Sơ kết 5 năm công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền
(BNP) – Sáng 22/2, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Toàn cảnh Hội nghị.
Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ; Trần Thanh Mẫn, Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam; Hầu A Lềnh, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Uỷ ban MTTQ Việt Nam; Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Ninh có các đồng chí: Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phùng Đức Chiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, phụ trách Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Xuân Thu, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo một số Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.
Sau 5 năm, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện theo Quyết định số 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chủ động bám sát tình hình thực tế tại địa phương và những vấn đề bức xúc mà cử tri kiến nghị để xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì phối hợp giám sát được gần 493.000 cuộc. Các lĩnh vực, nội dung giám sát tập trung vào việc giải quyết những bức xúc, đòi hỏi của đông đảo nhân dân; nhiều ý kiến sau giám sát được cơ quan chức năng tiếp thu và phản hồi, góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Công tác phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đã triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả. Ủy ban MTTQ Việt Nam đã tổ chức 06 hội nghị phản biện xã hội với các nội dung như: phản biện Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13… Tại các địa phương đã tổ chức hàng chục nghìn cuộc phản biện xã hội và hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND các cấp với nhân dân, người lao động, chủ doanh nghiệp để kịp thời lắng nghe và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Qua đó, đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, người dân hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, giúp họ yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó tổ chức 30 cuộc giám sát, 19 hội nghị phản biện với các nội dung như: việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; việc thực hiện chính sách an sinh đối với công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp… Đồng thời tổ chức 40 hội nghị góp ý vào dự thảo các dự án Luật với gần 350 lượt ý kiến. Qua đó đã phát hiện một số nội dung có liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, kịp thời kiến nghị tới cơ quan Nhà nước giải quyết kịp thời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tại Hội nghị, trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, các đại biểu đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp trong thời gian tới đó là: Tiếp tục rà soát các quy định còn bất cập trong các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới; Đẩy mạnh công tác tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp cách làm hiệu quả, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân…
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Ủy ban MTTQ các cấp 5 năm qua trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền.
Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai đề nghị trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp cần tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức hoạt động từ khâu nghiên cứu, lựa chọn, quyết định nội dung giám sát, phản biện, có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống nhân dân, những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XII, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh cần quan tâm việc tham gia góp ý kiến vào nội dung dự thảo các văn kiện đại hội Đảng các cấp và công tác nhân sự, tiến tới Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai, tại điểm cầu Bắc Ninh, đồng chí Phùng Đức Chiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, phụ trách Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị MTTQ các cấp trong tỉnh cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng triển khai tốt công tác tuyên truyền, thực hiện Quyết định số 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị; nghiên cứu lựa chọn nội dung giám sát, phản biện theo hướng xác thực, bảo đảm yêu cầu thực thế tại mỗi địa phương.
Cũng tại Hội nghị, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam trao Bằng khen cho 56 tập thể, 12 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Quyết định 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Bắc Ninh có các đồng chí: Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phùng Đức Chiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, phụ trách Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Xuân Thu, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo một số Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.
Sau 5 năm, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện theo Quyết định số 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chủ động bám sát tình hình thực tế tại địa phương và những vấn đề bức xúc mà cử tri kiến nghị để xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì phối hợp giám sát được gần 493.000 cuộc. Các lĩnh vực, nội dung giám sát tập trung vào việc giải quyết những bức xúc, đòi hỏi của đông đảo nhân dân; nhiều ý kiến sau giám sát được cơ quan chức năng tiếp thu và phản hồi, góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Công tác phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đã triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả. Ủy ban MTTQ Việt Nam đã tổ chức 06 hội nghị phản biện xã hội với các nội dung như: phản biện Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13… Tại các địa phương đã tổ chức hàng chục nghìn cuộc phản biện xã hội và hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND các cấp với nhân dân, người lao động, chủ doanh nghiệp để kịp thời lắng nghe và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Qua đó, đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, người dân hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, giúp họ yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó tổ chức 30 cuộc giám sát, 19 hội nghị phản biện với các nội dung như: việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; việc thực hiện chính sách an sinh đối với công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp… Đồng thời tổ chức 40 hội nghị góp ý vào dự thảo các dự án Luật với gần 350 lượt ý kiến. Qua đó đã phát hiện một số nội dung có liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, kịp thời kiến nghị tới cơ quan Nhà nước giải quyết kịp thời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tại Hội nghị, trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, các đại biểu đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp trong thời gian tới đó là: Tiếp tục rà soát các quy định còn bất cập trong các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới; Đẩy mạnh công tác tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp cách làm hiệu quả, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân…
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Ủy ban MTTQ các cấp 5 năm qua trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền.
Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai đề nghị trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp cần tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức hoạt động từ khâu nghiên cứu, lựa chọn, quyết định nội dung giám sát, phản biện, có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống nhân dân, những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XII, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh cần quan tâm việc tham gia góp ý kiến vào nội dung dự thảo các văn kiện đại hội Đảng các cấp và công tác nhân sự, tiến tới Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai, tại điểm cầu Bắc Ninh, đồng chí Phùng Đức Chiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, phụ trách Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị MTTQ các cấp trong tỉnh cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng triển khai tốt công tác tuyên truyền, thực hiện Quyết định số 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị; nghiên cứu lựa chọn nội dung giám sát, phản biện theo hướng xác thực, bảo đảm yêu cầu thực thế tại mỗi địa phương.
Cũng tại Hội nghị, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam trao Bằng khen cho 56 tập thể, 12 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Quyết định 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị.