Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh
(BNP) - Thực hiện Công điện khẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại văn bản số 3407/UBND-NN, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.
Tăng cường theo dõi, giám sát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh. Chủ động liên hệ với Cục Chăn nuôi và Thú y nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đề nghị hỗ trợ và phối hợp tìm các giải pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
Các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu lợn, sản phẩm của lợn đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi; khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập trung tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong tỉnh tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh; đồng thời thành lập các tổ công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn có nguy cơ cao./.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
Các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu lợn, sản phẩm của lợn đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi; khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập trung tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong tỉnh tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh; đồng thời thành lập các tổ công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn có nguy cơ cao./.