hỏi đáp BC
cổ động BC2
cổ động BC1
5k
COVID
COVID 19
DS BẦU CỬ
Bầu cử 2021 - 2026
Bầu cử
HĐND 2021 - 2026

Lễ Kỷ niệm 1000 năm ngày sinh Thái úy Lý Thường Kiệt (1019 - 2019)

14/06/2019 10:03 Số lượt xem: 394
Tối ngày16/5, tại khu di tích Đền thờ Lý Thường Kiệt xã Tam Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 1000 năm ngày sinh Thái úy Lý Thường Kiệt (1019 - 2019) và đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

  Đến dự lễ kỷ niệm, về phía TƯ có các đồng chí Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị: Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên TƯ Đảng: Trần Văn Túy, Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung tướng Trần Hồng Minh, Tư lệnh Quân khu I; đại dện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành TƯ; đại diện một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Về phía tỉnh Bắc Ninh có đồng chí: Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đ.c Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đ.c Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đ.c Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyến TƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Về phía huyện Yên Phong có các đồng chí Đặng Trần Trung – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, đ/c Nguyễn Chí Cường- Phó Bí thư TT Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm, đ/c Nguyễn Anh Tuấn-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đ/c Lưu Văn Mùi-UVBTVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban TVHU, lãnh đạo UBND huyện, thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể huyện, các mẹ VNAH, các đồng chí chủ chốt huyện qua các thời kỳ cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương. 

         Trước đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh đã làm nghi lễ dâng hương, trồng cây và dự lễ cắt băng khánh thành nhà tả vu, hữu vu nằm trong quần thể khu di tích đền thờ Lý Thường Kiệt. Trước khi diễn ra buổi lễ trang trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước và lãnh đạo tỉnh đã làm lễ dâng hương tại đền thờ cổ thôn Như Nguyệt, xã Tam Giang. Đoàn cũng đã thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng nhớ ơn đức Thái úy Lý Thường Kiệt tại đền thờ mới, cầu cho quốc thái dân an, dân giàu nước mạnh, quê hương ngày một phát triển. Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn của các vị vua Triều Lý - Triều đại khai mở văn minh Đại Việt, trong đó hình ảnh của Lý Thường Kiệt là hiện thân của nhà quân sự kiệt xuất; nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba. Tại buổi lễ trang trọng, Công ty CP Him Lam và Ngân hàng LieVietpostbanhk cũng đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành công trình nhà tả vu, hữu vu nằm trong khuôn viên khu di tích. Công trình gồm 2 nhà gỗ diện tích 340 m2 sử dụng làm nhà triển lãm và trưng bay và 1 số hạng mục sân vườn phụ trợ. Tổng kinh phí xây dựng hơn 36 tỷ đồng do Công ty CP Him Lam và Ngân hàng LieVietpostbanhk tài trợ. Sau hơn 6 tháng khẩn trương thi công, công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho Ban quản lý di tích địa phương quản lý. Đây là tình cảm của ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam- người con của quê hương Bắc Ninh thể hiện sự tri ân với tổ tiên, đồng thời mong muốn được đóng góp công sức của mình cùng với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương giàu mạnh, phát triển, giàu bản sắc văn hóa.

       Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên khu di tích; kêu gọi các tầng lớp nhân dân, con em địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng đồng tâm, góp công, góp của xây dựng khu di tích xứng tầm với công lao, tên tuổi của Thái úy Lý Thường Kiệt.

