Bắc Ninh kỳ vọng thu nghìn tỷ từ nhà máy Samsung
Là nhà đầu tư lớn, đóng góp tới 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nhưng Samsung nộp thuế chưa đáng kể. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn rất kỳ vọng đơn vị này sau khi mở rộng đầu tư sẽ đóng góp cho tỉnh 1.000 tỷ đồng mỗi năm
Ông Nguyễn Quốc Chung - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Phương Linh
Ông Nguyễn Quốc Chung - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh trao đổi với báo chí về hoạt động của Samsung cũng như việc tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
- Mức đóng thuế của Samsung chưa tương xứng với quy mô hoạt động, tỉnh nhìn nhận thế nào về thực trạng này?
- Theo tôi, chưa có nhiều cơ sở để nói rằng Samsung đóng thuế ít hay nhiều cho Bắc Ninh, bởi điều này phải phụ thuộc vào lợi nhuận thực tế tại doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận của Samsung là trên 10%, nhưng đến năm 2012 họ đầu tư lớn nên tỷ lệ này giảm còn 5,7%. Với tỷ lệ lợi nhuận đó thì Bắc Ninh bắt đầu thu thuế. Căn cứ vào tình hình của năm vừa rồi, theo đà này Samsung sẽ đóng thuế khoảng 500 - 600 tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là mức đóng góp lớn nhất trong số các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Theo tôi, chưa có nhiều cơ sở để nói rằng Samsung đóng thuế ít hay nhiều cho Bắc Ninh, bởi điều này phải phụ thuộc vào lợi nhuận thực tế tại doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận của Samsung là trên 10%, nhưng đến năm 2012 họ đầu tư lớn nên tỷ lệ này giảm còn 5,7%. Với tỷ lệ lợi nhuận đó thì Bắc Ninh bắt đầu thu thuế. Căn cứ vào tình hình của năm vừa rồi, theo đà này Samsung sẽ đóng thuế khoảng 500 - 600 tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là mức đóng góp lớn nhất trong số các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới sau khi đầu tư mở rộng, Samsung có thể sẽ đóng thuế nhiều hơn. Nhưng điều này cũng phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận và chính sách thuế mới với khu chế xuất. Chúng tôi hy vọng mức thuế đóng góp cho Bắc Ninh của Samsung sẽ khoảng 1.000 tỷ đồng.
- Trong tháng 6, tỉnh Bắc Ninh sẽ họp bàn về hỗ trợ đối với khoản đầu tư bổ sung một tỷ USD của Samsung. Cụ thể tỉnh sẽ có những ưu đãi gì cho dự án?
- Đây là khoản đầu tư giai đoạn 3 của Samsung, sau khi hoàn chỉnh sẽ sáp nhập thành một cứ điểm chung với những dự án trước đó. Trong một tỷ USD, Samsung đặt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm xá, nhà ở, khu vui chơi giải trí phục vụ cho cán bộ nhân viên.
Về ưu đãi, Bắc Ninh không có ưu đãi gì khác so với Trung ương và mọi ưu đãi đều xin phép Chính phủ. Hiện nay, Samsung đề xuất được miễn giảm một số loại thuế như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp.
- Đây là khoản đầu tư giai đoạn 3 của Samsung, sau khi hoàn chỉnh sẽ sáp nhập thành một cứ điểm chung với những dự án trước đó. Trong một tỷ USD, Samsung đặt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm xá, nhà ở, khu vui chơi giải trí phục vụ cho cán bộ nhân viên.
Về ưu đãi, Bắc Ninh không có ưu đãi gì khác so với Trung ương và mọi ưu đãi đều xin phép Chính phủ. Hiện nay, Samsung đề xuất được miễn giảm một số loại thuế như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp.
Ngoài dự án 1,5 tỷ USD của Samsung và một số đơn vị vệ tính, dự kiến đầu tháng 7 tới nhà máy của Nokia tại Bắc Ninh trị giá 300 triệu USD sẽ chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, trong 5 tháng qua tỉnh cũng đón vài doanh nghiệp nhưng vốn đầu tư chỉ vài chục USD. Theo tôi, để thu hút các doanh nghiệp nổi bật với lượng vốn trăm hoặc hàng tỷ USD thì đòi hỏi một quá trình. Hiện Bắc Ninh cũng có những cuộc xúc tiến đầu tư và tiếp xúc đầu tư thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trung tâm xúc tiến phía Bắc và các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Mục tiêu của Bắc Ninh là trở thành tỉnh có thương hiệu về phát triển điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ, thu hút các tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ và các nước phát triển khác.
