Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu
(BNP) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
Xưởng chế biến các loại nông sản phục vụ xuất khẩu của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến thực phẩm sạch Lương Tài
Chỉ thị nêu rõ, những năm qua, hoạt động xuất khẩu của cả nước đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp một phần không nhỏ với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục: Năm 2016 đạt 21,5 tỷ USD; năm 2017 đạt 29,9 tỷ USD tăng 31%, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính chung 11 tháng đầu năm 2018 đạt 33,582 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2017. Sản phẩm xuất khẩu tập trung chủ yếu vào nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, điện tử và linh kiện (chiếm trên 97% tổng giá trị xuất khẩu). Một số lĩnh vực, sản phẩm khác có giá trị xuất khẩu cao là: hàng dệt may (năm 2016, 2017 đạt lần lượt là 257,3 triệu USD và 341,1 triệu USD), hàng thủ công mỹ nghệ (năm 2016, 2017 đạt lần lượt là 18,9 triệu USD và 25,1 triệu USD).
Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu của tỉnh vẫn còn những hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu). Sản phẩm công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên đóng góp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước còn thấp chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Quy mô sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ còn nhỏ lẻ, chậm thay đổi mẫu mã sản phẩm. Thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, đồ gỗ mỹ nghệ.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; đồng thời tăng cường nắm bắt thông tin thị trường, các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như: Sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để các sở, ngành, Hiệp hội, hội doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp nắm bắt.
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa, trong đó tập trung nâng cấp công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistic, cảng cạn ICD để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa; triển khai các đề án, dự án phát triển hạ tầng thương mại, các dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu.
Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với phát triển quy mô lớn, công nghệ cao
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó ưu tiên các mặt hàng có lợi thế trong tỉnh là: May mặc, đồ gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cơ khí chính xác, chế biến nông sản, thực phẩm. Tích cực tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi và lựa chọn dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra phương thức sản xuất kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng và có cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào một số ngành ưu tiên: công nghiệp hỗ trợ, may mặc, chế biến nông sản; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các chương trình hỗ trợ công tác đào tạo nghề, tạo nguồn lao động phù hợp cho các ngành đang có nhu cầu chuyển sang áp dụng công nghệ 4.0 như chế biến gỗ, may mặc, điện, điện tử, chế biến nông sản...
Cục Hải quan Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác hướng dẫn thủ tục, quy định của pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; Thực hiện rà soát, niêm yết công khai Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành theo giấy phép, theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
Cục Thuế Bắc Ninh tổ chức thực hiện đúng quy định về việc hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định, đồng thời nghiên cứu rút ngắn tối thiểu 15% thời gian đối với phương thức kiểm tra trước hoàn thuế sau, nhằm giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thực hiện tăng cường tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp nắm và thực hiện đúng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế theo Luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, sản xuất tại địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực và có kế hoạch khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới xuất khẩu.
Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường và tăng cường vai trò các Hiệp hội
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, triển khai các biện pháp tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Tích cực triển khai Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”, ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cơ sở dữ liệu Quốc gia về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính để các doanh nghiệp tham khảo và chủ động, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; tổ chức, quản lý về ATTP trong sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản và muối.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng của Trung ương, các bộ, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động; đẩy mạnh thông tin tới hội viên về các mô hình quản trị hiện đại, tầm quan trọng của cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có thương hiệu đối với hoạt động xuất khẩu.
Phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp, phối hợp và hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong triển khai tổ chức đào tạo, sử dụng lao động sau đào tạo và tiếp nhận tiến bộ khoa học trong quản lý, điều hành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu của tỉnh vẫn còn những hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu). Sản phẩm công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên đóng góp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước còn thấp chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Quy mô sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ còn nhỏ lẻ, chậm thay đổi mẫu mã sản phẩm. Thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, đồ gỗ mỹ nghệ.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; đồng thời tăng cường nắm bắt thông tin thị trường, các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như: Sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để các sở, ngành, Hiệp hội, hội doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp nắm bắt.
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa, trong đó tập trung nâng cấp công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistic, cảng cạn ICD để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa; triển khai các đề án, dự án phát triển hạ tầng thương mại, các dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu.
Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với phát triển quy mô lớn, công nghệ cao
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó ưu tiên các mặt hàng có lợi thế trong tỉnh là: May mặc, đồ gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cơ khí chính xác, chế biến nông sản, thực phẩm. Tích cực tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi và lựa chọn dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra phương thức sản xuất kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng và có cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào một số ngành ưu tiên: công nghiệp hỗ trợ, may mặc, chế biến nông sản; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các chương trình hỗ trợ công tác đào tạo nghề, tạo nguồn lao động phù hợp cho các ngành đang có nhu cầu chuyển sang áp dụng công nghệ 4.0 như chế biến gỗ, may mặc, điện, điện tử, chế biến nông sản...
Cục Hải quan Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác hướng dẫn thủ tục, quy định của pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; Thực hiện rà soát, niêm yết công khai Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành theo giấy phép, theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
Cục Thuế Bắc Ninh tổ chức thực hiện đúng quy định về việc hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định, đồng thời nghiên cứu rút ngắn tối thiểu 15% thời gian đối với phương thức kiểm tra trước hoàn thuế sau, nhằm giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thực hiện tăng cường tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp nắm và thực hiện đúng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế theo Luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, sản xuất tại địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực và có kế hoạch khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới xuất khẩu.
Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường và tăng cường vai trò các Hiệp hội
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, triển khai các biện pháp tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Tích cực triển khai Nghị quyết 176/2015/NQ-HĐND17 về Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”, ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cơ sở dữ liệu Quốc gia về các biện pháp an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính để các doanh nghiệp tham khảo và chủ động, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; tổ chức, quản lý về ATTP trong sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản và muối.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng của Trung ương, các bộ, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động; đẩy mạnh thông tin tới hội viên về các mô hình quản trị hiện đại, tầm quan trọng của cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có thương hiệu đối với hoạt động xuất khẩu.
Phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp, phối hợp và hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong triển khai tổ chức đào tạo, sử dụng lao động sau đào tạo và tiếp nhận tiến bộ khoa học trong quản lý, điều hành.