Bộ tượng 10 linh thú chùa Phật Tích - Bảo vật Quốc gia
(BNP) - Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du) là một trong những di tích Phật giáo tiêu biểu của thời Lý hiện còn đến ngày nay. Những giá trị lịch sử, văn hóa, điêu khắc của thời Lý được thể hiện ở hàng thú đá 10 con, to lớn phủ quỳ trước cửa chùa, vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2017.

Bộ tượng 10 linh thú chùa Phật Tích.
Được xây dựng từ thế kỷ XI, bộ tượng 10 linh thú quỳ chầu ở chùa Phật Tích là những tác phẩm tạc thú có quy mô lớn nhất và nhiều năm tuổi nhất của nước ta hiện nay. Bộ tượng 10 linh thú gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Đây là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối (trừ con trâu). Riêng phần tai, sừng, đuôi được làm rời rồi lắp ghép vào thân linh thú bằng liên kết mộng. Mình của một số con thú được chạm văn mây, móc nối mềm mại.
Mỗi linh thú cao khoảng 1,2m, dài 1,5-1,8m và đều được đặt trên bệ đá hoa sen dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ đá tạc nổi hình tròn trang trí những cánh hoa sen cách điệu, mặt bên chạm nổi hình dàn nhạc công đang biểu diễn.
Những linh thú này đều có trong tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Sư tử biểu trưng của sức mạnh; Voi được coi là sức mạnh tinh thần; Tê giác biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát; Ngựa biểu tượng cho năng lượng và sức lực trong việc hành pháp; Trâu mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tư tại trong thế giới của Phật.
Hệ thống tượng thú đá kết hợp với tác phẩm điêu khắc đá cùng thời (tượng A Di Đà, tượng Kinnari - đầu người mình chim, điêu khắc rồng tại ao rồng…) tạo nên vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của chùa Phật Tích, điều hiếm ngôi chùa nào có được. Mặt khác, bảo vật cho thấy sự phong phú về đề tài cũng như chủ đề sáng tác trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý nói riêng, lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam nói chung.
Mỗi linh thú cao khoảng 1,2m, dài 1,5-1,8m và đều được đặt trên bệ đá hoa sen dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ đá tạc nổi hình tròn trang trí những cánh hoa sen cách điệu, mặt bên chạm nổi hình dàn nhạc công đang biểu diễn.
Những linh thú này đều có trong tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Sư tử biểu trưng của sức mạnh; Voi được coi là sức mạnh tinh thần; Tê giác biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát; Ngựa biểu tượng cho năng lượng và sức lực trong việc hành pháp; Trâu mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tư tại trong thế giới của Phật.
Hệ thống tượng thú đá kết hợp với tác phẩm điêu khắc đá cùng thời (tượng A Di Đà, tượng Kinnari - đầu người mình chim, điêu khắc rồng tại ao rồng…) tạo nên vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của chùa Phật Tích, điều hiếm ngôi chùa nào có được. Mặt khác, bảo vật cho thấy sự phong phú về đề tài cũng như chủ đề sáng tác trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý nói riêng, lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam nói chung.