Luồng gió mới từ mô hình thí điểm “Làng Saemaul Undong” tại Quế Võ
(BNP) – Với mục tiêu phát huy tính tự chủ của nông dân, mô hình làng Nông thôn mới (NTM) duy nhất tại Bắc Ninh theo kiểu Saemaul Undong của Hàn Quốc được triển khai thí điểm tại thôn Mộ Đạo, xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ hy vọng sẽ tạo luồng gió mới vào chương trình xây dựng NTM hiện nay.
Nhà văn hóa thôn Mộ Đạo được hỗ trợ xây dựng theo mô hình Hàn Quốc.
Saemaul Undong là phong trào cộng đồng mới, hay phong trào làng mới, được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra từ năm 1970 để phát triển khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn và đô thị để hướng đến ổn định và phát triển xã hội. Đây được coi là chương trình phát triển toàn diện nông thôn, nhằm đưa đến sự thay đổi cho làng xóm, thông qua việc nâng cao tính trách nhiệm và lòng tự tôn của người dân.
Tại Việt Nam, trong 7 năm (2014 - 2021), Quỹ toàn cầu hoá NTM Hàn Quốc sẽ hỗ trợ xây dựng 8 làng dự án, tập trung tại 5 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Hậu Giang. Trong đó, Bắc Ninh duy nhất có thôn Mộ Đạo được lựa chọn triển khai thí điểm trong 5 năm (2017 - 2022) với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 15 tỷ đồng.
Giải thích cụ thể hơn về mô hình này, ông Kwak Busung, Trưởng đại diện Quỹ toàn cầu hóa NTM Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, cách thức hoạt động của dự án là hướng dẫn nông dân học cách hợp tác với nhau trong công việc trước, rồi sau mới hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho đến hỗ trợ bao tiêu. Tại mỗi làng sẽ có một đơn vị đại diện của Saemaul. Thông qua sự hỗ trợ của Saemaul, người dân sẽ tự bàn thảo, tự đưa ra kế hoạch với từng vấn đề mà cộng đồng mình quan tâm, đối diện. Kế hoạch của họ phải thực sự thuyết phục để có thể nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ Saemaul toàn cầu.
“Mục tiêu khi thực hiện mô hình này không phải đơn thuần là hỗ trợ về mặt tiền bạc, mà chính là hướng đến cải thiện môi trường sống, nâng cao thu nhập của người dân thông qua việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; cơ giới hóa nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây trồng vật nuôi, từ đó thay đổi nhận thức người dân theo tinh thần tự lực - tự cường - hợp tác”, ông Kwak Busung nhấn mạnh.
Là địa phương có truyền thống và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, hiện nay, thôn Mộ Đạo có 105 ha đất canh tác lúa giống theo hướng hàng hóa, 25 - 30 ha sản xuất khoai tây sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai tây Quế Võ”, vì vậy, người nông dân nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để sẵn sàng đón nhận chương trình này. Nhờ những thiết bị nông nghiệp được hỗ trợ, công tác làm đất, thu hoạch, bảo quản nông sản được nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, Quỹ toàn cầu hóa NTM Hàn Quốc đã hỗ trợ tiến hành cải tạo sửa chữa Nhà văn hóa, xây dựng Văn phòng Hợp tác xã và các trang thiết bị; hỗ trợ máy nông nghiệp; tổ chức tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng, lập kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ; tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và thương phẩm theo hướng VietGap… với kinh phí gần 4,4 tỷ đồng.
Những kết quả bước đầu đã giúp thôn Mộ Đạo có những đổi thay, người dân đã được truyền cảm hứng với tinh thần Saemaul, đoàn kết để cùng nhau xây dựng làng NTM, hướng đến xây dựng xóm NTM kiểu mẫu. Nếu như trước đây, việc xây dựng các công trình thiết yếu NTM chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước thì sau khi được các chuyên gia của Quỹ về tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng, lập kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ, việc huy động sức người, sức của trong dân ở Mộ Đạo trở nên dễ dàng, người dân tham gia đóng góp ngày càng lớn. Các công trình tập trung tại thôn như Cổng làng, Nhà văn hóa được xây dựng khang trang, đặc biệt, người dân tự nguyện hiến đất để xây dựng điểm tập kết rác thải tập trung với diện tích 140m2. Không những vậy, ý thức gìn giữ môi trường sống ngày càng nâng cao, các hộ dân không còn vứt rác bừa bãi ra đường, tự giác để rác ở thùng chờ thu gom đúng giờ, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Trượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Tư vấn dự án Mô hình thí điểm NTM tại thôn Mộ Đạo, phong trào xây dựng NTM của Việt Nam với 19 tiêu chí tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thực tế, việc triển khai vẫn còn một số hạn chế khi nhiều nơi còn chạy đua thành tích, hiệu quả từ sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước chưa cao… Do đó, mô hình thí điểm “Làng Saemaul Undong” tại Mộ Đạo với cách tư duy, tiếp cận mới, trọng tâm phát huy tính tự chủ của nông dân sẽ bổ sung thêm những giải pháp tích cực vào chương trình NTM của tỉnh. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai các hạng mục: Hỗ trợ xây dựng nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập huấn các kỹ thuật sản xuất mới, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ nông sản, lắp đặt đèn cao áp cho các trục đường chính...
