Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 02 và 02 tháng năm 2024

01/03/2024 10:55

Tháng 02, do tình hình chung như kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, xung đột tại Ucraina, dải Gaza kéo dài; xung đột Biển Đỏ leo thang đe dọa an toàn hàng hải trong khu vực và chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, rủi ro bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội… Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế của tỉnh do đó một số chỉ số phản ánh kinh tế bị giảm xuống hoặc tăng thấp. Tình hình trên được biểu hiện qua một số chỉ tiêu sau:

(1) IIP tháng 02, bị giảm ở cả 2 gốc so sánh, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (-8,72%) và (-14,61%), trong đó: Ngành 26 giảm tương ứng là (-7,12%) và (15,7%);

(2) Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tháng 02, so với các gốc so sánh, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là tăng nhẹ (+1,54%) tuy nhiên (-1,75%), trong đó: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng nhẹ (+1,57%) nhưng (-3,2%).

(3) Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý giảm rất nhiều ở cả 2 gốc so sánh, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (-33%) và (-32,5%);

(4) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bắt đầu tăng chậm lại, tăng thấp, chỉ đạt mức tăng một con số so với cùng tháng năm trước (các tháng cùng kỳ đều tăng ở mức 2 con số). Cụ thể: so với các gốc so sánh, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+1,6%) và (+8,5%);

(5) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Tháng 01/2024, sơ bộ xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm nhiều (-7,4%) so với CK.

(6) Cân đối thu chi ngân sách cho thấy, tổng thu tháng 02, giảm khá nhiều so với cùng tháng năm trước (-9,9%); tổng chi giảm mạnh (-47,3%), đáng chú ý là giảm chủ yếu ở khoản chi đầu tư phát triển (-69,5), điều này đã làm cho vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương giảm rất nhiều. 

Tuy vậy, vẫn có những chỉ số tích cực như:

(1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép, số dự án đăng ký mới tăng nhiều (+169%), tương ứng vốn đăng ký mới cũng tăng nhiều (+51,3%), đây sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới;

(2) Tổng dư nợ tín dụng tăng khá cao (+10,2%) so với CK, việc hấp thụ vốn tăng lên cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Báo cáo tình hình KTXH tháng 02 và 02 tháng năm 2024

Biểu số liệu KTXH chính thức tháng 01, ước tính tháng 02 và 02 tháng năm 2024

Nguồn: Cục Thông kê tỉnh Bắc Ninh