Tăng cường phòng, chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa
(BNP) - Thực hiện Công điện của Bộ Nông nghiệp&PTNT, Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 3000/UBND-NN thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường phòng, chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ Mùa 2018.
Nông dân xã Cách Bi, huyện Quế Võ tập trung chăm sóc, bảo vệ lúa Mùa ngay từ đầu vụ.
Theo dự báo, trong thời gian tới tình hình thời tiết vẫn có những diễn biến bất thường, mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh rầy lưng trắng tiếp tục gia tăng mật độ, nguy cơ cao lan truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa trên diện rộng.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen đến năng suất lúa Mùa, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp&PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, nắm chắc diễn biến phát sinh gây hại của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen trên từng trà lúa, đặc biệt lưu ý đối với các trà lúa mới gieo cấy, các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh.
Hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời những diện tích lúa có mật độ rầy lưng trắng cao bằng thuốc đặc hiệu theo nguyên tắc 4 đúng; tiếp tục lấy mẫu rầy lưng trắng trên đồng ruộng, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nhiễm virut lùn sọc đen để có biện pháp chỉ đạo chủ động và kịp thời.
Tuyên tuyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen của cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, không để người dân mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen đến năng suất lúa Mùa, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp&PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, nắm chắc diễn biến phát sinh gây hại của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen trên từng trà lúa, đặc biệt lưu ý đối với các trà lúa mới gieo cấy, các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh.
Hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời những diện tích lúa có mật độ rầy lưng trắng cao bằng thuốc đặc hiệu theo nguyên tắc 4 đúng; tiếp tục lấy mẫu rầy lưng trắng trên đồng ruộng, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nhiễm virut lùn sọc đen để có biện pháp chỉ đạo chủ động và kịp thời.
Tuyên tuyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen của cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, không để người dân mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất.