Di tích lịch sử văn hóa

09/07/2019 16:05 Số lượt xem: 2049

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Chờ còn lưu giữ nhiều công trình mang mầu sắc tín ngưỡng của làng việt như: đình, đền chùa,miếu, văn chỉ, nhà thờ. Đình thờ thành hoàng làng – vị thần “ bảo hộ” cho dân làng, chùa thờ phật, đền và miếu thờ người có công với dân làng, văn chỉ thờ khổng Tử và các vị tiên hiền… Đây là những di sản văn hóa vật thể quan trọng, không chỉ là nơi thờ cúng của các tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là những công trình nghệ thuật và di tích lịch sử của địa phương.

Đền Phú Mẫn: trước trước đây còn được gọi là đền Hàm Sơn ( vì được xây dựng trên núi hàm sơn ). Đền được xây dựng từ thế kỷ XV tại xóm Chợ, thờ Quý Minh Đại Vương. Tại đây có mộ Đức Thánh quý Minh. Thời Lê, năm 1512, hạn hán nghiêm trọng, Thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm về đền Hàm Sơn  cầu đảo ứng Nghiệm. Sau đó, nhà vua Ban cho đền Hàm Sơn “ Trống sấm” và 5.000 viên gạch rồng để cung vào việc thờ tự. Đền được trùng  tu vào năm giáp tý ( năm 1684). Các vương chiều đều ban sắc Phong, tổng cộng 58 đạo sắc. Bị giặc pháp tàn phá năm 1947, năm 1990 và 1995, đền được xây dựng lại như ngày nay. Hiện nay đền còn nhiều di vật quý, có cây thị trên 500 năm tuổi được công nhận cây di sản ( năm 2012) và “ trống Sấm” mới được khối phục lại, cao 2,2 m, đường kính mặt trống 1,68 m.

Đình Phú Mẫn: Thờ Quý Minh Đại Vương, được xây dựng từ năm 1681 – 1684, cạnh khu vực đền. Năm 1947, đình bị cháy do giặc pháp đốt, chỉ còn lại một phần. Theo bản thống kê năm 1942, đình còn lưu giữ 49 đạo sắc phong của các đời vua cho thần quý Minh, đạo sắc có liên đại sớm nhất là năm 1582 và muộn nhất là năm 1924. Đình Phú Mẫn được bộ văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 295-QĐ/BT ngày 12/02/1994. Cuối năm 2003, đình được khởi công xây dựng mới tại khu vực HTX Măng non cũ, cạnh cây đa do quyền chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ trồng năm 1981. Đầu năm 2006, đình hoàn thành với quy mô 380 m2.

Chùa Phú Mẫn: có tên “Linh Quang Tự”. chùa xưa có 100 gian, được xây dựng từ năm 1506 – 1516 ( thời Lê), với kiến trúc tinh sảo, là ngôi chùa đẹp của xứ Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, phần lớn chùa bị tháo dỡ phục vụ yêu cầu “ tiêu thổ kháng  chiến”. Năm 1997, chùa được trùng tu nâng cấp. Hiện nay, Chùa Phú Mẫn còn lưu giữ hệ thống tượng phật cổ phong phú với trên 30 pho tượng mang phong các nghệ thuật thời lê, Nguyễn. Gác chuông chùa có treo quả chuông đồng nặng 350 kg, đúc năm cảnh thịnh thứ 9 ( năm 1801). Ngoài ra, chùa còn nhiều hiện vật quý như: tấm bia, “ Hội chủ hưng công” khắc năm 1934 và 1691, bia “ Linh quang tự bi” dựng năm 1827… cùng với đình, chùa làng Phú Mẫn được Bộ Văn Hóa - thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết Định số 295 – QĐ/BT ngày 12/02/1994.

Đình Nghiêm Xá: Thờ Đức thánh Tam Giang. Đình cũ được xây dựng vào năm 1832. Năm 1965, để làm đường 295, làng dỡ tòa đại đình chỉ để thượng điện thờ cúng. Năm 1997, đình được xây dựng mới và dịch chuyển về phái đông. Hiện vật còn được lưu giữ tại đình khá phong phú, gồm 4 bức đại tự, 2 đôi câu đối gỗ, bộ kiệu bát cống, ngai thờ bài vị, sập gỗ, hương án gỗ, bức cửa võng rồng chầu mawtjj nguyệt, 4 đại sắc phong có niên đại thời Nguyễn. Đình được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng di tích lịch sử - Văn hóa theo Quyết định số 235/QĐ-CT ngày 20/2/2004.

Chùa Nghiêm Xá: có tên “ Đăng Sơn Tự” chùa được xây dựng từ lâu, trùng tu vào năm 1920 và năm 1997. Năm 2017 – 2018, chùa được xây dựng lại to đẹp như ngày nay.

Đình Trung Bạn: Thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương. Năm 1880, đình được xây dựng tại khu vực trường tiểu học hiện nay. Đình được tháo dỡ năm 1947 phục vụ yêu cầu “ tiêu thổ kháng chiến”. Năm 1968, ngôi đình mới được xây dựng trong khu vực sân kho hợp tác xã ở giữa làng. Năm 2005, đình tiếp tục được xây mới như hiện nay. Hệ thống hiện vật được lưu giữ hầu hết có liên đại thời Lê, Nguyễn gồm: Bộ kiệu bát cống, khám thờ, hương án mạc gỗ, nồi hương gốm sứ, hoành phi, câu đối, hộp đựng sắc phong, 8 đạo sắc phong có niên đại  sớm nhất vào năm 1797 và muộn nhất 1909. Đinh làng trung Bạn được xếp hạng di tích lịch sử - Văn hóa theo quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Trung Bạn: trước năm 1975, Trung Bạn và Nghiêm Xá có chung chùa. Năm 2001, Trung Bạn xây dựng ngôi chùa mới trên nền sân kho cũ của HTX và đặt tên là “vạn phúc tự”.

