Hiệu quả mô hình trồng sen lấy củ ở xã Phú Hòa

30/08/2022 16:27 Số lượt xem: 130

rong năm qua, đã có hộ nông dân ở xã Phú Hòa thực hiện chuyển từ trồng lúa sang trồng sen để lấy củ, lấy hạt, lấy gương, lấy hoa... Trong đó, trồng sen lấy củ đang phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, có thị trường tiêu thụ ổn định

Bên cạnh vẻ đẹp và ý nghĩa thanh tao, sen là một trong những loại cây dễ trồng và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như: lấy hoa trang trí, trồng sen tạo vẻ đẹp cho cảnh quan, làm thực phẩm, dược phẩm... Trong năm qua, đã có hộ nông dân ở xã Phú Hòa thực hiện chuyển từ trồng lúa sang trồng sen để lấy củ, lấy hạt, lấy gương, lấy hoa... Trong đó, trồng sen lấy củ đang phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, có thị trường tiêu thụ ổn định


 

          Mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng sen Nhật lấy củ hội gia đình anh Nguyễn Văn Thêm thôn Phương Thanh xã Phú Hòa đã cho hiệu quả kinh tế cao thân thiện với môi trường, mô hình đã mở ra hướng sản xuất mới phù hợp với đất đai thổ nhưỡng của địa phương nhất là đối với diện tích ruộng trũng cấy lúa có năng xuất thấp. Sau một thời gian tìm hiểu kỹ thuật trên sách báo, mạng internet đặc biệt là các mô hình trồng sen tiêu biểu ở mộ số tỉnh Miền Nam. Tháng 2 năm 2 năm 2021 anh Nguyễn Văn Thêm đã mạnh dạn đầu tư trên 200 triệu đồng mua giống sen Nhật lấy củ ở tỉnh Đồng Tháp và chuyển đổi 4 mẫu đất lúa trũng sang trồng sen lấy củ, cây sen dễ trồng và phát triển tốt trên các diện tích đất sâu, trũng có nước quanh năm, nhàn công chăm sóc ít sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình trồng sen lấy củ sau 5 tháng cho thu hoạch, mỗi năm trồng được 2 vụ, xuống giống vào tháng 5, tháng 6 ở cụ Hè thu và tháng 12 tháng 01 ở vụ Đông xuân.


 

          Sau 6 tháng đưa vào sản xuất mô hình trồng sen lấy củ của gia đình anh Nguyễn Văn Thêm đã cho thu hoạch, ở vụ thứ 2 này năng xuất đạt 1,2 đến 1,5 tấn/ sào, để đảm bảo đầu ra nâu dài cho sản phẩm, anh Thêm đã hợp tách cung cấp củ sen tươi cho một số công ty doanh nghiệp và bán lẻ trên địa bàn. Giá buôn giao động từ 30.000đ đến 35.000đ/1kg củ sen, mỗi sào trừ chi phí cho thu hoạch từ 30 -35 triệu đồng với mức giá này gia đình anh Thêm đã cho thu lãi trên 4 mẫu là hơn 1 tỷ đồng cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và nuôi cá, cùng với đó gia đình anh còn mở rộng diện tích trồng sen lấy củ ở một số diện tích ruộng trũng trên địa bàn huyện Gia Bình và Thành Phố Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định tạo việc làm thường xuyên từ 3 đến 5 lao động với thu nhập từ 9 đến 10 triệu đồng trên tháng.

Theo đó, ngoài việc trồng sen để lấy củ, lấy lá, lấy hoa và lấy gương sen, còn có thể kết hợp trồng sen để làm du lịch sinh thái. Điều quan trọng là từ gốc đến ngọn sen đều có công dụng: củ sen, gương sen, nhụy sen dùng làm nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm; lá sen dùng để gói thực phẩm…


 

Mới đây Công ty cổ phần Nông nghiệp VAGRI tại huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định đã trực tiếp về thăm, đánh giá chất lượng và ký kam kết thu mua củ sen của gia đình anh để chế biến ra các sản phẩm từ củ sen để xuất bán vào các siêu thị như sen hầm, sen xào, chè củ sen, gỏi sen…

Thành công bước đầu trong mô hình trồng sen lấy của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thêm thôn Phương Thanh, xã Phú Hòa cho thấy sức sáng tạo của nông dân với những cách làm hay hiệu quả những thành công của người nông dân như vậy đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và những ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo thuận lợi kích thích tinh thần sáng tạo của nông dân ở mỗi địa phương

Hy vọng trong thời gian không xa, tại không chỉ xã Phú Hòa mà trên cả địa bàn huyện sẽ có những vùng chuyên canh trồng, sản xuất sen lấy củ, sen lấy hạt… giúp nông dân tăng lợi nhuận, phát triển kinh tế gia đình và giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân nông thôn. Đồng thời sẽ có doanh nghiệp “mạnh dạn” liên kết nông dân thu mua sản phẩm và đầu tư những nhà máy chế biến các sản phẩm từ củ sen phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu”./.