Các địa phương chủ động xử lý các vi phạm về đê điều và công trình thủy lợi trong mùa mưa bão
(BNP) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thời gian qua, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai kế hoạch xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi với mục tiêu xử lý dứt điểm các vi phạm mới phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn.
.jpg)
Cưỡng chế các hộ vi phạm Luật Đê điều tại phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
Năm 2018, trên địa bàn thành phố có 23 trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và 10 trường hợp vi phạm về công trình thủy lợi mới phát sinh. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh năm 2018, ngay từ tháng 4/2018, thành phố đã xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi tới các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức thực hiện trong năm 2018. UBND thành phố đã thành lập Tổ công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ vi phạm tự giác tháo dỡ, kiên quyết cưỡng chế các hộ cố tình không chấp hành. Tính đến ngày 31/7, thành phố đã tuyên truyền, vận động được 11 hộ vi phạm pháp luật về đê điều và 2 trường hợp vi phạm về công trình thủy lợi mới phát sinh tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm.
Ông Trịnh Xuân Nhàn, Trưởng Phòng Kinh tế, Tổ trưởng Tổ công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi thành phố cho biết: Trong tháng 8 vừa qua, các lực lượng chức năng của thành phố đã tiến hành cưỡng chế đối với 04 hộ tại phường Phong Khê cố tình xây móng nhà kiên cố với diện tích gần 100m2 trên hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê. Quá trình cưỡng chế đảm bảo dân chủ, công khai, chặt chẽ, đúng trình tự, quy định của pháp luật và được đông đảo nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Các hộ vi phạm cũng tự nhận rõ sai phạm và cam kết không tái phạm. Đối với các hộ còn lại, UBND các xã, phường chỉ đạo, yêu cầu tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm xong trước 15/10, sau ngày 15/10, UBND thành phố sẽ lập hồ sơ, tổ chức cưỡng chế theo quy định…
Cùng với thành phố, các huyện, thị xã cũng tích cực triển khai kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi năm 2018. Trong đó, đã thành lập Tổ công tác xử lý vi phạm cấp huyện để phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành xử lý các vi phạm trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi cho người dân; phát huy vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp ngay từ khi mới phát sinh...
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp&PTNT, nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm mới phát sinh, tiêu biểu như thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và Lương Tài, tuy nhiên, còn một số vi phạm mới phát sinh vẫn chậm bị xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm. Tính đến 15/9, huyện Yên Phong vẫn còn 19 trường hợp vi phạm pháp luật đê điều và công trình thủy lợi; huyện Tiên Du còn 22 trường hợp vi phạm; huyện Quế Võ còn 13 trường hợp vi phạm; thị xã Từ Sơn còn 9 trường hợp.
Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai đợt 2 kế hoạch xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi mới phát sinh, phấn đấu xong trong tháng 10/2018. Khó khăn nhất hiện nay vẫn là xử lý các trường hợp vi phạm trước năm 2016, nhiều vi phạm thuộc làng cổ, khu dân cư xây dựng công trình kiên cố từ những năm trước. Trong khi đó, nhiều nhà dân xây dựng vi phạm hành lang đê lâu năm, nay đã xuống cấp nhưng không được tự ý sửa chữa, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác đôn đốc xử lý vi phạm của tỉnh cho biết, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai xử lý dứt điểm các vi phạm phát sinh mới, đồng thời, yêu cầu các hộ vi phạm lâu năm, thuộc khu vực làng cổ không được tự ý cơi nới, nếu muốn sửa chữa phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Về lâu dài, lập dự án tái định cư cho các hộ phải di rời, trả lại hành lang đê điều và công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương xử lý vi phạm tồn tại, thành lập các Tổ xử lý nhanh để tiến hành xử lý ngay các trường hợp vi phạm mới phát sinh trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện thủ tục, phương án cho thuê đất đối với các hộ kinh doanh, tập kết bãi vật liệu đã được quy hoạch; tiến hành cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Ông Trịnh Xuân Nhàn, Trưởng Phòng Kinh tế, Tổ trưởng Tổ công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi thành phố cho biết: Trong tháng 8 vừa qua, các lực lượng chức năng của thành phố đã tiến hành cưỡng chế đối với 04 hộ tại phường Phong Khê cố tình xây móng nhà kiên cố với diện tích gần 100m2 trên hành lang đê sông Ngũ Huyện Khê. Quá trình cưỡng chế đảm bảo dân chủ, công khai, chặt chẽ, đúng trình tự, quy định của pháp luật và được đông đảo nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Các hộ vi phạm cũng tự nhận rõ sai phạm và cam kết không tái phạm. Đối với các hộ còn lại, UBND các xã, phường chỉ đạo, yêu cầu tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm xong trước 15/10, sau ngày 15/10, UBND thành phố sẽ lập hồ sơ, tổ chức cưỡng chế theo quy định…
Cùng với thành phố, các huyện, thị xã cũng tích cực triển khai kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi năm 2018. Trong đó, đã thành lập Tổ công tác xử lý vi phạm cấp huyện để phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành xử lý các vi phạm trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi cho người dân; phát huy vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp ngay từ khi mới phát sinh...
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp&PTNT, nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm mới phát sinh, tiêu biểu như thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và Lương Tài, tuy nhiên, còn một số vi phạm mới phát sinh vẫn chậm bị xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm. Tính đến 15/9, huyện Yên Phong vẫn còn 19 trường hợp vi phạm pháp luật đê điều và công trình thủy lợi; huyện Tiên Du còn 22 trường hợp vi phạm; huyện Quế Võ còn 13 trường hợp vi phạm; thị xã Từ Sơn còn 9 trường hợp.
Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai đợt 2 kế hoạch xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi mới phát sinh, phấn đấu xong trong tháng 10/2018. Khó khăn nhất hiện nay vẫn là xử lý các trường hợp vi phạm trước năm 2016, nhiều vi phạm thuộc làng cổ, khu dân cư xây dựng công trình kiên cố từ những năm trước. Trong khi đó, nhiều nhà dân xây dựng vi phạm hành lang đê lâu năm, nay đã xuống cấp nhưng không được tự ý sửa chữa, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác đôn đốc xử lý vi phạm của tỉnh cho biết, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai xử lý dứt điểm các vi phạm phát sinh mới, đồng thời, yêu cầu các hộ vi phạm lâu năm, thuộc khu vực làng cổ không được tự ý cơi nới, nếu muốn sửa chữa phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Về lâu dài, lập dự án tái định cư cho các hộ phải di rời, trả lại hành lang đê điều và công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương xử lý vi phạm tồn tại, thành lập các Tổ xử lý nhanh để tiến hành xử lý ngay các trường hợp vi phạm mới phát sinh trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện thủ tục, phương án cho thuê đất đối với các hộ kinh doanh, tập kết bãi vật liệu đã được quy hoạch; tiến hành cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Mùa mưa bão đã đến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, đe dọa tới an toàn đê, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Để góp phần bảo vệ an toàn cho hệ thống đê điều và công trình thủy lợi cũng như cuộc sống của người dân, rất cần sự tập trung cao của các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cấp cơ sở, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.