Góp phần nâng cao vị thế thể thao Bắc Ninh trên đấu trường trong nước và quốc tế
(BNP) - Năm 2017 là năm mà thể thao Bắc Ninh gặt hái được nhiều thành tích đột phá sau 20 năm tỉnh Bắc Ninh được tái lập với những tấm huy chương tại các giải thể thao Quốc gia, quốc tế. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Trung tâm đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), góp phần nâng cao vị thế, thứ hạng của thể thao Bắc Ninh trong nước và quốc tế.
Một buổi tập luyện của các VĐV môn Karatedo.
Hiện nay, Trung tâm đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao tỉnh đang đào tạo 235 VĐV thể thao thành tích cao, trong đó có 53 VĐV đội tuyển tỉnh, đội tuyển trẻ 61 VĐV và đội tuyển năng khiếu là 121 VĐV ở 10 môn thể thao gồm Vật, Cử tạ, Đấu kiếm, Cờ vua, Karatedo, Boxing, Wushu và Judo, Cầu lông và Quần vợt. Đây là những môn thể thao không chỉ là thế mạnh của tỉnh mà còn là trọng điểm thi đấu tại các kỳ Olympic, Asiad, Đại hội TDTT toàn quốc. Năm 2017, Trung tâm đã tổ chức cho VĐV tham gia thi đấu 27 giải thể thao quốc gia, quốc tế và đạt được 180 huy chương các loại (tăng 17 huy chương so với năm 2016), trong đó, riêng giải quốc tế đạt được 23 HCV, 7 HCB và 15 HCĐ (tăng 12 HCV so với năm 2016).
Đặc biệt, có VĐV Trần Đăng Minh Quang đạt HCB Giải Vô địch trẻ Cờ vua châu Á; VĐV Đỗ Tú Tùng xếp hạng 5 Giải vô dịch Cử tạ thanh thiếu niên thế giới và giành suất tham dự giải trẻ Olympic năm 2018; VĐV Nguyễn Văn Nhật đạt 1 HCV và 1 HCĐ môn Karatedo tại SeaGames 29; VĐV Nguyễn Thị Quyên, đạt 1 HCĐ môn Đấu kiếm tại SeaGames 29…
Nhà thi đấu Đa năng tỉnh những ngày cuối tháng 8, giữa nhiệt độ trung bình ngoài trời lên đến 36 - 37 độ dường như không làm ảnh hưởng tới tinh thần hăng say luyện tập của các VĐV đội tuyển Karatedo. Gạt những giọt mồ hôi đang đổ dài trên má, VĐV Nguyễn Tiến Tùng, đội trưởng môn Karatedo tâm sự: “Em tham gia luyện tập môn Karatedo đã được 7 năm, ban đầu mục đích chính là để rèn luyện, nâng cao sức khỏe nhưng càng theo tập, em càng thấy đam mê. Thành tích lớn nhất của em cho tới thời điểm này đã giành được HCV tại Giải vô địch trẻ Karatedo toàn quốc, có được thành tích đó ngoài sự nỗ lực khổ luyện không ngừng của bản thân, còn có sự chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các HLV - những người thầy hết sức nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi, thân thiết…”.
Chia sẻ về những khó khăn để đi tới thành công, ông Nguyễn An Phú, Giám đốc Trung tâm đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao tỉnh cho biết: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu luyện tập của các VĐV. Hiện, mới chỉ đáp ứng nhu cầu tập luyện tại chỗ của 5 môn, các môn còn lại phải học nhờ tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh. Trong khi đó, công tác xây dựng tuyến VĐV năng khiếu cơ sở cũng gây khó khăn cho công tác tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh…
Trước những khó khăn trên, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trường học, các địa phương trong công tác phát hiện, đào tạo các VĐV có năng khiếu thể thao thông qua phong trào thể thao ở cơ sở. Song, để đào tạo được một VĐV chuyên nghiệp, ngoài yếu tố năng khiếu bản thân mỗi VĐV phải có sức khỏe tốt, tinh thần dẻo dai bền bỉ. Bên cạnh đó, các VĐV tại Trung tâm vừa phải tập luyện chuyên môn, vừa phải học văn hóa, 100% VĐV ở nội trú; thêm vào đó, các VĐV đang ở lứa tuổi thiếu niên, hiếu động và rất dễ sa vào những tệ nạn xã hội. Bởi vậy, các HLV không chỉ là người tập luyện năng khiếu thể thao mà còn mang trên mình vai trò của những người làm cha, làm mẹ bảo ban từ những việc nhỏ nhất, uốn nắn cho các em tính tự lập, tự giác trong học tập, rèn luyện.
