Lan tỏa làn điệu dân ca Quan họ trong đời sống đương đại
(BNP) – Sau gần 10 năm dân ca Quan họ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh đã trở thành một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản dân ca Quan họ. Qua đó, góp phần bồi đắp thêm tình yêu Quan họ của mỗi người dân vùng Kinh Bắc, đồng thời, đưa giá trị dân ca Quan họ ngày càng lan tỏa và có sức sống bền bỉ trong đời sống đương đại.
Một tiết mục dân ca Quan họ do các thành viên trong lớp học nâng cao kỹ năng Quan họ thực hiện.
Mỗi người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Ninh – Kinh Bắc đều mang trong mình niềm tự hào về di sản văn hóa dân ca Quan họ và mong muốn được cùng chung tay góp sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca Quan họ thông qua các hoạt động cộng đồng. Cùng với việc thành lập các CLB Quan họ khắp các thôn, xã thì hoạt động truyền dạy dân ca Quan họ cũng diễn ra ngay trong từng gia đình, dòng họ, làng, xã với các lớp học tình nguyện do các nghệ nhân, nghệ sỹ tổ chức dành cho những người yêu và say Quan họ.
Có mặt tại Nhà chứa Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh trong buổi tổng kết lớp học nâng cao kỹ năng Quan họ và lớp học hát Quan họ măng non, chứng kiến và lắng nghe những thành viên của lớp học thể hiện các tiết mục Quan họ, mới thấy được những giá trị đặc sặc của văn hóa Quan họ luôn được bảo lưu, thực hành qua các hoạt động của cộng đồng. Không ai bảo ai, khi công việc gia đình đã tạm gác, các thành viên lại hẹn nhau đến Nhà chứa để luyện những câu Quan họ cổ để tiếng hát được “vang, rền, nền, nảy”…
Trao đổi với nghệ nhân Lê Cần cũng là thầy giáo của lớp học cho biết: Lớp học nâng cao kỹ năng Quan họ thu hút khoảng gần 45 người ở nhiều lứa tuổi từ trẻ tuổi đến trung tuổi, họ gặp nhau ở một điểm chung, đó là tình yêu, niềm đam mê làn điệu dân ca Quan họ. Lớp học liên tục trong vòng 6 tháng vào buổi chiều các ngày Chủ nhật do các nghệ sỹ như Hồng Tĩnh, nhạc sỹ Ngọc Lương, nhà nghiên cứu Lê Chung, nhạc sỹ Đức Miêng và các nghệ nhân là thầy Lê Cần, chị hai Hài đảm nhận việc truyền dạy. Đây là nơi để các thành viên được sinh hoạt, sống với niềm đam mê dân ca Quan họ và quan trọng hơn cả là tăng thêm tình gắn kết, tạo sức mạnh tập thể, góp phần tích cực trong việc cùng tỉnh thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ, tạo sự lan tỏa đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Tại lớp học này, người yêu Quan họ được học, tập luyện những làn điệu cổ hoặc những bài hát mới, đồng thời, được học cách cách lấy hơi, cách buông câu, nhả chữ được nhẹ nhàng, mượt mà, kỹ thuật hát, phong cách biểu diễn đảm bảo đúng lề lối; cùng với đó, là được hướng dẫn cách chơi Quan họ lịch lãm, mực thước; những cử chỉ, lời nói, lối sống giản dị, thanh cao, tình cảm của người Quan họ dành cho nhau...
Lớp truyền dạy măng non có 47 em tham gia, ngoài được học theo giáo trình dành cho học sinh trong các trường học, các em còn được học những bài hát lời mới, được luyện thanh cơ bản, uốn nắn từng câu, chữ sao cho lời hát được tròn vành, rõ chữ…
Có mặt tại Nhà chứa Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh trong buổi tổng kết lớp học nâng cao kỹ năng Quan họ và lớp học hát Quan họ măng non, chứng kiến và lắng nghe những thành viên của lớp học thể hiện các tiết mục Quan họ, mới thấy được những giá trị đặc sặc của văn hóa Quan họ luôn được bảo lưu, thực hành qua các hoạt động của cộng đồng. Không ai bảo ai, khi công việc gia đình đã tạm gác, các thành viên lại hẹn nhau đến Nhà chứa để luyện những câu Quan họ cổ để tiếng hát được “vang, rền, nền, nảy”…
Trao đổi với nghệ nhân Lê Cần cũng là thầy giáo của lớp học cho biết: Lớp học nâng cao kỹ năng Quan họ thu hút khoảng gần 45 người ở nhiều lứa tuổi từ trẻ tuổi đến trung tuổi, họ gặp nhau ở một điểm chung, đó là tình yêu, niềm đam mê làn điệu dân ca Quan họ. Lớp học liên tục trong vòng 6 tháng vào buổi chiều các ngày Chủ nhật do các nghệ sỹ như Hồng Tĩnh, nhạc sỹ Ngọc Lương, nhà nghiên cứu Lê Chung, nhạc sỹ Đức Miêng và các nghệ nhân là thầy Lê Cần, chị hai Hài đảm nhận việc truyền dạy. Đây là nơi để các thành viên được sinh hoạt, sống với niềm đam mê dân ca Quan họ và quan trọng hơn cả là tăng thêm tình gắn kết, tạo sức mạnh tập thể, góp phần tích cực trong việc cùng tỉnh thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ, tạo sự lan tỏa đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Tại lớp học này, người yêu Quan họ được học, tập luyện những làn điệu cổ hoặc những bài hát mới, đồng thời, được học cách cách lấy hơi, cách buông câu, nhả chữ được nhẹ nhàng, mượt mà, kỹ thuật hát, phong cách biểu diễn đảm bảo đúng lề lối; cùng với đó, là được hướng dẫn cách chơi Quan họ lịch lãm, mực thước; những cử chỉ, lời nói, lối sống giản dị, thanh cao, tình cảm của người Quan họ dành cho nhau...