Đình Ngân Cầu: thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, gian bên trái thờ tiến sĩ Trần Vi Nhân – Người có công lập làng. Đình cũ được xây dựng từ thế kỷ XVII. Năm 1947, đình bị phá dỡ để đáp ứng yêu cầu “ tiêu thổ kháng chiến” Năm 1986, đình được phục dựng trên cơ sở những phần còn lại của ngôi đình cũ. Đến năm 2002, nhân dân tiến hành xây đình mới như ngày nay. Đình còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật cổ như: hoành phi câu đối, hương án gỗ, nồi hương gốm sứ, ngai thờ, bài vị có liên đại thời Nguyễn, đặc biệt, đình còn giữ nhiều viên gạch rồng thời Lê – Mạc.

Chùa ngân Cầu; có tên “ Cẩm Quang Tự”, được xây dựng năm 1616. Trong  những ngày đầu “tiêu thổ kháng chiến” chống thực dân pháp, chùa bị phá dỡ. Từ năm 1996 – 2004, chũa được xây dựng lại khang trang  như ngày nay. Chùa có 13 pho tượng phật bằng gỗ, trong đó có 6 pho tượng liên đại thời nguyễn và nhiều hiện đại thời Nguyễn và nhiều hiện vật có giá trị như: hệ thống đại tự, câu đối, hương án, lư hương gốm…

Đình Trác Bút: Đình nằm ở phía Đông của làng, trước đây lợp rạ nên hay xảy ra hoản hoạn. cuối thế  kỷ XVIII, ông Mẫn Đức trực đứng nhiều ra hưng công làm đình. Đình thờ 3 vị Thành Hoàng, Quang Minh Đại Vương, Đống Báng Đại Vương và cụ Mẫn Bá Liên. Năm 1996 đình được xây dựng lại như ngày nay. Đình còn lưu giữ các hiện vật quý có niên đại thời Nguyễn như: Bức đại Tự “ mỹ Mỹ tục khr phong” do vua Tự Đức ban tặng dân làng năm 1872, Hoàng Phi, năm đôi câu đối gỗ, bộ chấp kích, bát bửu, hương án gỗ, nồi hương gốm sứ, hạc gỗ. Đình làng Trác Bút được xếp hạng Di tích lịch sử - Văn hóa  cấp tỉnh theo quyết Định số 932/QĐ – UBND ngày 06/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Trác Bút: có tên “Huệ Linh Tự”. Chùa được khởi dựng từ lâu và bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân pháp. Năm 1990, Nhân dân xây dựng ngôi chùa nhỏ trên nề nhà tổ xưa. Năm 2000, chùa được xây dựng lại trên khu đất phía đông của làng rộng 4.000 m2. Chùa có đủ tam quan, tam bảo, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu… Hệ thống tượng Phật phong phú, trong  đó có 12 pho tượng bằng gỗ có niên đại thời nguyễn cùng nhiều hiện vật khác.

Am Phổ Quang: thờ tổ tiên dòng họ Mẫn Bá và Quốc vương quận công thiếu Bảo Mẫn bá Liên. Am được  xây dựng vào thời Lê Chung Hưng, niên hiệu Phác thái thứ 2 ( năm 1644), tọa lạc ở phía tây Bắc thôn Trác Bút. Trải qua thời gian, nhất là các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hầu hết các hạng mục của công trinh bị phá hủy hoàn toàn. Con cháu trong gia tộc phục dựng lại theo kiến trúc truyền thống. Am phổ Quang được Ủy ban nhân tỉnh Bắc Ninh công nhận Di tích lịch sử - Văn hóa theo Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 12/02/2014. Hiện nay Am phổ Quang còn lưu giữ một số hiện vật quý như: Bia đá “Hưng công đạo phổ Quang am bi ký”dựng ngày 11/11 năm giáp thân, niên hiệu Phúc Phái thứ 2 ( năm 1644), gia phả, thần tích, sắc phong và nhiều cổ vật.

Nghè: thờ 2 vị thành Hoàng là Quang minh Đại Vương và Đống Bá Đại vương, xây dựng trước đời đông Hán, khoảng 2.300 năm trước. Năm 1952, thực hiện chủ trương, “ tiêu thổ kháng chiến”, nghè được tháo dỡ hoàn toàn. Nghè khởi công khôi phục ngày 21/8 âm lịch năm mậu tuất năm 2008, dự kiến hoàn thiện năm 2019.

Ngoài các công trình đình, đền, chùa, địa bàn thị trấn Chờ còn một số di tích lịch sử - Văn hóa có giá tri như: dấu tích 6 lăng xây dựng từ thời hậu lê ( thôn trác Bút), Lăng quận công Nguyễn Ngọc Trì xây dựng từng thế kỷ XVII ( thôn Phú Mẫn) và 9 bia cổ. Những di tích này là những tư liệu, chứng tích lịch sử quan trọng minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương thị trấn Chờ.