Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai các biện pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
(BNP) - Tại văn bản số 22/TB-UBND, Văn phòng UBND tỉnh thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh tại Hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi diễn ra ngày 05/3.
Phun hóa chất khử trùng cho các phương tiện ra vào địa bàn, nhằm khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của tỉnh. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có khả năng xâm nhiễm vào Bắc Ninh”; thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc chỉ đạo, thực hiện phòng, chống dịch tại các huyện, thị xã, thành phố, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; phương pháp xử lý đàn lợn mắc bệnh; tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; chỉ đạo tăng cường lực lượng thú ý xuống các cơ sở để tham gia hướng dẫn, giám sát và phòng chống dịch bệnh; Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi; thực hiện việc cấp phép hoạt động đối với những cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn sinh học; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi chưa đủ điều kiện thực hiện các trình tự cấp phép theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn” tới các xã, phường, thị trấn. Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn (sử dụng vôi bột, thuốc sát trùng…); xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
Thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, đối với các huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với các tỉnh có dịch, chủ động thành lập các chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông; thành lập đội kiểm dịch động vật cơ động liên ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn khi cần thiết. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Kinh tế) tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để dịch lây lan ra diện rộng, không có biện pháp khống chế kịp thời.
Đối với các Sở ban ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó đặc biệt lưu ý giám sát quá trình xử lý tiêu hủy đảm bảo vệ sinh môi trường; xác định và bố trí các vị trí tiêu hủy phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và sức khỏe cộng đồng. Tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài (tiêu hủy toàn bộ); quản lý quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với lợn và các sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan thông tin đại chúng tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng để người chăn nuôi, người tham gia buôn bán giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn và cả xã hội vào cuộc để kiểm soát tốt, không để dịch lây lan theo tinh thần vừa đảm bảo chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển chăn nuôi nhưng không gây hoang mang cho người dân và cộng đồng; tuyên truyền vận động người dân thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn” tới các xã, phường, thị trấn. Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn (sử dụng vôi bột, thuốc sát trùng…); xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
Thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, đối với các huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với các tỉnh có dịch, chủ động thành lập các chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông; thành lập đội kiểm dịch động vật cơ động liên ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn khi cần thiết. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Kinh tế) tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để dịch lây lan ra diện rộng, không có biện pháp khống chế kịp thời.
Đối với các Sở ban ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó đặc biệt lưu ý giám sát quá trình xử lý tiêu hủy đảm bảo vệ sinh môi trường; xác định và bố trí các vị trí tiêu hủy phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và sức khỏe cộng đồng. Tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài (tiêu hủy toàn bộ); quản lý quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với lợn và các sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan thông tin đại chúng tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng để người chăn nuôi, người tham gia buôn bán giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn và cả xã hội vào cuộc để kiểm soát tốt, không để dịch lây lan theo tinh thần vừa đảm bảo chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển chăn nuôi nhưng không gây hoang mang cho người dân và cộng đồng; tuyên truyền vận động người dân thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.