Tác hại của ngộ độc rượu và cách phòng tránh
(BNP) - Việc uống rượu, bia quá mức gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, trong đó ngộ độc rượu là một trong những tác hại nghiêm trọng dù là uống rượu có nguồn gốc đảm bảo.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Nguyên nhân ngộ độc rượu:
- Uống quá nhiều rượu, vượt quá khả năng dung nạp của cơ thể.
- Uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol.
- Uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt, cây…), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác…) có chứa các độc tố.
Tác hại của ngộ độc rượu:
- Nhẹ: không kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận, nông nổi, đi đứng siêu vẹo.
- Nặng: nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp. Có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, mắc các bệnh tâm thần, xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ.
- Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Cách phòng tránh ngộ độc rượu:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu: tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố chất lượng.
Đối với người tiêu dùng:
- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1%.
- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
- Không uống rượu pha chế, ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
- Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
Chú ý, khi người uống rượu có các biểu hiện về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời.