Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách
(BNP) – Thời gian qua, ngành Du lịch của tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh việc quảng bá, xúc tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, ngành cũng nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đây chính là một trong những mục tiêu và cũng là động lực quan trọng để du lịch Bắc Ninh phát triển trong thời gian tới.
Tranh dân gian Đông Hồ - dòng tranh phản ánh chân thực và sinh động về văn hóa người Việt xưa.
Là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, cách mạng và là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.558 di tích, trong đó có 556 di tích đã được xếp hạng (có 04 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 193 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 359 di tích cấp tỉnh); cùng với đó là trên 500 lễ hội lớn nhỏ, diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Nói đến Bắc Ninh người ta cũng nghĩ ngay tới làn điệu dân ca Quan họ đi sâu trong tâm thức những người con đất Việt, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại… Nhận thấy rõ các giá trị văn hóa lịch sử này chính là cơ sở cho phát triển du lịch tâm linh, thu hút du khách thập phương trong và ngoài nước về với Bắc Ninh, thời gian qua, ngành Du lịch đã có những giải pháp thiết thực và hiệu quả để phát triển du lịch. Trong đó, triển khai đa dạng đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất tại các điểm đến, đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch. Các hoạt động quản lý liên quan đến an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, trong mùa du lịch lễ hội và tại các sự kiện lớn của đất nước, tỉnh được tăng cường. Nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điểm đến có liên quan, qua đó, từng bước tạo dựng một môi trường du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng.
Nếu như trước đây, du khách đến với Bắc Ninh chủ yếu để đi lễ chùa đầu năm thì giờ đây khi đến với mảnh đất này khách du lịch được lựa chọn các sản phẩm du lịch khác nhau. Điển hình như đến với làng Diềm, du khách được thăm đền Cùng, giếng Ngọc, đắm mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm, thưởng thức cơm Quan họ và các loại bánh truyền thống do người dân trong thôn chế biến. Đến với mảnh đất Từ Sơn, vừa có thể tham quan Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Triều Lý, Đình Đình Bảng, vừa được xem cách chế biến và thưởng thức bánh Phu Thê - loại bánh cổ truyền của người dân Đình Bảng, ngày nay, bánh được sử dụng nhiều trong mâm lễ ăn hỏi. Hay về với bên kia sông Đuống, du khách được trải nghiệm du lịch văn hóa tâm linh thông qua các địa chỉ Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, Chùa Phật Tích… được trải nghiệm, tự tay in những bức tranh dân gian Đông Hồ và thưởng thức các món ăn đặc trưng riêng của vùng miền như đậu Trà Lâm, tương Đình Tổ, nem Bùi Xá…
Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã từng bước giữ chân du khách lâu hơn, để hiểu thêm về đời sống của những người dân xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc. Đồng thời, giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, giao lưu văn hóa với du khách, góp phần quảng bá văn hóa, sản phẩm quê hương mình tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã từng bước giữ chân du khách lâu hơn, để hiểu thêm về đời sống của những người dân xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc. Đồng thời, giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, giao lưu văn hóa với du khách, góp phần quảng bá văn hóa, sản phẩm quê hương mình tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Một công đoạn làm bánh Phu Thê Đình Bảng, bánh được sử dụng nhiều trong mâm lễ ăn hỏi, tượng trưng cho sự thủy chung, tình nghĩa vợ chồng.
