Doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng tăng 14,5%
(BNP) - Thị trường bán lẻ hàng hóa trong 6 tháng đầu năm luôn sôi động, nhất là vào thời điểm những tháng giáp Tết và những tháng hè. Các siêu thị, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ có nguồn hàng phong phú, đa dạng và áp dụng nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu thị trường, tăng sức mua. Hệ thống các cửa hàng tiện lợi được mở rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh trở thành điểm mua sắm lý tưởng của người tiêu dùng.
Lương thực, thực phẩm là một những nhóm hàng có doanh thu bán lẻ tăng cao.
Đến hết tháng 6, toàn tỉnh có 24 siêu thị, trung tâm thương mại và gần 70 cửa hàng tiện lợi với lợi thế nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, giá cả ổn định, không gian mua sắm rộng và sạch đẹp, được chăm sóc bằng nhiều dịch vụ khác kèm theo… thu hút sự quan tâm mua sắm của nhiều người.
Tính chung, doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm ước đạt 22.099,5 tỷ đồng, tăng 14,5%. Trong đó, kinh tế tập thể đạt 254,1 tỷ đồng, tăng 13,5%; kinh tế cá thể đạt 14.046,2 tỷ đồng, tăng 14,3% và kinh tế tư nhân đạt 7.799,2 tỷ đồng, tăng 14,9%.
Phân theo nhóm hàng, 12/12 nhóm hàng đều có chỉ số tăng từ 8,5-14,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số nhóm hàng có mức tăng cao hơn chỉ số chung, như: Lương thực, thực phẩm; phương tiện đi lại; xăng dầu các loại và dịch vụ sửa chữa xe có ô tô, mô tô…
Tuy nhiên, doanh thu một số ngành dịch vụ lại tăng thấp, một số dịch vụ còn giảm so cùng kỳ năm trước do lượng và mức tiêu dùng giảm hơn, như: lưu trú (+5,7%), ăn uống (+9,9), dịch vụ tiêu dùng khác (+3,7%).
Tính chung, doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm ước đạt 22.099,5 tỷ đồng, tăng 14,5%. Trong đó, kinh tế tập thể đạt 254,1 tỷ đồng, tăng 13,5%; kinh tế cá thể đạt 14.046,2 tỷ đồng, tăng 14,3% và kinh tế tư nhân đạt 7.799,2 tỷ đồng, tăng 14,9%.
Phân theo nhóm hàng, 12/12 nhóm hàng đều có chỉ số tăng từ 8,5-14,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số nhóm hàng có mức tăng cao hơn chỉ số chung, như: Lương thực, thực phẩm; phương tiện đi lại; xăng dầu các loại và dịch vụ sửa chữa xe có ô tô, mô tô…
Tuy nhiên, doanh thu một số ngành dịch vụ lại tăng thấp, một số dịch vụ còn giảm so cùng kỳ năm trước do lượng và mức tiêu dùng giảm hơn, như: lưu trú (+5,7%), ăn uống (+9,9), dịch vụ tiêu dùng khác (+3,7%).