Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
(BNP) - Tại Quyết định số 452/QĐ-UBND, UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Hóa chất, chế phẩm dùng trong thú y là một trong những danh mục thuộc quyền quản lý của Sở NN&PTNT.
Theo Quyết định, Sở Công thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp bao gồm các danh mục: Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; hóa chất phải khai báo; hóa chất độc; tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước đối với hóa chất sử dụng trong ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến nông lâm sản, thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trực tiếp quản lý các danh mục: thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm dùng trong thú y, thủy sản.
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất, danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc phạm vi quản lý và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất. Nội dung phối hợp bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất; kết nối, thống kê, cập nhật danh sách, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh; chia sẻ thông tin quản lý về hóa chất và các nội dung khác có liên quan; tổ chức kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở hoạt động hóa chất; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; kiểm soát hoạt động lưu thông hóa chất trên thị trường; phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Công tác phối hợp phải đảm bảo giải quyết công việc có tính hệ thống, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp và các cá nhân được giao nhiệm vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động hóa chất./.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước đối với hóa chất sử dụng trong ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến nông lâm sản, thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trực tiếp quản lý các danh mục: thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm dùng trong thú y, thủy sản.
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất, danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc phạm vi quản lý và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất. Nội dung phối hợp bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất; kết nối, thống kê, cập nhật danh sách, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh; chia sẻ thông tin quản lý về hóa chất và các nội dung khác có liên quan; tổ chức kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở hoạt động hóa chất; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất; kiểm soát hoạt động lưu thông hóa chất trên thị trường; phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Công tác phối hợp phải đảm bảo giải quyết công việc có tính hệ thống, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp và các cá nhân được giao nhiệm vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động hóa chất./.