Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề “nóng” về môi trường
(BNP) – Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sáng 5/12, nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến lĩnh vực đất đai, ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề, xử lý rác thải… được đại biểu đại diện cho cử tri các địa phương nêu ra tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVIII. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đào Quang Khải đã có phần trả lời chất vấn nhanh gọn, đúng trọng tâm các vấn đề cử tri quan tâm.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đào Quang Khải.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Huy Chiến, Tổ đại biểu thành phố Bắc Ninh về kết quả thực hiện Nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha để phát triển kinh tế - xã hội đạt tỷ lệ thấp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 2018 đến nay, HĐND tỉnh đã thông qua 08 Nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha cho 1.227 dự án với diện tích thu hồi 3.889,9ha. Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được 174 dự án với diện tích 631,7ha. Ngoài ra, UBND cấp huyện đang triển khai thực hiện bồi thường GPMB khoảng 298 dự án với diện tích 1.070ha; các dự án còn lại đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về lựa chọn nhà đầu tư, lập trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường…
Tuy nhiên, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt thấp là do việc thực hiện bồi thường GPMB thường kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư; một số dự án được UBND tỉnh cho phép khảo sát địa điểm nhưng không có trong quy hoạch sử dụng đất có thẩm quyền phê duyệt, phải bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dẫn đến thời gian bàn giao đất cho nhà đầu tư chậm… Trong thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về đất đai; thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt thấp là do việc thực hiện bồi thường GPMB thường kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư; một số dự án được UBND tỉnh cho phép khảo sát địa điểm nhưng không có trong quy hoạch sử dụng đất có thẩm quyền phê duyệt, phải bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dẫn đến thời gian bàn giao đất cho nhà đầu tư chậm… Trong thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về đất đai; thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Đại biểu Dương Thị Thanh Huyền.
Với chủ đề năm 2019 “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch”, đại biểu Dương Thị Thanh Huyền, Tổ đại biểu huyện Thuận Thành chất vấn về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 - 2025, nhất là một số nội dung đến nay còn chậm tiến độ. Trả lời nội dung này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định, đây là chủ trương lớn nhằm từng bước khắc phục tồn tại, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giải quyết triệt để các vấn đề môi trường cấp bách, bức xúc, tồn đọng, đưa Bắc Ninh phát triển hài hòa theo hướng bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức hưởng ứng của mỗi người dân, công tác bảo vệ môi trường đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên một số nội dung của Đề án chưa đạt tiến độ đề ra như: việc lựa chọn được địa điểm lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt công suất nhỏ tại một số địa phương do chưa có quy hoạch quản lý chất thải rắn hoặc không tìm được vị trí phù hợp; tiến độ triển khai các dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát điện; xây mới, cải tạo, nâng cấp các nhà vệ sinh trường học bị hư hỏng, xuống cấp đảm bảo theo chuẩn Quốc gia…
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện Yên Phong, Tiên Du, thị xã Từ Sơn triển khai ngay việc đầu tư xây dựng các lò đốt rác thải sinh hoạt tại các địa phương đã GPMB, đồng thời, áp dụng các biện pháp tổng hợp để hạn chế ô nhiễm tại các điểm tập kết rác còn tồn đọng. Triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các phong trào với nội dung cụ thể như: phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, phong trào làm sạch ruộng đồng, vận động doanh nghiệp, siêu thị, khách sạn, nhà hàng và toàn dân hạn chế tối đa sử dụng túi nilon, làm sạch đường làng ngõ xóm…
Giải trình về vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó, 30 làng nghề truyền thống, 32 làng nghề mới, hầu hết các làng nghề có dây chuyền công nghệ thủ công, lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu, chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, không có hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Để từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, Sở đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách, đề án, dự án và các giải pháp như: Nghị quyết số 35 và Quyết định số 47 về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, Khắc Niệm, xây dựng CCN làng nghề Văn Môn để di chuyển các cơ sở sản xuất trong làng nghề ra CCN; xây dựng Đề án chuyển đổi CCN Phú Lâm, CCN Phong Khê và các cơ sở sản xuất trong làng nghề Phong Khê thành khu thương mại, dịch vụ và dân cư.
Đại biểu Nguyễn Thị Hiển.
Đề cập tới chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hiển về rác thải tại các thùng chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các khu đồng ruộng hầu như chưa được vận chuyển, xử lý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố làm việc với các doanh nghiệp có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để hợp đồng vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn cho các thôn, xóm, khu phố và người dân sử dụng đúng mục đích và quản lý chặt chẽ các thùng chứa; tổ chức thu gom thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng định kỳ 6 tháng/lần để chuyển đến đơn vị chức năng xử lý.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, để xử lý triệt để rác thải trên địa bàn tỉnh, hiện nay, tỉnh đang triển khai đầu tư xây dựng 03 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại các huyện Quế Võ, Lương Tài và Thuận Thành. Dự kiến các nhà máy đi vào hoạt động chính thức từ cuối năm 2021, góp phần xử lý toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng trả lời các chất vấn về: mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến điểm tập kết trên địa bàn tỉnh; ô nhiễm nước thải do chăn nuôi; tình trạng một số doanh nghiệp, dự án đã được giao đất nhiều năm nay những vẫn bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất…