Bệnh dịch tả lợn châu Phi và cách phòng chống
(BNP) - Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%.
Cần tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi cho các hộ, trang trại chăn nuôi lợn.
Theo thống kê của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tại Việt Nam, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên vào ngày 01/2. Đến ngày 07/3, dịch bệnh đã xảy ra ở 10 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên công bố dịch bệnh.
1. Đường truyền lây của bệnh
Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus…
Virus ASFV sống được rất lâu ở môi trường bình thường, virus có thể tồn tại trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng, sống được trong máu khô 70 ngày...
2. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh
Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện đột ngột hoặc gây bệnh mãn tính. Bệnh này rất giống với sốt lợn cổ điển. Lợn mắc bệnh thường có các triệu chứng sau đây: Sốt cao, kém ăn, yếu dần và liệt chân, đỏ da, xuất huyết, nôn mửa và tiêu chảy (đôi khi có máu), xảy thai ở lợn nái mang thai.
Các chủng virus khác gây ra các dấu hiệu lâm sàng nhẹ hơn, chẳng hạn như sốt nhẹ, giảm sự thèm ăn và trầm cảm, có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh mạn tính hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra, các dấu hiệu lâm sàng như sụt cân, viêm phổi, hạch bạch huyết, viêm loét da và viêm khớp.
Loài lợn hoang dã châu Phi (lợn hoang, lợn rừng) thường không có dấu hiệu lâm sàng khi chúng bị nhiễm bệnh do đó rất nguy hiểm, là nguồn mang mầm bệnh.
3. Xử lý bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh hoặc vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khi lợn mắc bệnh cần tiêu hủy lợn chết, lợn ốm, lợn khỏe trong phạm vi lân cận và chất thải của chúng.
Cách ly, vệ sinh, khử trùng toàn khu vực có dịch xảy ra, để trống chuồng theo quy định trước khi tái đàn.
4. Phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt về việc nhập khẩu lợn và sản phẩm của lợn, đặc biệt sự thông thương từ các quốc gia đã và đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi. An toàn sinh học trong chăn nuôi là chìa khóa để giúp ngăn ngừa bệnh xâm nhập, phát triển và lan rộng.
Tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ, trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt những hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn, lò giết mổ...
Người chăn nuôi và chính quyền khi phát hiện lợn bệnh, nghi nhiễm bệnh hoặc lợn bị chết cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất. Tuyệt đối không sử dụng, không kinh doanh, không tiếp tay cho các hành động buôn bán, vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y./.
1. Đường truyền lây của bệnh
Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus…
Virus ASFV sống được rất lâu ở môi trường bình thường, virus có thể tồn tại trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng, sống được trong máu khô 70 ngày...
2. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh
Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện đột ngột hoặc gây bệnh mãn tính. Bệnh này rất giống với sốt lợn cổ điển. Lợn mắc bệnh thường có các triệu chứng sau đây: Sốt cao, kém ăn, yếu dần và liệt chân, đỏ da, xuất huyết, nôn mửa và tiêu chảy (đôi khi có máu), xảy thai ở lợn nái mang thai.
Các chủng virus khác gây ra các dấu hiệu lâm sàng nhẹ hơn, chẳng hạn như sốt nhẹ, giảm sự thèm ăn và trầm cảm, có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh mạn tính hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra, các dấu hiệu lâm sàng như sụt cân, viêm phổi, hạch bạch huyết, viêm loét da và viêm khớp.
Loài lợn hoang dã châu Phi (lợn hoang, lợn rừng) thường không có dấu hiệu lâm sàng khi chúng bị nhiễm bệnh do đó rất nguy hiểm, là nguồn mang mầm bệnh.
3. Xử lý bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh hoặc vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khi lợn mắc bệnh cần tiêu hủy lợn chết, lợn ốm, lợn khỏe trong phạm vi lân cận và chất thải của chúng.
Cách ly, vệ sinh, khử trùng toàn khu vực có dịch xảy ra, để trống chuồng theo quy định trước khi tái đàn.
4. Phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt về việc nhập khẩu lợn và sản phẩm của lợn, đặc biệt sự thông thương từ các quốc gia đã và đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi. An toàn sinh học trong chăn nuôi là chìa khóa để giúp ngăn ngừa bệnh xâm nhập, phát triển và lan rộng.
Tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ, trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt những hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn, lò giết mổ...
Người chăn nuôi và chính quyền khi phát hiện lợn bệnh, nghi nhiễm bệnh hoặc lợn bị chết cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất. Tuyệt đối không sử dụng, không kinh doanh, không tiếp tay cho các hành động buôn bán, vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y./.