Bên cạnh sự cố gắng, khổ luyện, nỗ lực vươn lên của tập thể HLV, VĐV của Trung tâm, những năm qua tỉnh có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi, thu hút HLV, VĐV tài năng tham gia các môn thể thao thành tích cao; có chế độ dinh dưỡng, đặc thù cho HLV và VĐV; chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân tài, hình thành các quỹ khen thưởng đột xuất, thường xuyên cho các VĐV; đầu tư cải tạo sân tập, ký túc xá… Qua đó, tạo động lực cho các HLV, VĐV tại Trung tâm tích cực rèn luyện, thi đấu và mang về cho tỉnh nhiều huy chương tại các giải thể thao Quốc gia, quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của thể thao tỉnh nhà trên đấu trường trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu “cao hơn, xa hơn” trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyển chọn ban đầu từ cơ sở, nhằm hình thành lực lượng VĐV năng khiếu tuyến huyện, cung cấp lực lượng VĐV năng khiếu cho tỉnh; tiếp tục rà soát, tuyển chọn, sàng lọc VĐV để xây dựng đội ngũ kế cận; đưa VĐV các bộ môn đi tập huấn, thi đấu giao hữu, giúp VĐV tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh, tâm lý, đồng thời, tạo điều kiện cho HLV được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng huấn luyện. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp VĐV ăn đủ, ăn đúng khẩu phần quy định, đảm bảo sức khỏe và khả năng phục hồi tốt sau tập luyện.
Ngoài việc đầu tư phát triển các môn thể thao thế mạnh của địa phương, hướng đi mới của Trung tâm là sẽ mở thêm những bộ môn mới tiếp cận với thể thao thành tích cao thi đấu tại các kỳ Olympic, ASIAD, Đại hội TDTT toàn quốc. Trước mắt, chuẩn bị tốt lực lượng tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 và phấn đấu đạt từ 6 – 7 HCV, góp phần xác lập vị thế thể thao Bắc Ninh trên đấu trường trong nước và quốc tế, đồng thời, quảng bá hình ảnh Bắc Ninh văn hiến, năng động trong thời kỳ hội nhập và phát triển./.
Đặc biệt, có VĐV Trần Đăng Minh Quang đạt HCB Giải Vô địch trẻ Cờ vua châu Á; VĐV Đỗ Tú Tùng xếp hạng 5 Giải vô dịch Cử tạ thanh thiếu niên thế giới và giành suất tham dự giải trẻ Olympic năm 2018; VĐV Nguyễn Văn Nhật đạt 1 HCV và 1 HCĐ môn Karatedo tại SeaGames 29; VĐV Nguyễn Thị Quyên, đạt 1 HCĐ môn Đấu kiếm tại SeaGames 29…
Nhà thi đấu Đa năng tỉnh những ngày cuối tháng 8, giữa nhiệt độ trung bình ngoài trời lên đến 36 - 37 độ dường như không làm ảnh hưởng tới tinh thần hăng say luyện tập của các VĐV đội tuyển Karatedo. Gạt những giọt mồ hôi đang đổ dài trên má, VĐV Nguyễn Tiến Tùng, đội trưởng môn Karatedo tâm sự: “Em tham gia luyện tập môn Karatedo đã được 7 năm, ban đầu mục đích chính là để rèn luyện, nâng cao sức khỏe nhưng càng theo tập, em càng thấy đam mê. Thành tích lớn nhất của em cho tới thời điểm này đã giành được HCV tại Giải vô địch trẻ Karatedo toàn quốc, có được thành tích đó ngoài sự nỗ lực khổ luyện không ngừng của bản thân, còn có sự chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các HLV - những người thầy hết sức nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi, thân thiết…”.
Chia sẻ về những khó khăn để đi tới thành công, ông Nguyễn An Phú, Giám đốc Trung tâm đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao tỉnh cho biết: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu luyện tập của các VĐV. Hiện, mới chỉ đáp ứng nhu cầu tập luyện tại chỗ của 5 môn, các môn còn lại phải học nhờ tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh. Trong khi đó, công tác xây dựng tuyến VĐV năng khiếu cơ sở cũng gây khó khăn cho công tác tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh…
Trước những khó khăn trên, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trường học, các địa phương trong công tác phát hiện, đào tạo các VĐV có năng khiếu thể thao thông qua phong trào thể thao ở cơ sở. Song, để đào tạo được một VĐV chuyên nghiệp, ngoài yếu tố năng khiếu bản thân mỗi VĐV phải có sức khỏe tốt, tinh thần dẻo dai bền bỉ. Bên cạnh đó, các VĐV tại Trung tâm vừa phải tập luyện chuyên môn, vừa phải học văn hóa, 100% VĐV ở nội trú; thêm vào đó, các VĐV đang ở lứa tuổi thiếu niên, hiếu động và rất dễ sa vào những tệ nạn xã hội. Bởi vậy, các HLV không chỉ là người tập luyện năng khiếu thể thao mà còn mang trên mình vai trò của những người làm cha, làm mẹ bảo ban từ những việc nhỏ nhất, uốn nắn cho các em tính tự lập, tự giác trong học tập, rèn luyện.
Bên cạnh sự cố gắng, khổ luyện, nỗ lực vươn lên của tập thể HLV, VĐV của Trung tâm, những năm qua tỉnh có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi, thu hút HLV, VĐV tài năng tham gia các môn thể thao thành tích cao; có chế độ dinh dưỡng, đặc thù cho HLV và VĐV; chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân tài, hình thành các quỹ khen thưởng đột xuất, thường xuyên cho các VĐV; đầu tư cải tạo sân tập, ký túc xá… Qua đó, tạo động lực cho các HLV, VĐV tại Trung tâm tích cực rèn luyện, thi đấu và mang về cho tỉnh nhiều huy chương tại các giải thể thao Quốc gia, quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của thể thao tỉnh nhà trên đấu trường trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu “cao hơn, xa hơn” trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyển chọn ban đầu từ cơ sở, nhằm hình thành lực lượng VĐV năng khiếu tuyến huyện, cung cấp lực lượng VĐV năng khiếu cho tỉnh; tiếp tục rà soát, tuyển chọn, sàng lọc VĐV để xây dựng đội ngũ kế cận; đưa VĐV các bộ môn đi tập huấn, thi đấu giao hữu, giúp VĐV tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh, tâm lý, đồng thời, tạo điều kiện cho HLV được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng huấn luyện. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp VĐV ăn đủ, ăn đúng khẩu phần quy định, đảm bảo sức khỏe và khả năng phục hồi tốt sau tập luyện.
Ngoài việc đầu tư phát triển các môn thể thao thế mạnh của địa phương, hướng đi mới của Trung tâm là sẽ mở thêm những bộ môn mới tiếp cận với thể thao thành tích cao thi đấu tại các kỳ Olympic, ASIAD, Đại hội TDTT toàn quốc. Trước mắt, chuẩn bị tốt lực lượng tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 và phấn đấu đạt từ 6 – 7 HCV, góp phần xác lập vị thế thể thao Bắc Ninh trên đấu trường trong nước và quốc tế, đồng thời, quảng bá hình ảnh Bắc Ninh văn hiến, năng động trong thời kỳ hội nhập và phát triển./.