Nước sinh hoạt
Với hệ thống sông ngòi dày đặc, chất lượng nước mặt và nước dưới đất của tỉnh đều bảo đảm, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của dân cư trên địa bàn tỉnh.
Hiện toàn tỉnh Bắc Ninh có 08 nhà máy nước sạch, trong đó, 07 nhà máy thuộc Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh. 01 nhà máy do Công ty Cổ phần An Thịnh đầu tư xây dựng; 27 công trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng công suất gần 17.000m3/ngày đêm.
Trong đó, Nhà máy cấp nước thành phố Bắc Ninh với công suất 20.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước sạch Sông Cầu với công suất là 9.500 m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho dân cư trên địa bàn thành phố.
Nhà máy cấp nước Chi Lăng, huyện Quế Võ với công suất giai đoạn I lên đến 25.000m3/ngày đêm, Nhà máy nước sạch Đức Long, huyện Quế Võ với công suất giai đoạn I là 3.500m3/ ngày đêm, giai đoạn II là 5.500m3/ ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 16 xã của huyện Quế võ và vùng lân cận.
Nhà máy nước sạch Chờ, huyện Yên Phong với công suất 3.000m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho trên 3.000 hộ dân trên địa bàn.
Nhà máy nước sạch Lim, huyện Tiên Du với công suất 10.000m3/ ngày đêm cung cấp nước sạch chủ yếu cho 3 xã Minh Đạo, Phật Tích, Liên Bão huyện Tiên Du và vùng lân cận.
Nhà máy nước sạch Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài với công suất 2.500m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân thị trấn Thứa và một phần xã Tân Lãng, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.
Nhà máy nước sạch Gia Bình với công suất 1.200m3/ ngày đêm cung cấp nước sạch cho hơn 3.000 hộ dân thị trấn Gia Bình và vùng lân cận.
Tại các Khu công nghiệp tập trung có 10 nhà máy nước, trong đó 4 nhà máy đang hoạt động (KCN Tiên Sơn, Yên Phòng I, Quế Võ I và VSIP) với tổng công suất thiết kế là 24.400m3/ngày; các nhà máy còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Theo quy hoạch được phê duyệt cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhu cầu cấp nước toàn tỉnh đến năm 2020 là 380.200m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 131.300m3/ngày, khu vực nông thôn là 142.800m3/ ngày và các khu công nghiệp là 106.100m3/ ngày. Đến năm 2030, tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 535.600 m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 271.900m3/ngày, khu vực nông thôn là 139.000m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700 m3/ngày. Đến năm 2050, tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 817.600m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 557.800m3/ngày, khu vực nông thôn là 135.100 m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700m3/ngày.
Phương án cấp nước, vị trí quy mô công suất các công trình cấp nước được tỉnh Bắc Ninh quy hoạch với việc xây dựng và phát triển các nhà máy nước mặt công suất lớn:
Hiện toàn tỉnh Bắc Ninh có 08 nhà máy nước sạch, trong đó, 07 nhà máy thuộc Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh. 01 nhà máy do Công ty Cổ phần An Thịnh đầu tư xây dựng; 27 công trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng công suất gần 17.000m3/ngày đêm.
Trong đó, Nhà máy cấp nước thành phố Bắc Ninh với công suất 20.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước sạch Sông Cầu với công suất là 9.500 m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho dân cư trên địa bàn thành phố.
Nhà máy cấp nước Chi Lăng, huyện Quế Võ với công suất giai đoạn I lên đến 25.000m3/ngày đêm, Nhà máy nước sạch Đức Long, huyện Quế Võ với công suất giai đoạn I là 3.500m3/ ngày đêm, giai đoạn II là 5.500m3/ ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 16 xã của huyện Quế võ và vùng lân cận.
Nhà máy nước sạch Chờ, huyện Yên Phong với công suất 3.000m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho trên 3.000 hộ dân trên địa bàn.
Nhà máy nước sạch Lim, huyện Tiên Du với công suất 10.000m3/ ngày đêm cung cấp nước sạch chủ yếu cho 3 xã Minh Đạo, Phật Tích, Liên Bão huyện Tiên Du và vùng lân cận.
Nhà máy nước sạch Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài với công suất 2.500m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân thị trấn Thứa và một phần xã Tân Lãng, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.
Nhà máy nước sạch Gia Bình với công suất 1.200m3/ ngày đêm cung cấp nước sạch cho hơn 3.000 hộ dân thị trấn Gia Bình và vùng lân cận.
Tại các Khu công nghiệp tập trung có 10 nhà máy nước, trong đó 4 nhà máy đang hoạt động (KCN Tiên Sơn, Yên Phòng I, Quế Võ I và VSIP) với tổng công suất thiết kế là 24.400m3/ngày; các nhà máy còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Theo quy hoạch được phê duyệt cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhu cầu cấp nước toàn tỉnh đến năm 2020 là 380.200m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 131.300m3/ngày, khu vực nông thôn là 142.800m3/ ngày và các khu công nghiệp là 106.100m3/ ngày. Đến năm 2030, tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 535.600 m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 271.900m3/ngày, khu vực nông thôn là 139.000m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700 m3/ngày. Đến năm 2050, tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 817.600m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 557.800m3/ngày, khu vực nông thôn là 135.100 m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700m3/ngày.
Phương án cấp nước, vị trí quy mô công suất các công trình cấp nước được tỉnh Bắc Ninh quy hoạch với việc xây dựng và phát triển các nhà máy nước mặt công suất lớn:
+ Sử dụng nguồn nước sông Cầu: xây dựng mới Nhà máy nước mặt Bắc Ninh với công suất 10.000 m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng lên 20.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030; Nâng công suất Nhà máy nước mặt thị trấn Chờ từ 3.000m3/ngày lên 6.000m3 m3/ngày vào năm 2020; nâng công suất Nhà máy nước Khu công nghiệp Yên Phong I (mở rộng) từ 5.000m3/ngày lên 10.000m3/ngày.
+ Sử dụng nguồn nước sông Đuống, xây dựng Nhà máy nước Chi Lăng công suất 100.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 200.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030; xây dựng Nhà máy nước Minh Đạo công suất 25.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 (trong đó, đợt đầu được đầu tư theo Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ với công suất 4.900m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 nâng công suất lên 50.000m3/ngày); xây dựng Nhà máy nước Thuận Thành công suất 20.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 40.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030; nâng công suất Nhà máy nước Gia Bình từ 1.200m3/ngày lên 10.000m3 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020, và lên 20.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
+ Sử dụng nguồn nước sông Thái Bình, nâng công suất Nhà máy nước An Thịnh từ 1.800m3/ngày lên 10.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020 và lên 20.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
Với định hướng bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn nước trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp của tỉnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Sử dụng nguồn nước sông Đuống, xây dựng Nhà máy nước Chi Lăng công suất 100.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 200.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030; xây dựng Nhà máy nước Minh Đạo công suất 25.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 (trong đó, đợt đầu được đầu tư theo Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ với công suất 4.900m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 nâng công suất lên 50.000m3/ngày); xây dựng Nhà máy nước Thuận Thành công suất 20.000m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 40.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030; nâng công suất Nhà máy nước Gia Bình từ 1.200m3/ngày lên 10.000m3 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020, và lên 20.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
+ Sử dụng nguồn nước sông Thái Bình, nâng công suất Nhà máy nước An Thịnh từ 1.800m3/ngày lên 10.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020 và lên 20.000m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
Với định hướng bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn nước trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp của tỉnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.