Không chỉ liên kết, xâu chuỗi các điểm đến tiêu biểu tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính chất là thế mạnh của địa phương như du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, thăm quan di tích lịch sử… mà các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống của vùng đất Kinh Bắc cũng được khai thác triệt để. Chương trình hát Quan họ trên thuyền và các hoạt động văn hóa đường phố bắt đầu triển khai từ tháng 8/2017, đến nay đã qua 05 lần tổ chức để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân và du khách. Các Chương trình đã mang đến “gia vị” mới trong thực đơn phục vụ du khách, tạo nên thương hiệu riêng có của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đồng thời, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, hình thành nên thói quen thưởng thức nghệ thuật trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tạo ra sản phẩm du lịch mới thu hút, giữ chân du khách khi về tới Bắc Ninh.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trực tiếp tại các sự kiện, hội chợ, lễ hội truyền thống trong tỉnh và các tỉnh bạn thời gian qua được Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) triển khai có hiệu quả tại “Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh”; Hội chợ du lịch - ẩm thực, làng nghề thủ công, thương mại tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam; Liên hoan du lịch Mẫu Sơn… góp phần tích cực “kích cầu” du lịch tỉnh nhà. Tại các sự kiện, Trung tâm đã tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch Bắc Ninh với các quầy cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch; trưng bày giới thiệu các sản phẩm độc đáo về văn hóa và ẩm thực của địa phương như: tranh dân gian Đông Hồ, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rượu hoa cúc Hiệp Anh, nem Bùi Xá, bánh Khoai, bánh ngũ sắc Thị Cầu, bánh Phu Thê…
Năm 2017, Bắc Ninh đón khoảng 1,1 triệu lượt khách, thì tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, Bắc Ninh đón khoảng 828.000 lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017; tổng doanh thu ước đạt 607 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2022, du lịch Bắc Ninh đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 - 1,5 nghìn tỷ đồng, trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh tiếp tục triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa với 7 nét đặc trưng riêng có của quê hương, đó là: Quê hương của dân ca Quan họ, văn hóa tâm linh, lịch sử văn hiến, lễ hội, khoa bảng, làng nghề và kiến trúc. Tăng cường công tác quản lý, phát triển điểm đến và hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập trung vào chương trình hát Quan họ trên thuyền, các hoạt động thể thao quốc gia, quốc tế; tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các triển lãm, hội chợ ở một số địa bàn là thị trường du lịch của tỉnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển khác xây dựng kế hoạch giảm giá dịch vụ từ 10% - 20% và liên kết hình thành các tour khuyến mại cho khách đi theo đoàn trong mùa thấp điểm, nhất là định hướng các doanh nghiệp lữ hành tổ chức một số tour du lịch mới kết hợp tâm linh và từ thiện, từng bước đưa Bắc Ninh trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022./.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trực tiếp tại các sự kiện, hội chợ, lễ hội truyền thống trong tỉnh và các tỉnh bạn thời gian qua được Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) triển khai có hiệu quả tại “Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh”; Hội chợ du lịch - ẩm thực, làng nghề thủ công, thương mại tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam; Liên hoan du lịch Mẫu Sơn… góp phần tích cực “kích cầu” du lịch tỉnh nhà. Tại các sự kiện, Trung tâm đã tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch Bắc Ninh với các quầy cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch; trưng bày giới thiệu các sản phẩm độc đáo về văn hóa và ẩm thực của địa phương như: tranh dân gian Đông Hồ, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rượu hoa cúc Hiệp Anh, nem Bùi Xá, bánh Khoai, bánh ngũ sắc Thị Cầu, bánh Phu Thê…
Năm 2017, Bắc Ninh đón khoảng 1,1 triệu lượt khách, thì tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, Bắc Ninh đón khoảng 828.000 lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017; tổng doanh thu ước đạt 607 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2022, du lịch Bắc Ninh đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 - 1,5 nghìn tỷ đồng, trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh tiếp tục triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa với 7 nét đặc trưng riêng có của quê hương, đó là: Quê hương của dân ca Quan họ, văn hóa tâm linh, lịch sử văn hiến, lễ hội, khoa bảng, làng nghề và kiến trúc. Tăng cường công tác quản lý, phát triển điểm đến và hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập trung vào chương trình hát Quan họ trên thuyền, các hoạt động thể thao quốc gia, quốc tế; tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các triển lãm, hội chợ ở một số địa bàn là thị trường du lịch của tỉnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển khác xây dựng kế hoạch giảm giá dịch vụ từ 10% - 20% và liên kết hình thành các tour khuyến mại cho khách đi theo đoàn trong mùa thấp điểm, nhất là định hướng các doanh nghiệp lữ hành tổ chức một số tour du lịch mới kết hợp tâm linh và từ thiện, từng bước đưa Bắc Ninh trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022./.