       Tiếp đó, tại buổi lễ kỷ niệm trang trong, thay mặt Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Yên Phong, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đọc diễn văn khai mạc trình bày tại buổi Lễ nêu rõ: Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được mang họ của vua, nên gọi là Lý Thường Kiệt. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019) vào thời vua Lý Thái Tổ, quê gốc ở làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long, mất năm Ất Dậu (1105) dưới thời vua Lý Nhân Tông. Lý Thường Kiệt là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc thời nhà Lý nước Đại Việt. Về chính trị, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, đặc biệt dưới thời trị vì của Hoàng đế Lý Nhân Tông. Ông làm quan qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông làm Tể tướng 2 lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong ba người phụ chính khi vua còn nhỏ tuổi. Về quân sự, ông là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công hiển hách trong lịch sử nước nhà ở thế kỷ XI. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075 - 1076). Và đặc biệt, cách đây 942 năm, vào mùa Xuân năm 1077, trên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu, xã Tam Giang, huyện Yên Phong) ông đã chỉ huy trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Đại Việt đánh bại đại quân nhà Tống do Quách Qùy, Triệu Tiết chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn cuộc xâm lược của nhà Tống. Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, nhiều tài liệu cho rằng ông là tác giả của “Nam quốc Sơn hà” - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta. Với những công lao hiển hách, Lý Thường Kiệt được cả triều đình nhà Lý trân trọng và tôn vinh. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp đảm và nể phục. Năm 2013, ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách một trong 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của lịch sử Việt Nam. Từ những công lao, đóng góp to lớn của Việt Quốc Công, Thái úy Lý Thường Kiệt đối với dân tộc, nhằm tri ân các vị anh hùng, các bậc tiền nhân, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Dự án phân khu khu du lịch, lịch sử - văn hóa chiến tuyến Như Nguyệt, với tổng diện tích hơn 250 ha hình thành 5 phân khu. Trong đó, phân khu 1 là Đền chính có diện tích gần 9ha, là một trong sáu công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh. Sau 2 năm tổ chức triển khai dự án, đến nay, một số hạng mục chính đã được hoàn thành với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ gần 70 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 4 tỷ đồng và huy động từ nguồn xã hội hóa hơn 110 tỷ đồng để thực hiện dự án.

       Tại Lễ kỷ niệm 1.000 năm ngày sinh Thái úy Lý Thường Kiệt, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến đã trao bằng xếp hạng Đền thờ Lý Thường Kiệt là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đây là công trình văn hóa ý nghĩa nhằm tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Việt Quốc Công, Thái úy Lý Thường Kiệt đối với dân tộc.

       Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong một lần nữa khẳng định công lao to lớn của Việt Quốc Công, Thái úy Lý Thường Kiệt. Đặc biệt bài thơ Thần “Nam Quốc Sơn Hà” và chiến thắng Như Nguyệt mãi mãi gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Yên Phong và xã Tam Giang cần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật di sản văn hóa; kết nối với di tích gốc và tổng thể Khu du lịch lịch sử - văn hóa Chiến tuyến Như Nguyệt trên địa bàn; tuyên truyền, giáo dục khơi dậy truyền thống yêu nước, văn hiến, cách mạng của vùng đất Yên Phong, quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan đơn vị liên quan biên soạn tài liệu giới thiệu về di tích, công trạng danh nhân; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp để giới thiệu, quảng bá di tích cho nhân dân, du khách thập phương.                                                                

        Ngay sau phần lễ diễn ra trang trọng là màn sử thi 1000 năm ngày sinh Thái úy Lý Thường Kiệt tái hiện lại không khí hào hùng của những năm tháng lịch sử dưới thời Lý Thường Kiệt. Kỷ niệm 1.000 năm Ngày sinh Lý Thường Kiệt là dịp thể hiện tình cảm, sự biết ơn và tôn kính đối với các vị vua nhà Lý; Việt Quốc công  - Thái úy Lý Thường Kiệt và các bậc tiền nhân, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đây còn là dịp để Đảng bộ, nhân dân huyện Yên Phong kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử, cách mạng. Từ một huyện thuần nông, đến nay Yên Phong đã chuyển mạnh sang phát triển theo hướng công nghiệp, đô thị và dịch vụ./.

Văn Tuyển
Vui lòng nhập nhiều hơn 5 tin để hiển thị!