Đình.
+ Xã Quan Độ
+ Xã Phù Xá
+ Xã Mẫn Xá gồm 2 thôn, thôn Tiền và Thôn Mẫn Xã.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, đơn vị hành chính cấp tổng xóa bỏ, xã nhỏ được sáp nhập thành xã lớn: Trên địa bàn thời điểm này có 3 xã thuộc huyện Yên Phong gồm:
+ Xã Quan Đình gồm có thôn Quan Đình, thôn Phù Xá.
+ Xã Quan Độ (nhất thôn nhất xã).
+ Xã Mẫn Xá bao gồm thôn Tiền – thôn Mẫn Xá..
Năm 1949, Đông Thọ với Văn Môn hợp nhất thành lập xã Đông Môn, Đông Môn thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1954, hai xã được tách thành hai đơn vị độc lập, Văn Môn trở về tên cũ thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, xã gồm có 5 thôn (Quan Đình, Quan Độ, Phù Xá, Mẫn Xá và thôn Tiền).
Tính đến năm 2006, xã có , trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp 268,01 ha.
Đất trồng cây hàng năm 244,76 ha.
Đất trồng cây lâu năm 3,28 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản 19,97 ha.
Đất phi nông nghiệp 156,50 ha.
Đất ở 65,20 ha.
Đất chuyên dùng 37,75 ha.
Đất chưa sử dụng 0,33 ha.
Sản lượng lương thực đạt 2737 tấn, sản lượng lương thực có hạt đạt 2591 tấn, lương thực có hạt bình quân đầu người 275,9 kg/người.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 17,619 tỷ đồng trong đó:
+ Sản xuất nhôm 9.7 tỷ đồng.
+ Sản xuất gỗ 4,6 tỷ đồng.
+ sản xuất khác 3,319 tỷ đồng.
Dịch vụ thương mại 43,879 tỷ đồng.
Di tích lịch sử
Cụm di tích chùa, đình thuộc xã Văn Môn.
Đền Đô (Đền Đại Tư Mã), Quan Độ - Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.
Đền Nghiêm Kế, Quan Độ - Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.