“Doanh nhân khởi nghiệp không bao giờ là muộn”
(BNP) – Hơn 40 tuổi – độ tuổi được coi là muộn màng so với khởi nghiệp, khó ai có thể tin rằng ông Nguyễn Nhân Phượng, xuất thân từ nông dân chính gốc với đôi bàn tay trắng, lại có được cơ ngơi đồ sộ, đáng mơ ước như ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Nhân Phượng tự hào với sản phẩm giấy bao bì tạo nên thương hiệu hôm nay.
Hẹn gặp ông vào một buổi chiều thu tháng 10, tại trụ sở Công ty khang trang, rộng lớn, người đàn ông đối diện tiếp chuyện với tôi mà mọi người vẫn thường gọi là “Đại gia giấy vùng Kinh Bắc” vẫn giữ nguyên vẻ mộc mạc, chân chất, đó là ông Nguyễn Nhân Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang.
Nhấp một ngụm trà, ông Phượng trầm ngâm chia sẻ: “Sinh năm 1951 trong một gia đình thuần nông tại thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, trải qua nhiều công việc từ làm ruộng cho tới đi buôn, bản thân tôi luôn mang trong mình một hoài bão lớn là vươn lên làm giàu cho gia đình, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của địa phương”. Với phương châm “khởi nghiệp không bao giờ là muộn”, nhận thấy một số hộ dân trong xã làm ăn có lãi từ sản xuất giấy bản cùng với chính sách mở cửa của Nhà Nước cho phát triển nhiều thành phần kinh tế, nghĩ là làm, năm 1992, với số vốn ít ỏi, ông đã vay mượn thêm bạn bè và ngân hàng để mua một dây chuyền sản xuất giấy KRAFT (giấy làm bao bì) và thành lập Tổ sản xuất giấy Hạ Giang, đây là đơn vị tư nhân đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc sản xuất giấy bao bì. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đến năm 1994, ông mạnh dạn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất giấy KRAFT và đổi tên thành Xí nghiệp tập thể Cổ phần giấy Phú Giang.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, bằng lối tư duy nhạy bén, luôn chủ động tìm tòi, sau hai lần đổi mới công nghệ, Xí nghiệp trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất thành công giấy Duplex màu trắng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường bao bì. Đến năm 2000, Xí nghiệp đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bao bì và chính thức đổi tên thành Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang với 3 dây chuyền sản xuất hiện đại.
Không chịu lỗi thời so với tốc độ phát triển bùng nổ của thời đại internet, năm 2017, tiếp cận thời cơ và hòa nhập quốc tế với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông Phượng đầu tư thêm dây truyền sản xuất giấy tự động hóa và bắt đầu sản xuất từ tháng 10/2018, góp phần đẩy mạnh năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nếu như ban đầu chỉ với 12 công nhân có mức lương 3 triệu đồng/người/ tháng, sản lượng chỉ 300 tấn/năm, thì đến nay Công ty đã tạo việc làm cho hơn 400 lao động với mức lương trung bình 8 triệu đồng/người/tháng, sản lượng tăng vượt trội đạt 60.000 tấn/năm.
Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Phượng cũng cho biết thêm, “không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì, nắm bắt được xu hướng, đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong việc thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn tỉnh, tôi đã mở rộng đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ, khách sạn. Năm 2003, thành lập Trung tâm du lịch, văn hóa, thể thao Phú Sơn, đây là hệ thống khách sạn tư nhân đầu tiên và có quy mô lớn nhất tỉnh lúc bấy giờ với chuỗi khách sạn, nhà hàng, bể bơi, sân tennis đủ tiêu chuẩn 4 sao, trở thành nơi dừng chân của khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp về Bắc Ninh”.
Là người con của vùng đất Bắc Ninh- Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến, ông Phượng đã đầu tư xây dựng thêm khu ẩm thực văn hóa quan họ để giữ gìn bản sắc, góp phần quảng bá dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và trở thành nét văn hóa độc đáo nhất ở nơi đây. “Các liền anh, liền chị được biểu diễn trong một không gian nhà cổ với lời ca, tiếng hát mượt mà, đắm thắm của người Quan họ và chỉ hát khi khách có yêu cầu. Tôi muốn khi du khách đến với đất Bắc Ninh phải được hưởng thụ văn hóa Quan họ đúng chất Kinh Bắc” - ông Phượng bộc bạch.
Bên cạnh những thành tựu trong phát triển sản xuất kinh doanh, ông Phượng còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương như: xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ khuyến học, các hoạt động bảo trợ xã hội…
Gần 70 tuổi, độ tuổi nghỉ ngơi sum vầy bên con cháu, ông Phượng vẫn miệt mài trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Ngoài việc điều hành Công ty, ông Phượng hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh… Với những kết quả đạt được, ông Phượng vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều Giấy khen của các cấp, ngành, địa phương.
Trước khi dừng câu chuyện, ông Phượng có đôi lời chia sẻ, gửi gắm tới thế hệ trẻ, những doanh nhân tương lai hãy mạnh dạn tận dụng cơ hội, thời cơ, cơ chế chính sách ưu đãi rộng mở, thổi bùng khát khao khởi nghiệp để trở thành doanh nhân thành đạt làm giàu cho quê hương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhấp một ngụm trà, ông Phượng trầm ngâm chia sẻ: “Sinh năm 1951 trong một gia đình thuần nông tại thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, trải qua nhiều công việc từ làm ruộng cho tới đi buôn, bản thân tôi luôn mang trong mình một hoài bão lớn là vươn lên làm giàu cho gia đình, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của địa phương”. Với phương châm “khởi nghiệp không bao giờ là muộn”, nhận thấy một số hộ dân trong xã làm ăn có lãi từ sản xuất giấy bản cùng với chính sách mở cửa của Nhà Nước cho phát triển nhiều thành phần kinh tế, nghĩ là làm, năm 1992, với số vốn ít ỏi, ông đã vay mượn thêm bạn bè và ngân hàng để mua một dây chuyền sản xuất giấy KRAFT (giấy làm bao bì) và thành lập Tổ sản xuất giấy Hạ Giang, đây là đơn vị tư nhân đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc sản xuất giấy bao bì. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đến năm 1994, ông mạnh dạn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất giấy KRAFT và đổi tên thành Xí nghiệp tập thể Cổ phần giấy Phú Giang.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, bằng lối tư duy nhạy bén, luôn chủ động tìm tòi, sau hai lần đổi mới công nghệ, Xí nghiệp trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất thành công giấy Duplex màu trắng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường bao bì. Đến năm 2000, Xí nghiệp đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bao bì và chính thức đổi tên thành Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang với 3 dây chuyền sản xuất hiện đại.
Không chịu lỗi thời so với tốc độ phát triển bùng nổ của thời đại internet, năm 2017, tiếp cận thời cơ và hòa nhập quốc tế với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông Phượng đầu tư thêm dây truyền sản xuất giấy tự động hóa và bắt đầu sản xuất từ tháng 10/2018, góp phần đẩy mạnh năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nếu như ban đầu chỉ với 12 công nhân có mức lương 3 triệu đồng/người/ tháng, sản lượng chỉ 300 tấn/năm, thì đến nay Công ty đã tạo việc làm cho hơn 400 lao động với mức lương trung bình 8 triệu đồng/người/tháng, sản lượng tăng vượt trội đạt 60.000 tấn/năm.
Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Phượng cũng cho biết thêm, “không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì, nắm bắt được xu hướng, đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong việc thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn tỉnh, tôi đã mở rộng đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ, khách sạn. Năm 2003, thành lập Trung tâm du lịch, văn hóa, thể thao Phú Sơn, đây là hệ thống khách sạn tư nhân đầu tiên và có quy mô lớn nhất tỉnh lúc bấy giờ với chuỗi khách sạn, nhà hàng, bể bơi, sân tennis đủ tiêu chuẩn 4 sao, trở thành nơi dừng chân của khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp về Bắc Ninh”.
Là người con của vùng đất Bắc Ninh- Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến, ông Phượng đã đầu tư xây dựng thêm khu ẩm thực văn hóa quan họ để giữ gìn bản sắc, góp phần quảng bá dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và trở thành nét văn hóa độc đáo nhất ở nơi đây. “Các liền anh, liền chị được biểu diễn trong một không gian nhà cổ với lời ca, tiếng hát mượt mà, đắm thắm của người Quan họ và chỉ hát khi khách có yêu cầu. Tôi muốn khi du khách đến với đất Bắc Ninh phải được hưởng thụ văn hóa Quan họ đúng chất Kinh Bắc” - ông Phượng bộc bạch.
Bên cạnh những thành tựu trong phát triển sản xuất kinh doanh, ông Phượng còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương như: xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ khuyến học, các hoạt động bảo trợ xã hội…
Gần 70 tuổi, độ tuổi nghỉ ngơi sum vầy bên con cháu, ông Phượng vẫn miệt mài trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Ngoài việc điều hành Công ty, ông Phượng hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh… Với những kết quả đạt được, ông Phượng vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều Giấy khen của các cấp, ngành, địa phương.
Trước khi dừng câu chuyện, ông Phượng có đôi lời chia sẻ, gửi gắm tới thế hệ trẻ, những doanh nhân tương lai hãy mạnh dạn tận dụng cơ hội, thời cơ, cơ chế chính sách ưu đãi rộng mở, thổi bùng khát khao khởi nghiệp để trở thành doanh nhân thành đạt làm giàu cho quê hương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.