Đình Cổ Lãm
Đình Cổ Lãm, xã Bình Định, huyện Lương Tài được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) có quy mô to lớn, bộ khung bằng gỗ lim to khỏe.
Đình Cổ Lãm.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1949, ngôi đình bị đốt cháy hoàn toàn. Trải qua nhiều lần khôi phục, đến năm 1995, nhân dân thôn Cổ Lãm đã cùng nhau xây dựng ngôi đình theo kiến trúc truyền thống trên nền xưa đất cũ và tồn tại từ đó đến nay.
Nghi môn kiểu tứ trụ.
Đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nhật.
Hiện nay, đình Cổ Lãm có kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm 03 gian 02 chái đại đình và 02 gian hậu cung. Hệ thống khung chịu lực được liên kết bởi 06 hàng cột ngang và 04 hàng cột dọc.
Ban thờ chính toà đại đình.
Vì nóc có kết cấu kiểu con chồng giá chiêng, vì nách kiểu cốn mê, kẻ bẩy. Trên các con chồng, cốn, đầu dư được trang trí, chạm khắc hình đầu rồng và hoa lá cách điệu.
Ban thờ Bác Hồ tại đình.
Đình thờ thành hoàng là: Hiển Linh Tuấn Lương Lã Nam Để Đế Vương Vãng Trị Tràng và Quý Đô Thiên Minh Đại Vương là những người có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông.
Sắc phong tại đình.
Trong đình còn bảo lưu được một số tài liệu, hiện vật có giá trị như: 01 bia 4 mặt “Sáng tạo từ vũ bi ký”, niên đại Long Đức 2 (1733); 01 đạo sắc phong thời Lê; 07 đạo sắc phong thời Nguyễn…
Đình Cổ Lãm được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 21/2/2005