- Nhiều đơn vị cho rằng Bắc Ninh ưu đãi doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn là doanh nghiệp nhỏ của tỉnh. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?
- Việc ưu ái doanh nghiệp lớn hơn doanh nghiệp nhỏ chỉ là cảm nhận, còn trong điều hành không có chuyện như vậy. Riêng Bắc Ninh đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh đã ban hành một loạt văn bản, tổ chức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong công tác thanh tra, tỉnh cũng hạn chế các thủ tục, tránh gây phiên hà cho doanh nghiệp. Đến nay, chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào của doanh nghiệp về việc găp quá nhiều đoàn thành tra.
Mục tiêu của Bắc Ninh là trở thành tỉnh có thương hiệu về phát triển điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ, thu hút các tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ và các nước phát triển khác.
- Nhiều đơn vị cho rằng Bắc Ninh ưu đãi doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn là doanh nghiệp nhỏ của tỉnh. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?
- Việc ưu ái doanh nghiệp lớn hơn doanh nghiệp nhỏ chỉ là cảm nhận, còn trong điều hành không có chuyện như vậy. Riêng Bắc Ninh đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh đã ban hành một loạt văn bản, tổ chức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong công tác thanh tra, tỉnh cũng hạn chế các thủ tục, tránh gây phiên hà cho doanh nghiệp. Đến nay, chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào của doanh nghiệp về việc găp quá nhiều đoàn thành tra.
Bắc Ninh đặt mục tiêu nằm trong top 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Ảnh: Phương Linh
- Trong các tỉnh phía Bắc thì Thái Nguyên hiện nay cũng nổi lên là tỉnh thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, nhất là sau khi Samsung tuyên bố đầu tư 2 tỷ USD vào đây. Vậy phía tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch gì để cạnh tranh trong thu hút đầu tư?
- Chúng tôi xác định mũi nhọn trong nâng cao năng lực cạnh tranh là tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để giảm chi phí thời gian, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp..., nhưng cuối cùng vẫn phải xuất phát từ con người. Do đó Bắc Ninh đang tập trung, chấn chỉnh từ lề lối đến tác phong làm việc. Hiện chỉ số tiên phong lãnh đạo tỉnh giữ ở vị trí thứ 2, đây chính là dư địa để tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh.
Song, không thể phủ nhận quá trình cạnh tranh rất khốc liệt, kinh nghiệm cho thấy những địa phương đứng trong top khi đã giảm điểm thì rất hay bị giảm sâu. Chúng tôi cũng nhận thức được điều này nhưng tỉnh xác định việc thu hút đầu tư phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng. Sự phát triển của tỉnh trên khuôn khổ luật chứ không phải bằng mọi giá mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, gây ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, làm thất thoát tài nguyên môi trường và tạo sự mất công bằng về lợi ích, chỉ phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp.
- Ông cũng cho biết Bắc Ninh coi ngành công nghiệp phụ trợ là mũi nhọn, nhưng vừa qua Canon, một đơn vị đầu tư lớn tại tỉnh đã than rằng ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển. Vậy tỉnh sẽ có những ưu tiên gì để phát triển lĩnh vực này thời gian tới?
- Hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ tại Bắc Ninh đã được hình thành và tỉnh còn quy hoạch riêng các khu công nghiệp phụ trợ, chuẩn bị sẵn sàng nhà xưởng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, như tôi đã nói ở trên, sẽ tiếp tục cải cách hành chính, kết hợp giữa nhà đầu tư khu công nghiệp với chính quyền địa phương để tổ chức thành công các cuộc xúc tiến đầu tư.
- Vấn đề tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm, thậm chí một số doanh nghiệp do vướng mắc đã phải chuyển đi tỉnh khác đầu tư. Phía tỉnh Bắc Ninh có cách gì để khắc phục điều này?
