Phường Phù Khê

29/05/2017 09:40 Số lượt xem: 5128

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Điều kiện tự nhiên.      

- Vị trí địa lý.

Phù Khê là một xã của thị xã  Từ Sơn, nằm ở phía tây thị xã , cách Trung tâm thị xã 4km theo đường tỉnh lộ 271. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 347,84 ha, dân số tính đến cuối năm 2015 là 7769 người.          

- Phía Bắc giáp xã Hương Mạc.

- Phía Nam giáp xã Châu Khê.

- Phía Đông giáp xã Đồng Quang.

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

     Với vị trí địa lý gần trung tâm thị xã  và quốc lộ 1A thông qua đường tỉnh lộ 271, tiếp giáp với thành phố Hà Nội, xã Phù Khê có điều kiện tương đối thuận lợi trong giao lưu kinh tế, khai thác lợi thế và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và sản xuất nông nghiệp. Trong vài năm tới khi thành lập Thị xã Từ Sơn, Phù Khê với vai trò là một xã ngoại thị tiếp giáp trực tiếp với vùng nội thị sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. Với vị trí địa lý như vậy việc giao lưu buôn bán rất thuận lợi. Do lền kinh tế thị trường ngày càng sôi độngvà do cuộc sống của nhân dân ta ngày càng ấm lo hạnh phúc. ngày xưa các cụ nhà ta có câu ”ăn lo mặc ấm” còn bây giờ dân ta có câu ”ăn ngon mặc đẹp”.Nhu cầu sử dụng đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng, mà mô hình sản suật của xã Phù Khê lại không tập trung ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình cá nhân. Chính vì vậy việc quy hoạch kế hoạch sử dụng dất là dất cần thiết, đảm bảo cho lền kinh tế của địa phương phát triển ngày càng mạnh.

-  Địa hình, địa mạo.

Phù Khê là xã đồng bằng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đại bộ phận diện tích đất là chân vàn, vàn thấp thuận lợi cho canh tác 2 vụ lúa, một số ít là chân vàn cao thích hợp cho trồng màu vụ đông.

          Đồng ruộng của xã có độ cao thấp xen kẽ nhau, có một phần nhỏ diện tích đất rất trũng khó canh tác, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

-  Khí hậu.

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên xã Phù Khê chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90 C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80 C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10 C.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.

Đặc điểm khí hậu nêu trên tạo điều kiện cho Phù Khê có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú, tạo khả năng gieo trồng 2 - 3 vụ trong năm. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

-  Thủy văn.

- Nguồn nước mặt: Phù Khê có nguồn nước mặt tương đối dồi dào. Trên địa bàn xã có sông Ngũ Huyện Khê đi qua với tổng chiều dài trên 1km và có hàng chục ao hồ nhỏ. Hệ thống sông, kênh mương cùng với các ao hồ hiện có tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.               

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát, tính toán cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của người dân trong xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng tại vườn của các hộ gia đình trong khu dân cư.

-  Tài nguyên đất

Nhìn chung toàn bộ đất của xã là đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, bao gồm 2 loại chủ yếu:

- Đất phù sa sông Hồng bị gley (Phg) thường phân bố ở các chân vàn, vàn thấp, thành phần cơ giới trung bình và thịt nặng, hàm lượng dinh dưỡng tương đối khá nhưng thường ở dạng khó tan, đất có có phản ứng chua vừa.

- Đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ và kết von (Phf) được phân bố ở chân vàn, vàn cao, có phản ứng chua vừa đến ít chua, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, thích hợp cho các loại cây rau màu. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng của đất thấp hơn do có hiện tượng rửa trôi và bạc màu hoá.

-  Cảnh quan,  môi trường.

Phù Khê có cảnh quan mang đặc điểm chung của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng. Những con đường và sông Ngũ Huyện Khê bao quanh những cánh đồng lúa, khu dân cư tạo ra một cảnh quan đẹp và hài hoà, phù hợp với cuộc sống nhân dân. Các cụm dân cư hình thành từ lâu đời và được liên hệ với nhau bằng mạng lưới giao thông liên thôn xóm. Trong khu dân cư có đình, chùa và các di tích lịch sử văn hoá, một số khu di tích như Nhà thờ họ Lê, nhà thờ 2 họ Nguyễn của thôn Đông và thôn Thượng khu tưởng niệm Nguyễn Văn Cừ đã được Nhà nước xếp hạng.

     Hiện trạng môi trường: tuy chưa có nghiên cứu và phân tích cụ thể về hiện trạng ô nhiễm môi trường nhưng qua hiện trạng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn xã cho thấy hiện nay ở nhiều gia đình xưởng sản xuất gắn liền với nhà ở. Các công đoạn sản xuất có tác nhân gây độc hại như  ngâm tẩm, cưa sẻ, sấy gỗ, ...chưa có biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước thải, tiếng ồn, bụi. Vì vậy việc quy hoạch các khu công nghiệp làng nghề là rất cần thiết nhằm tập trung sản xuất và có điều kiện giải quyết những vấn đề ô nhiễm để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho nhân dân.

-  Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

  • Lợi thế:

- Xã Phù Khê nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi: cách không xa trung tâm thị xã , thị xã Bắc Ninh và khu tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là lợi thế cho xã trong quá trình sản xuất và phát triển.

           - Với hệ thống đường giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho Phù Khê giao lưu kinh tế và nắm bắt được thị trường, kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trên địa bàn xã.

- Với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho Phù Khê có thể phát triển nông nghiệp đa dạng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

  • Hạn chế:

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất đai tuy khá phí nhiêu nhưng do quá trình canh tác ở một vài khu vực chưa khoa học dẫn đến có một số diện tích đất bị bạc màu. Phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí...làm hạn chế kết quả sản xuất nông nghiệp.

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

Hoà nhập với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước, những năm qua kinh tế của xã đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân  ngày càng được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp, cụ thể như sau:

-  Sản xuất  nông nghiệp.

* Ngành trồng trọt.

Xã hiện có 186.33 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm  53.57 % tổng diện tích tự nhiên. Trong ngành trồng trọt, cây lúa là cây chủ lực với diện tích 178.92 ha, chiếm 96.02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa 2 vụ. Trong những năm gần đây do khắc phục được tình trạng úng ngập, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất nên mặc dù diện tích gieo trồng có giảm nhưng sản lượng vẫn khá ổn định:

- Năm 2013 diện tích lúa cả năm của Phù Khê là 434 ha, sản lượng lúa đạt 2203 tấn.

- Năm 2014 diện tích lúa cả năm 429 ha, sản lượng đạt 2220 tấn.

- Năm 2015 diện tích lúa cả năm 429 ha, sản lượng đạt 2279 tấn.

Ngoài lúa còn một diện tích nhỏ cây màu hàng năm trồng vào vụ đông như  khoai lang, khoai tây.

Nhìn chung cơ cấu cây trồng của Phù Khê còn đơn điệu, chưa chú ý đến cây ăn quả và rau màu cao cấp, do vậy nông nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng đất đai.

* Ngành chăn nuôi.

      Năm 2015 toàn xã có 15 con trâu, 64 con bò, đàn lợn có 1826 con. Trong đó đàn lợn lái vẫn được duy trì, toàn xã có khoảng 100 -130 con hàng năm cung cấp gần 2001 con lợn giống phục vụ phát triển chăn nuôi.

     Đàn gà phát triển với quy mô nhỏ lẻ và ít hơn. Toàn xã có khoảng 2001 con tập trung trong 5-7 hộ gia đình, nuôi theo hướng công nghiệp lấy thịt và trứng.

     Tính đến đầu năm 2015 cả xã có 17,66 ha đất nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi và đánh bắt khoảng 10 tấn.

