Phấn đấu 100% huyện, thị xã, thành phố tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn
(BNP) – Đây là một trong những mục tiêu tại Kế hoạch số 57/KH-UBND triển khai Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2017 vừa được UBND tỉnh ban hành.
Mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện Tiên Du.
Theo đó, mục tiêu kế hoạch phấn đấu đến cuối năm 2017, 100% huyện, thị xã, thành phố đều tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; Số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tăng 10% so với năm 2016. Tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, chất phụ gia, vi sinh vật có hại vượt ngưỡng trong thịt và sản phẩm thủy sản giảm 10% so với năm 2016. Nâng tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP tăng 10%, đồng thời, giảm thiểu tối đa các cơ sở xếp loại C.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, trong đó đặc biệt quan tâm tới hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn theo chuỗi… Đồng thời, triển khai mạnh mẽ và đồng bộ hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các quy đinh về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về VSATTP theo quy định. Tăng cường quảng bá các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; công khai kết quả phân loại A, B, C đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông sản thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, đặc biệt là thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng, ATTP theo quy định của pháp luật. Tiến hành lấy mẫu giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm; cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về ATTP. Tổ chức kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tái kiểm tra 100% cơ sở loại C và xử lý dứt điểm cơ sở không đủ điều kiện ATTP theo quy định.
Cùng với đó, triển khai các đề án quy hoạch vùng sản xuất rau An toàn, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường mở rộng các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; các hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn, truyền thông, quảng bá sản phẩm an toàn…
Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, trong đó đặc biệt quan tâm tới hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn theo chuỗi… Đồng thời, triển khai mạnh mẽ và đồng bộ hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các quy đinh về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về VSATTP theo quy định. Tăng cường quảng bá các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; công khai kết quả phân loại A, B, C đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông sản thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, đặc biệt là thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng, ATTP theo quy định của pháp luật. Tiến hành lấy mẫu giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm; cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về ATTP. Tổ chức kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tái kiểm tra 100% cơ sở loại C và xử lý dứt điểm cơ sở không đủ điều kiện ATTP theo quy định.
Cùng với đó, triển khai các đề án quy hoạch vùng sản xuất rau An toàn, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường mở rộng các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; các hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn, truyền thông, quảng bá sản phẩm an toàn…
Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.