- Thời gian tới chúng tôi sẽ làm mạnh để cải thiện chỉ số cải thiện đất đai, nhưng nếu không đạt được như mong muốn cũng đành chịu vì không thể mở ra được. Từ nay tới cuối năm, tỉnh sẽ xử lý rất là mạnh, đặc biệt kiểm tra việc để đất hoang hóa, các dự án chậm triển khai, hay như các tuân thủ về quy hoạch vùng, thu hồi đất trồng lúa. Khi làm nghiêm như vậy, cảm nhận về tiếp cận đất đai sẽ khó khăn hơn. Do đó, việc này đòi hỏi cả một cộng đồng nhận thức, chung vai cùng gánh vác.
- Vậy Bắc Ninh đặt mục tiêu gì cho việc cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thưa ông?
- Trước mắt, chúng tôi đặt mục tiêu duy trì trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI và sẽ tiến tới nằm trong top 5, điều này tùy thuộc lớn vào cảm nhận doanh nghiệp.
- Chúng tôi xác định mũi nhọn trong nâng cao năng lực cạnh tranh là tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để giảm chi phí thời gian, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp..., nhưng cuối cùng vẫn phải xuất phát từ con người. Do đó Bắc Ninh đang tập trung, chấn chỉnh từ lề lối đến tác phong làm việc. Hiện chỉ số tiên phong lãnh đạo tỉnh giữ ở vị trí thứ 2, đây chính là dư địa để tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh.
Song, không thể phủ nhận quá trình cạnh tranh rất khốc liệt, kinh nghiệm cho thấy những địa phương đứng trong top khi đã giảm điểm thì rất hay bị giảm sâu. Chúng tôi cũng nhận thức được điều này nhưng tỉnh xác định việc thu hút đầu tư phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng. Sự phát triển của tỉnh trên khuôn khổ luật chứ không phải bằng mọi giá mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, gây ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, làm thất thoát tài nguyên môi trường và tạo sự mất công bằng về lợi ích, chỉ phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp.
- Ông cũng cho biết Bắc Ninh coi ngành công nghiệp phụ trợ là mũi nhọn, nhưng vừa qua Canon, một đơn vị đầu tư lớn tại tỉnh đã than rằng ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển. Vậy tỉnh sẽ có những ưu tiên gì để phát triển lĩnh vực này thời gian tới?
- Hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ tại Bắc Ninh đã được hình thành và tỉnh còn quy hoạch riêng các khu công nghiệp phụ trợ, chuẩn bị sẵn sàng nhà xưởng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, như tôi đã nói ở trên, sẽ tiếp tục cải cách hành chính, kết hợp giữa nhà đầu tư khu công nghiệp với chính quyền địa phương để tổ chức thành công các cuộc xúc tiến đầu tư.
- Vấn đề tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm, thậm chí một số doanh nghiệp do vướng mắc đã phải chuyển đi tỉnh khác đầu tư. Phía tỉnh Bắc Ninh có cách gì để khắc phục điều này?
- Thời gian tới chúng tôi sẽ làm mạnh để cải thiện chỉ số cải thiện đất đai, nhưng nếu không đạt được như mong muốn cũng đành chịu vì không thể mở ra được. Từ nay tới cuối năm, tỉnh sẽ xử lý rất là mạnh, đặc biệt kiểm tra việc để đất hoang hóa, các dự án chậm triển khai, hay như các tuân thủ về quy hoạch vùng, thu hồi đất trồng lúa. Khi làm nghiêm như vậy, cảm nhận về tiếp cận đất đai sẽ khó khăn hơn. Do đó, việc này đòi hỏi cả một cộng đồng nhận thức, chung vai cùng gánh vác.
- Vậy Bắc Ninh đặt mục tiêu gì cho việc cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thưa ông?
- Trước mắt, chúng tôi đặt mục tiêu duy trì trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI và sẽ tiến tới nằm trong top 5, điều này tùy thuộc lớn vào cảm nhận doanh nghiệp.
Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2012) được Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) công bố tháng 3/2013, Bắc Ninh tụt từ vị trí thứ 2 trong năm ngoái xuống vị trí thứ 10. Đây là vị trí thấp nhất của Bắc Ninh trong 3 năm qua. Trong đó, chỉ có 16% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng không gặp cản trở về tiếp cận đất đai, 58% doanh nghiệp cho rằng cần có mối quan hệ để có được các tài liệu của tỉnh.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, đến hết tháng 5/2013, Bắc Ninh còn 333 dự án FDI có hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 4,4 tỷ USD, xếp thứ 12 trên tổng số 63 địa phương trên cả nước.
|
Nguồn:
BBN