3.  Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

     Phù Khê bao đời nay có nghề mộc truyền thống. Trong những năm gần đây sản phẩm chủ yếu là đồ gỗ mỹ nghệ trang trí nội thất, đồ dùng gia đình với kiểu dáng đa dạng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nên được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nghề này thu hút nhân công lao động tương đối lớn, mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tăng từ 34 tỷ đồng năm 2013 lên 81,7 tỷ đồng năm 2015.

Dịch vụ còn ở quy mô nhỏ và manh mún, chủ yếu các hộ buôn bán phục vụ nhu  cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

4.  Dân số, lao động việc làm và thu nhập                 

-  Dân số:                                          

Tính đến cuối năm 2015 dân số toàn xã là 7769 người, tổng số hộ là 1872 hộ, trung bình quy mô một hộ là 4,15 người/hộ.Toàn xã có 4 thôn, số hộ và nhân khẩu cụ thể trong từng thôn như sau:

          + Thôn Phù Khê Thượng: tổng số nhân khẩu là 1958, số hộ là 476 hộ.

          + Thôn Phù Khê Đông: tổng số nhân khẩu là 2353, số hộ là 551 hộ.

           + Thôn Tiến Bào: tổng số nhân khẩu là 1719, số hộ là 412.

           + Thôn Nghĩa Lập: tổng số nhân khẩu là 1739, tổng số hộ là 433.

          Mật độ dân số của xã Phù Khê tương đối cao: 2233 người/km2. Trong một số năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng: Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số là 1,78%, năm 2014 - 2,28%, năm 2015 - 1,76%. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa hiểu rõ Pháp lệnh dân số mới ban hành nên tỷ lệ sinh con thứ ba tăng trong năm 2014, 2015. Trong những năm tới xã cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình để đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số ổn định 1,15%.

- Lao động, việc làm và thu nhập

          Hiện nay trong phạm vi toàn xã có trên 75% số hộ làm nghề mộc. Nghề mộc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thu hút một lực lượng lớn lao động, tận dụng cả lao động ngoài độ tuổi có khả năng làm việc. Bên cạnh đó đa phần số hộ trong xã đều có đất nông nghiệp để canh tác.

          Toàn xã có 149 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể thu hút 4237 lao động.

          Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể là 120 cơ sở thu hút 202 lao động. Nói chung thương mại, dịch vụ phát triển chưa mạnh. Đã có hình thức dịch vụ làng nghề như cung cấp dịch vụ vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu (buôn gỗ xẻ hoặc gỗ thô), tuy nhiên tính chuyên nghiệp chưa cao.

          Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2015 khoảng 7 triệu đồng/năm. Đời sống người dân tương đối ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trong xã vẫn còn khoảng 100 - 130 hộ thuộc diện nghèo.

5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

 Hệ thống giao thông

     Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 271 chạy qua với chiều dài trên 2 km, mặt đường rộng 6 m đã được dải nhựa là một thuận lợi lớn về giao thông, tạo điều kiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hoá. Bên cạnh đó hệ thống giao thông liên thôn, đường bờ thửa, đường nội đồng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân. Tuy nhiên nhiều tuyến đường đã xuống cấp, bề rộng còn hẹp nên cần được mở rộng và nâng cấp.

     Đường trong khu dân cư được bê tông hoá. Trong vòng 5 năm trở lại đây đã xây dựng các công trình như đường T2, đường trục giữa thôn Thượng. Bên cạnh đó có một số ngõ bị hư hỏng, hệ thống thoát nước kém.

-  Hệ thống thuỷ lợi

     - Hệ thống kênh mương: Trên địa bàn xã có kênh B4 chạy qua. Đây là kênh tưới cấp thị xã lấy nước từ kênh Bắc về cung cấp cho hệ thống kênh mương nội đồng.

     Hệ thống kênh mương được phân bố tương đối đều, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu. Hàng năm hệ thống kênh mương đều được nạo vét, tu sửa (khoảng 3 km mương hàng năm). Chương trình kiên cố hoá kênh mương cũng đang được thực hiện. Trên toàn xã đã xây dựng gần 6 km mương gạch với nguồn kinh phí Nhà nước và nhân dân cùng làm. Bên cạnh đó tại một số khu vực các bờ vùng cũng được xây gạch để phục vụ sản xuất.

     - Hệ thống trạm bơm.

     Hiện xã đang sử dụng 2 trạm bơm:

     + Trạm Đồng Vét có 2 máy tưới tiêu cho toàn bộ khu đồng phía Nam của xã.

     + Trạm Đồng Bèo có 6 máy là trạm bơm cấp thị xã  đảm bảo tưới tiêu cho các khu vực phía Bắc xã Phù Khê và các xã lân cận.

- Mạng lưới điện

     Xã hiện đang có 6 trạm biến áp.

- Trạm khu vực thôn Phù Khê Thượng có công suất 180 KVA phục vụ cho 2 thôn Phù Khê Thượng và Phù Khê Đông.

- Trạm khu Cạnh Chùa công suất 180 KVA phục vụ điện sinh hoạt cho 2 thôn: Tiến Bào, Nghĩa Lập và trạm bơm Đồng Vét

- 4 trạm còn lại với tổng công suất 750 KVA phục vụ cho 4 thôn.

6. Trụ sở

Trụ sở UBND xã có diện tích 2.863m2, là nơi điều hành mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương. Khu làm việc chính là khu nhà hai tầng, bên cạnh là khu nhà cấp bốn đã cũ cần được nâng cấp, cải tạo.

7. Giáo dục - đào tạo

Xã Phù Khê có 3 trường học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở với tổng số 1875 học sinh, trong đó:

     - Trường Tiểu học có 25 lớp với 847 học sinh.

- Trường Trung học cơ sở có 16 lớp với 593 học sinh

- Mầm non: mẫu giáo có 14 lớp với tổng số 424 cháu, nhà trẻ có 227 cháu.

     Tỷ lệ các cháu vào lớp 1 đạt 100% các cháu trong độ tuổi. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 99,9%. Toàn xã đến năm 2015 đã đạt phổ cập giáo dục THCS. Trong năm năm gần đây đã có 11 lượt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 78 giáo viên dạy giỏi cấp thị xã , 6 thày cô giáo được nhận huy chương vì sự nghiệp giáo dục, 24 em học sinh đi thi đạt giải tỉnh.

8. Y tế

Hiện xã có một trạm xá có bác sỹ, y tá đảm bảo thường xuyên khám chữa bệnh cho nhân dân, được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Hàng năm thực hiện tốt các đợt tiêm chủng, tổ chức uống vitamin cho trẻ, thực hiện các đợt phòng dịch. Trong vòng 5 năm qua không có đợt dịch bệnh diện rộng nào xảy ra. Công tác phụ sản đã được trạm thực hiện tốt, các bà mẹ khi sinh con đều đến trạm xá. Mạng lưới y tế thôn cũng được củng cố và hoạt động có hiệu quả, góp phần đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.

9. Văn hoá thông tin

Xã có nhà bưu điện và một trạm truyền thanh. Các thôn đều có nhà văn hóa nhưng quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các phong trào văn nghệ đều được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng.

Nhận xét chung

+ Những thuận lợi

          - Phù Khê là xã có nghề mộc truyền thống, với lực lượng lao động có tay nghề cao và thị trường khá rộng lớn, có đủ điều kiện và khả năng để phát triển kinh tế toàn diện: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

          - Nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng phát triển đem lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho các lao động trong xã, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

          - Trong nông nghiệp, nhân dân đã đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất làm tăng sản lượng lương thực.

+ Khó khăn:

          - Sản xuất nông nghiệp phát triển còn chậm, chưa chuyển sang sản xuất hàng hoá.

          - Tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa tập trung thành các khu công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư còn thiếu.

          - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn kém, cần tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây mới.

Tổ chức bộ máy