Phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020
(BNP) - UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh vừa ban hành Chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020.

Phối hợp vận động các gia đình thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Mục đích của Chương trình là tổ chức vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tạo dư luận xã hội mạnh mẽ cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết phê phán và xử lý theo quy định của pháp luật những hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Chương trình đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; vận động 100% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời, phấn đấu tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Để đạt mục tiêu trên, Chương trình phối hợp tập trung tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ tỉnh triển khai kế hoạch truyền thông về an toàn thực phẩm trong hệ thống tổ chức của mình từ cấp tỉnh đến huyện, xã, cộng đồng khu dân cư trong tỉnh. Giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm, góp phần hình thành nếp sống văn hóa.
Bên cạnh đó, chú trọng và nhân rộng các mô hình hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, những gương điển hình trong kinh doanh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tạo dư luận xã hội mạnh mẽ cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết phê phán và xử lý theo quy định của pháp luật những hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Chương trình đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; vận động 100% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời, phấn đấu tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Để đạt mục tiêu trên, Chương trình phối hợp tập trung tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ tỉnh triển khai kế hoạch truyền thông về an toàn thực phẩm trong hệ thống tổ chức của mình từ cấp tỉnh đến huyện, xã, cộng đồng khu dân cư trong tỉnh. Giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm, góp phần hình thành nếp sống văn hóa.
Bên cạnh đó, chú trọng và nhân rộng các mô hình hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, những gương điển hình trong kinh doanh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này.