Lớp truyền dạy măng non có 47 em tham gia, ngoài được học theo giáo trình dành cho học sinh trong các trường học, các em còn được học những bài hát lời mới, được luyện thanh cơ bản, uốn nắn từng câu, chữ sao cho lời hát được tròn vành, rõ chữ…
Các thành viên lớp Quan họ măng non háo hức tập luyện trước giờ biểu diễn.
Liền chị Đặng Thị Huệ, Đương Xá 1 bộc bạch: Tôi tham gia hát Quan họ đã 22 năm nên cũng có vốn kha khá để tham gia một canh hát với đủ các chặng lề lối. Nhưng theo tôi, để hát Quan họ hay thì lúc nào cũng phải học, càng học thì càng thấy văn hóa Quan họ rộng lớn. Chính vì vậy, mặc dù đã biết về Quan họ và hát được Quan họ, nhưng khi có lớp nâng cao kỹ năng Quan họ thì tôi hào hứng tham gia nhằm tăng thêm phần hiểu biết về văn hóa ứng xử Quan họ và được các nghệ nhân truyền dạy những bài Quan họ cổ đã bị mai một…
Đối với liền anh Nguyễn Văn Thuyết, Đương Xá 2 thì vui vẻ tâm sự: Tham gia lớp nâng cao kỹ năng Quan họ tôi thấy rất bổ ích vì được nâng cao kỹ năng hát để cho hay hơn. Là người thường xuyên biểu diễn Quan họ ở trong các hoạt động văn nghệ quần chúng ở địa phương, mặc dù không có nhiều về thu nhập song mỗi khi được giao lưu với các anh hai, chị hai say Quan họ, ngoài việc rèn rũa để hát hay hơn thì chúng tôi còn được chia sẻ tâm tư, tình cảm giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống…
Chuẩn bị đến lượt tham gia biểu diễn tại buổi tổng kết lớp học, em Nguyễn Thị Phương Thảo, 11 tuổi, Đương Xá 2 hào hứng cho biết: Đây là lần đầu tiên em học hát Quan họ ở địa phương, em thấy rất thú vị và thực sự bổ ích. Sau hơn 2 tháng, em cũng học được vài bài hát theo lời mới, đơn giản. Em mong rằng, vào mỗi dịp hè bố mẹ lại cho em theo học lớp dân ca Quan họ như vậy.
Cách báo cáo kết quả học tập của các thành viên lớp học tại buổi tổng kết được thực hiện thông qua biểu diễn các tiết mục dân ca Quan họ, đó là cách hát đối đáp trong một canh hát Quan họ truyền thống, là những câu Quan họ cổ mộc mạc nhưng trữ tình với các giọng vặt, giọng giã bạn khó hát. Những câu hát “Người về sẻ ván đóng thuyền/Để em được chở người tiên thưa người…” hay “Vì cam quýt phải đèo bòng/Vì người lịch sự để lòng say hoa…”. Rồi có cả những bài hát Quan họ lời mới do các thành viên lớp măng non thể hiện thông qua các bài hát “Trên rừng 36 thứ chim”, “Lý cây đa”, “Múa hoa thơm bướm lượn”… lần lượt vang lên là minh chứng cho thành tích học tập của các thành viên trong thời gian qua.
Những năm qua, thành phố Bắc Ninh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị di sản dân ca Quan họ với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, thường xuyên tổ chức truyền dạy hát dân ca Quan họ trong cộng đồng và trường học; phục dựng các không gian văn hóa nhà chứa Quan họ; lập hồ sơ đề nghị công nhận Nghệ nhân dân ca Quan họ; tổ chức mở các lớp truyền dạy cho thiếu nhi; phối hợp tổ chức chương trình hát Quan họ trên thuyền và các cuộc thi hát Quan họ đầu xuân… Đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 80 CLB Quan họ được thành lập, trong đó, các lớp truyền dạy Quan họ được thực hiện thường xuyên, liên tục nổi bật là ở các CLB như: Hòa Đình, Bò Sơn, Đương Xá, Thị Cầu, làng Diềm; 36 nghệ nhân được vinh danh là nghệ nhân dân ca Quan họ; phục dựng lại 3 Nhà chứa Quan họ; từ năm 2016 đến nay, thành phố cũng tổ chức được 8 canh hát Quan họ đêm Rằm… đây chính là những cách làm mới để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn di sản dân ca Quan họ.
Có thể thấy, ngày nay, sức sống của Quan họ đã vượt ra khỏi vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc và bén rễ ở nhiều địa phương trên cả nước. Giữ cho mạch nguồn văn hoá quê hương lan toả, tiếp tục được sinh sôi, nảy nở trên những vùng đất mới một phần chính là nhờ các hoạt động truyền dạy, giao lưu qua các thế hệ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Từ thành công của lớp học ở CLB Quan họ Đương Xá, tin tưởng rằng hoạt động truyền dạy dân ca Quan họ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ trường tồn và lan tỏa./.