Hiện nay, Ban tư vấn cùng với các ngành chức năng, địa phương đang tích cực phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin liên quan đến kết quả, định hướng triển khai dự án, từ đó xây dựng thành công mô hình điểm về làng NTM để nhận rộng ra các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tại Việt Nam, trong 7 năm (2014 - 2021), Quỹ toàn cầu hoá NTM Hàn Quốc sẽ hỗ trợ xây dựng 8 làng dự án, tập trung tại 5 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Hậu Giang. Trong đó, Bắc Ninh duy nhất có thôn Mộ Đạo được lựa chọn triển khai thí điểm trong 5 năm (2017 - 2022) với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 15 tỷ đồng.
Giải thích cụ thể hơn về mô hình này, ông Kwak Busung, Trưởng đại diện Quỹ toàn cầu hóa NTM Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, cách thức hoạt động của dự án là hướng dẫn nông dân học cách hợp tác với nhau trong công việc trước, rồi sau mới hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho đến hỗ trợ bao tiêu. Tại mỗi làng sẽ có một đơn vị đại diện của Saemaul. Thông qua sự hỗ trợ của Saemaul, người dân sẽ tự bàn thảo, tự đưa ra kế hoạch với từng vấn đề mà cộng đồng mình quan tâm, đối diện. Kế hoạch của họ phải thực sự thuyết phục để có thể nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ Saemaul toàn cầu.
“Mục tiêu khi thực hiện mô hình này không phải đơn thuần là hỗ trợ về mặt tiền bạc, mà chính là hướng đến cải thiện môi trường sống, nâng cao thu nhập của người dân thông qua việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; cơ giới hóa nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây trồng vật nuôi, từ đó thay đổi nhận thức người dân theo tinh thần tự lực - tự cường - hợp tác”, ông Kwak Busung nhấn mạnh.
Là địa phương có truyền thống và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, hiện nay, thôn Mộ Đạo có 105 ha đất canh tác lúa giống theo hướng hàng hóa, 25 - 30 ha sản xuất khoai tây sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai tây Quế Võ”, vì vậy, người nông dân nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để sẵn sàng đón nhận chương trình này. Nhờ những thiết bị nông nghiệp được hỗ trợ, công tác làm đất, thu hoạch, bảo quản nông sản được nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, Quỹ toàn cầu hóa NTM Hàn Quốc đã hỗ trợ tiến hành cải tạo sửa chữa Nhà văn hóa, xây dựng Văn phòng Hợp tác xã và các trang thiết bị; hỗ trợ máy nông nghiệp; tổ chức tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng, lập kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ; tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và thương phẩm theo hướng VietGap… với kinh phí gần 4,4 tỷ đồng.
Những kết quả bước đầu đã giúp thôn Mộ Đạo có những đổi thay, người dân đã được truyền cảm hứng với tinh thần Saemaul, đoàn kết để cùng nhau xây dựng làng NTM, hướng đến xây dựng xóm NTM kiểu mẫu. Nếu như trước đây, việc xây dựng các công trình thiết yếu NTM chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước thì sau khi được các chuyên gia của Quỹ về tập huấn kỹ năng phát triển cộng đồng, lập kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ, việc huy động sức người, sức của trong dân ở Mộ Đạo trở nên dễ dàng, người dân tham gia đóng góp ngày càng lớn. Các công trình tập trung tại thôn như Cổng làng, Nhà văn hóa được xây dựng khang trang, đặc biệt, người dân tự nguyện hiến đất để xây dựng điểm tập kết rác thải tập trung với diện tích 140m2. Không những vậy, ý thức gìn giữ môi trường sống ngày càng nâng cao, các hộ dân không còn vứt rác bừa bãi ra đường, tự giác để rác ở thùng chờ thu gom đúng giờ, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Trượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Tư vấn dự án Mô hình thí điểm NTM tại thôn Mộ Đạo, phong trào xây dựng NTM của Việt Nam với 19 tiêu chí tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thực tế, việc triển khai vẫn còn một số hạn chế khi nhiều nơi còn chạy đua thành tích, hiệu quả từ sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước chưa cao… Do đó, mô hình thí điểm “Làng Saemaul Undong” tại Mộ Đạo với cách tư duy, tiếp cận mới, trọng tâm phát huy tính tự chủ của nông dân sẽ bổ sung thêm những giải pháp tích cực vào chương trình NTM của tỉnh. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai các hạng mục: Hỗ trợ xây dựng nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập huấn các kỹ thuật sản xuất mới, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ nông sản, lắp đặt đèn cao áp cho các trục đường chính...
Hiện nay, Ban tư vấn cùng với các ngành chức năng, địa phương đang tích cực phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin liên quan đến kết quả, định hướng triển khai dự án, từ đó xây dựng thành công mô hình điểm về làng NTM để nhận rộng ra các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.