Bắc Ninh thu hút 1,4 triệu lượt khách du lịch năm 2018
(BNP) - Năm 2018, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá và phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, đồng thời tổ chức thành công nhiều tour du lịch tâm linh, tạo sự lan tỏa rộng rãi cho du khách tới thăm quan.
Chương trình hát Quan họ trên thuyền tháng 11/2018 với chủ đề "Về Thiên Thai".
Trong đó, định kỳ tổ chức hát Quan họ trên thuyền tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và một số các hoạt động văn hóa đường phố nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần quảng bá Dân ca Quan họ Bắc Ninh và thu hút khách du lịch.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2018 - 2020 giữa các tỉnh, thành phố là Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Vĩnh Phúc; biên soạn xuất bản ấn phẩm “Niên giám Du lịch Việt Nam”; xây dựng hồ sơ công nhận điểm du lịch cấp tỉnh; thẩm định đề cương “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống thông tin du lịch, phục vụ công tác quản lý và phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh”. Đồng thời, tổ chức phổ biến và triển khai Luật Du lịch cho gần 500 đại diện các cơ sở kinh doanh du lịch; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch.
Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao với tổng doanh thu đạt 855 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017; tổng lượt khách đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, ngành quản lý tốt hoạt động của các đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách, nhất là những đơn vị đưa khách ra nước ngoài du lịch, các đoàn khách có yếu tố người Trung Quốc. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 604 cơ sở lưu trú với 7.305 phòng, trong đó có 3 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn 4 sao.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm, đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt; các điểm di tích tiêu biểu trên tuyến du lịch sông Đuống; huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, văn hóa quan họ, du lịch tâm linh, làng nghề sinh thái, khai thác và tạo sức lan tỏa thu hút du khách với các tuyến du lịch Dâu - Bút Tháp - Kinh Dương Vương - Bến Bình Than; Đền Đô - Phật Tích; khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngô Gia Tự, đền Bà Chúa Kho, Chùa Dạm…
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2018 - 2020 giữa các tỉnh, thành phố là Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Vĩnh Phúc; biên soạn xuất bản ấn phẩm “Niên giám Du lịch Việt Nam”; xây dựng hồ sơ công nhận điểm du lịch cấp tỉnh; thẩm định đề cương “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống thông tin du lịch, phục vụ công tác quản lý và phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh”. Đồng thời, tổ chức phổ biến và triển khai Luật Du lịch cho gần 500 đại diện các cơ sở kinh doanh du lịch; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch.
Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao với tổng doanh thu đạt 855 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017; tổng lượt khách đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, ngành quản lý tốt hoạt động của các đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách, nhất là những đơn vị đưa khách ra nước ngoài du lịch, các đoàn khách có yếu tố người Trung Quốc. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 604 cơ sở lưu trú với 7.305 phòng, trong đó có 3 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn 4 sao.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm, đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt; các điểm di tích tiêu biểu trên tuyến du lịch sông Đuống; huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, văn hóa quan họ, du lịch tâm linh, làng nghề sinh thái, khai thác và tạo sức lan tỏa thu hút du khách với các tuyến du lịch Dâu - Bút Tháp - Kinh Dương Vương - Bến Bình Than; Đền Đô - Phật Tích; khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngô Gia Tự, đền Bà Chúa Kho, Chùa Dạm…