Lấy ý kiến đóng góp vào Đồ án Quy hoạch Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong
(BNP) - Chiều 1/12, UBND tỉnh tổ chức buổi họp nghe và đóng góp ý tưởng vào Đồ án Quy hoạch Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp tại huyện Yên Phong. Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh phát biểu kết luận tại buổi họp.
Dự họp có các đồng chí: Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nhà sử học Dương Trung Quốc, cố vấn dự án; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và huyện Yên Phong; các chuyên gia Hội Kiến trúc sư, Hội Khoa học lịch sử tỉnh.
Theo đơn vị tư vấn Pentago (Australia), Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong nằm trên khu đất thuộc phân khu Đông Nam thị trấn Chờ; phía Tây giáp khu dân cư Ngân Cầu (thị trấn Chờ), khu dân cư Ngô Nội (xã Trung Nghĩa), phía Đông giáp kênh V8, phía Nam giáp Tỉnh lộ 286, phía Bắc giáp QL18.
Dự kiến, Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong có tổng diện tích gần 100ha, gồm 3 khu chức năng: Khu trung tâm, Bảo tàng nông nghiệp và khu dân cư. Trong đó, khu trung tâm (diện tích khoảng 30 ha) gồm hồ điều hòa và các tòa nhà điển hình mang biểu tượng (người mẹ, trái tim, ấm chén, chiếc nón, điếu cày). Khu Bảo tàng nông nghiệp (diện tích khoảng 15ha) có cấu trúc tái hiện hình ảnh làng quê thân thiện với người dân như: cánh đồng lúa, giếng nước, cây đa, chợ quê… Khu dân cư (diện tích khoảng 55ha) có nhiều loại hình và mật độ xây dựng nhà ở khác nhau, có tỷ lệ cây xanh cao, môi trường sống bền vững.
Các chuyên gia đánh giá cao ý tưởng Đồ án, đã nghiên cứu sâu sắc văn hóa Bắc Bộ nói chung, văn hóa vùng Yên Phong nói riêng. Đồng thời, góp ý một số vấn đề liên quan đến việc gắn kết với khu di tích, Đền thờ Lý Thường Kiệt và các khu di tích lịch sử văn hóa sẵn có của cộng đồng dân cư xung quanh Khu đô thị và các công trình công cộng phục vụ cho dân cư, kết nối giao thông hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, tỷ lệ cây xanh…
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh hoan nghênh, đánh giá cao ý tưởng của đơn vị tư vấn, tuy đây là những ý tưởng ban đầu nhưng có sự gắn kết với truyền thống, văn hoá của quê hương; có cách thể hiện đầy tính sáng tạo, độc đáo. Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, đồng thời kiến giải một số nội dung về công tác quy hoạch, vị trí đặt dự án, tốc độ phát triển công nghiệp – đô thị khu vực Yên Phong.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung vào Đồ án Quy hoạch, trong đó cần lưu ý đến ý tưởng thiết kế, kiến trúc, cách thể hiện. Các Sở, ngành nghiên cứu, cho ý kiến về việc kết nối giao thông, hệ thống thoát nước, các khu đô thị xung quanh, qua đó, xây dựng Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong độc đáo, sáng tạo, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Theo đơn vị tư vấn Pentago (Australia), Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong nằm trên khu đất thuộc phân khu Đông Nam thị trấn Chờ; phía Tây giáp khu dân cư Ngân Cầu (thị trấn Chờ), khu dân cư Ngô Nội (xã Trung Nghĩa), phía Đông giáp kênh V8, phía Nam giáp Tỉnh lộ 286, phía Bắc giáp QL18.
Dự kiến, Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong có tổng diện tích gần 100ha, gồm 3 khu chức năng: Khu trung tâm, Bảo tàng nông nghiệp và khu dân cư. Trong đó, khu trung tâm (diện tích khoảng 30 ha) gồm hồ điều hòa và các tòa nhà điển hình mang biểu tượng (người mẹ, trái tim, ấm chén, chiếc nón, điếu cày). Khu Bảo tàng nông nghiệp (diện tích khoảng 15ha) có cấu trúc tái hiện hình ảnh làng quê thân thiện với người dân như: cánh đồng lúa, giếng nước, cây đa, chợ quê… Khu dân cư (diện tích khoảng 55ha) có nhiều loại hình và mật độ xây dựng nhà ở khác nhau, có tỷ lệ cây xanh cao, môi trường sống bền vững.
Các chuyên gia đánh giá cao ý tưởng Đồ án, đã nghiên cứu sâu sắc văn hóa Bắc Bộ nói chung, văn hóa vùng Yên Phong nói riêng. Đồng thời, góp ý một số vấn đề liên quan đến việc gắn kết với khu di tích, Đền thờ Lý Thường Kiệt và các khu di tích lịch sử văn hóa sẵn có của cộng đồng dân cư xung quanh Khu đô thị và các công trình công cộng phục vụ cho dân cư, kết nối giao thông hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, tỷ lệ cây xanh…
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh hoan nghênh, đánh giá cao ý tưởng của đơn vị tư vấn, tuy đây là những ý tưởng ban đầu nhưng có sự gắn kết với truyền thống, văn hoá của quê hương; có cách thể hiện đầy tính sáng tạo, độc đáo. Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, đồng thời kiến giải một số nội dung về công tác quy hoạch, vị trí đặt dự án, tốc độ phát triển công nghiệp – đô thị khu vực Yên Phong.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung vào Đồ án Quy hoạch, trong đó cần lưu ý đến ý tưởng thiết kế, kiến trúc, cách thể hiện. Các Sở, ngành nghiên cứu, cho ý kiến về việc kết nối giao thông, hệ thống thoát nước, các khu đô thị xung quanh, qua đó, xây dựng Khu đô thị, du lịch văn hóa và dịch vụ tổng hợp huyện Yên Phong độc đáo, sáng tạo, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.