Phiên họp lần thứ 14 Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
(BNP) - Sáng 26/11, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Ninh, Ủy ban Bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông Cầu tổ chức phiên họp lần thứ 14 nhằm đánh giá tình hình thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái lưu vực sông Cầu đến năm 2020; đồng thời tổ chức Lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu nhiệm kỳ 5 (2019-2020).

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh ký kết văn bản chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực Sông Cầu cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương.
Dự hội nghị có các đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các Bộ ngành Trung ương và lãnh đạo 06 tỉnh trong lưu vực sông Cầu.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường nhấn mạnh, lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông có hoạt động phát triển kinh tế - xã hội sôi động của Việt Nam. Với diện tích 6.030 km2, đây là một phần của lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1.600 km, bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương.
Sau nhiều năm thực hiện Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Cầu, với sự chỉ đạo của Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành T.Ư cùng với nỗ lực của 6 tỉnh trên lưu vực đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nói chung được tăng cường mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đạt hiệu quả tích cực, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chủ động BVMT lưu vực sông của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng xã hội. Một số địa phương đã chủ động trong việc đề xuất các vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết liên vùng, liên tỉnh, kịp thời giải quyết các phản ánh từ thông tin báo chí, người dân như tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT vẫn diễn ra, vì vậy, tại phiên họp lần này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các thành viên Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu cùng đại diện các Bộ, ngành tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, đồng thời làm rõ những nguyên nhân, bất cập đang tồn tại nhằm tiếp tục triển khai Đề án hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Theo Báo cáo của Văn phòng Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu, Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 với định hướng đến năm 2020 là từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường để đưa sông Cầu trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước, phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thủy lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Trong nhiệm kỳ thứ 4 (2016-2018), dưới sự chỉ đạo, điều phối của Ủy ban, Đề án BVMT lưu vực sông cầu đã được triển khai tích cực và đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, Uỷ ban đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính đặc thù; xây dựng quy định về các ngành nghề cần hạn chế đầu tư trên lưu vực sông Cầu; quy hoạch khu xử lý chất thải, nước thải của vùng… Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu cũng đã ban hành hơn 40 văn bản về BVMT tại địa phương liên quan đến việc tập trung xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, BVMT làng nghề, khu vực nông thôn. Về hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác BVMT, BVMT lưu vực sông đã từng bước được xây dựng và dần hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, tạo tiền đề thúc đẩy công tác BVMT lưu vực sông Cầu. Các tỉnh trong lưu vực cũng đã triển khai hàng chục dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý góp phần bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Tại phiên họp, đại diện các Bộ, ngành, địa phương cũng đã thảo luận các vấn đề liên quan đến hiện trạng, vấn đề ô nhiễm, xử lý và quản lý ô nhiễm nước thải làng nghề tỉnh Bắc Ninh; thu gom, xử lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đánh giá sức chịu tải của sông và kiến nghị đề xuất cho lưu vực sông Cầu của tỉnh Hải Dương…
Thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là của 6 tỉnh trên lưu vực sông Cầu trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu đến năm 2020.
Nhấn mạnh năm 2019 – 2020 là giai đoạn tổng kết Đề án, đồng thời mở ra giai đoạn mới trong công tác BVMT lưu vực sông Cầu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các tỉnh trên lưu vực sông Cầu cần tiếp tục coi công tác BVMT là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cần lựa chọn và bố trí kinh phí xây dựng công trình xử lý nước thải, chất thải rắn thiết thực cho khu đô thị, làng nghề, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên lưu vực sông Cầu.
Đối với các Bộ, ngành liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên lưu vực trong quá trình triển khai Đề ánBVMT.
Phiên họp cũng diễn ra Lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực Sông Cầu. Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã ký, bàn giao chức vụ Chủ tịch BVMT lưu vực sông Cầu cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 5 (giai đoạn 2019 – 2020).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường nhấn mạnh, lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông có hoạt động phát triển kinh tế - xã hội sôi động của Việt Nam. Với diện tích 6.030 km2, đây là một phần của lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1.600 km, bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương.
Sau nhiều năm thực hiện Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Cầu, với sự chỉ đạo của Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành T.Ư cùng với nỗ lực của 6 tỉnh trên lưu vực đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nói chung được tăng cường mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đạt hiệu quả tích cực, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chủ động BVMT lưu vực sông của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng xã hội. Một số địa phương đã chủ động trong việc đề xuất các vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết liên vùng, liên tỉnh, kịp thời giải quyết các phản ánh từ thông tin báo chí, người dân như tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT vẫn diễn ra, vì vậy, tại phiên họp lần này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các thành viên Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu cùng đại diện các Bộ, ngành tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, đồng thời làm rõ những nguyên nhân, bất cập đang tồn tại nhằm tiếp tục triển khai Đề án hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Theo Báo cáo của Văn phòng Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu, Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 với định hướng đến năm 2020 là từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường để đưa sông Cầu trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước, phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thủy lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Trong nhiệm kỳ thứ 4 (2016-2018), dưới sự chỉ đạo, điều phối của Ủy ban, Đề án BVMT lưu vực sông cầu đã được triển khai tích cực và đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, Uỷ ban đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính đặc thù; xây dựng quy định về các ngành nghề cần hạn chế đầu tư trên lưu vực sông Cầu; quy hoạch khu xử lý chất thải, nước thải của vùng… Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu cũng đã ban hành hơn 40 văn bản về BVMT tại địa phương liên quan đến việc tập trung xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, BVMT làng nghề, khu vực nông thôn. Về hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác BVMT, BVMT lưu vực sông đã từng bước được xây dựng và dần hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, tạo tiền đề thúc đẩy công tác BVMT lưu vực sông Cầu. Các tỉnh trong lưu vực cũng đã triển khai hàng chục dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý góp phần bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Tại phiên họp, đại diện các Bộ, ngành, địa phương cũng đã thảo luận các vấn đề liên quan đến hiện trạng, vấn đề ô nhiễm, xử lý và quản lý ô nhiễm nước thải làng nghề tỉnh Bắc Ninh; thu gom, xử lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đánh giá sức chịu tải của sông và kiến nghị đề xuất cho lưu vực sông Cầu của tỉnh Hải Dương…
Thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là của 6 tỉnh trên lưu vực sông Cầu trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu đến năm 2020.
Nhấn mạnh năm 2019 – 2020 là giai đoạn tổng kết Đề án, đồng thời mở ra giai đoạn mới trong công tác BVMT lưu vực sông Cầu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các tỉnh trên lưu vực sông Cầu cần tiếp tục coi công tác BVMT là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cần lựa chọn và bố trí kinh phí xây dựng công trình xử lý nước thải, chất thải rắn thiết thực cho khu đô thị, làng nghề, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên lưu vực sông Cầu.
Đối với các Bộ, ngành liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên lưu vực trong quá trình triển khai Đề ánBVMT.
Phiên họp cũng diễn ra Lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực Sông Cầu. Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã ký, bàn giao chức vụ Chủ tịch BVMT lưu vực sông Cầu cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 5 (giai đoạn 2019 – 2020).