Tăng cường hội nhập quốc tế vì sự phát triển nhanh, bền vững
(BNP) - Sáng 23/4, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến phát biểu kết luận tại điểm cầu Bắc Ninh.
Tại điểm cầu Bắc Ninh, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan.
Hội nhập quốc tế là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong 05 năm qua, công tác hội nhập quốc tế đã được triển khai toàn diện, hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào duy trì hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể, Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các diễn đàn tại khu vực như Mê Công, ASEM, ASEAN…; đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định FTA (với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA...), mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền các kinh tế đang lớn mạnh; mở rộng, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (tháng 2/2019)… Kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư với các nước tăng trưởng tích cực, đạt 480 tỷ USD, thặng dư 6,8 tỷ USD, cam kết FDI đạt 35,46 tỷ USD trong năm 2018…
Xác định được tầm quan trọng của công tác hội nhập quốc tế, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp, cơ chế, chính sách của TƯ, nhất là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cả trong và ngoài các KCN, thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia như: Samsung, Canon, Foxconn… Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh… qua đó, đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển với nhiều chỉ tiêu nằm trong tốp đầu cả nước, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tại Hội nghị, đại biểu được nghe các ý kiến tham luận tập trung vào một số nội dung như: Tăng cường công tác đối ngoại Đảng, góp phần triển khai hiệu quả hội nhập quốc tế sâu rộng; tích cực triển khai định hướng chiến lược hội nhập quốc tế trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội; vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập quốc tế; cơ hội và thách thức đối với nông dân Việt Nam trong hội nhập quốc tế; những kiến nghị để hội nhập quốc tế thực sự phục vụ phát triển nhanh và bền vững...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được cũng như sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế, các tỉnh, thành phố tập trung theo sát tình hình quốc tế và trong nước để có đối sách kịp thời, phù hợp, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Bên cạnh đó, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhất quán quan điểm “hội nhập nhưng không hòa tan”, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Các Bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, định hướng chiến lược đối với công tác hội nhập quốc tế; nâng tầm nhận thức, tư duy về hội nhập theo tinh thần chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các cơ chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành văn hóa hội nhập. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Doanh nghiệp và người dân phải thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập, không để tình trạng vi phạm quy định pháp luật tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến đề nghị các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị Quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 49/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản của TƯ về công tác hội nhập quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cán bộ, đảng viên và nhân dân về hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc TƯ vào năm 2022./.
Hội nhập quốc tế là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong 05 năm qua, công tác hội nhập quốc tế đã được triển khai toàn diện, hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào duy trì hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể, Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các diễn đàn tại khu vực như Mê Công, ASEM, ASEAN…; đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định FTA (với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA...), mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền các kinh tế đang lớn mạnh; mở rộng, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (tháng 2/2019)… Kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư với các nước tăng trưởng tích cực, đạt 480 tỷ USD, thặng dư 6,8 tỷ USD, cam kết FDI đạt 35,46 tỷ USD trong năm 2018…
Xác định được tầm quan trọng của công tác hội nhập quốc tế, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp, cơ chế, chính sách của TƯ, nhất là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cả trong và ngoài các KCN, thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia như: Samsung, Canon, Foxconn… Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh… qua đó, đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển với nhiều chỉ tiêu nằm trong tốp đầu cả nước, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tại Hội nghị, đại biểu được nghe các ý kiến tham luận tập trung vào một số nội dung như: Tăng cường công tác đối ngoại Đảng, góp phần triển khai hiệu quả hội nhập quốc tế sâu rộng; tích cực triển khai định hướng chiến lược hội nhập quốc tế trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội; vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập quốc tế; cơ hội và thách thức đối với nông dân Việt Nam trong hội nhập quốc tế; những kiến nghị để hội nhập quốc tế thực sự phục vụ phát triển nhanh và bền vững...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được cũng như sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế, các tỉnh, thành phố tập trung theo sát tình hình quốc tế và trong nước để có đối sách kịp thời, phù hợp, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Bên cạnh đó, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhất quán quan điểm “hội nhập nhưng không hòa tan”, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Các Bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, định hướng chiến lược đối với công tác hội nhập quốc tế; nâng tầm nhận thức, tư duy về hội nhập theo tinh thần chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các cơ chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành văn hóa hội nhập. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Doanh nghiệp và người dân phải thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập, không để tình trạng vi phạm quy định pháp luật tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến đề nghị các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị Quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 49/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản của TƯ về công tác hội nhập quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cán bộ, đảng viên và nhân dân về hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc TƯ vào năm 2022./.