Tập trung xử lý các sự cố đê điều trước mùa mưa bão
(BNP) - Mùa mưa bão năm 2019 đang đến gần, thời gian này, ngành Nông nghiệp&PTNT và các địa phương đang tích cực đôn đốc các nhà thầu gấp rút đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình xử lý cấp bách sự cố về đê kè nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều trước mùa mưa bão.
Xử lý cấp bách sự cố đuôi kè Lạc Trung.
Những ngày này, trên công trình xử lý cấp bách sự cố đuôi mái kè Lạc Trung trên đê hữu Cầu, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, đơn vị thi công đang khẩn trương huy động nhân lực, máy móc, trang thiết bị tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý mái kè. Mùa mưa bão năm 2018 đã làm sạt gần 100m phần đuôi mái kè Lạc Trung, đe dọa tới an toàn phần đê qua xã Dũng Liệt. Hiện đơn vị thi công đã triển khai phương án xử lý khẩn cấp, thả hơn 6.000m3 đá phần chân kè, đổ và lát mái mở rộng thân kè, đắp đất ổn định thân đê, đến nay thi công đạt hơn 70% khối lượng, phấn đấu hoàn thành dự án xong trước ngày 31/5/2019.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, trên địa bàn tỉnh có gần 200 km đê, 107 cống, 46 kè hộ bờ và chống sóng. Công tác duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều được thực hiện thường xuyên. Mùa mưa bão năm 2017, 2018 đã gây sự cố sạt lở mái đê, sạt lở bờ bãi sông: Đoạn từ K47+728 ÷ K49+00 trên đê tả Đuống, xã Cách Bi (Quế Võ), dài hơn 1.700m; đoạn từ K37+200 ÷ K38+200, xã Lãng Ngâm (Gia Bình), dài 1.000m; đoạn từ K51+300 đến km 53+700 đê hữu Đuống, xã Vạn Ninh (Gia Bình), dài 2.400m; đoạn từ K0+100÷ K0+400 và đoạn từ K1+300 ÷ K2+200 đê bối Đẩu Hàn, xã Hòa Long (TP Bắc Ninh), có tổng chiều dài 1.200m; sự cố sụt lún cống lấy nước Nhà máy nước mặt thành phố Bắc Ninh trên đê tả Đuống (xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ)…
Ngay sau khi xuất hiện các sự cố về đê điều, Sở Nông nghiệp&PTNT chủ động tham mưu, phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, đánh giá phân loại mức độ sạt lở, theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến và triển khai ngay phương án ứng phó, xử lý các sự cố. Trong đó, tiến hành thả rọ đá, bao tải cát, đất giữ chân tại khu vực xói lở đê, kè; đắp đất áp trúc mở rộng mặt đê đề phòng đê bị sạt lở lớn, lan rộng. Đồng thời, đổ bê tông kiên cố phần kè bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn lâu dài cho tuyến đê, kè.
Đến nay, các dự án xử lý sự cố cấp bách về đê điều trên địa bàn tỉnh đang được Sở Nông nghiệp&PTNT, các địa phương tích cực triển khai và đạt từ 60 - 80% khối lượng thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phấn đấu hoàn thành xong trước mùa mưa bão năm 2019.
Cùng với việc xử lý các sự cố cấp bách về đê điều, năm 2019, UBND tỉnh đầu tư 85 tỷ đồng tu bổ đê điều địa phương. Trong đó, tiến hành cứng hóa mặt đê hữu Cầu (Yên Phong) và đê Mão Điền (Thuận Thành). Đồng thời, tu sửa các điểm lún, nứt gãy mặt đê; chỉnh trang mặt đê, mái đê; làm đường hành lang chân đê, đường cứu hộ đê thuộc đê hữu Cầu, đê tả Đuống, hữu Đuống và đê Thái Bình; gia cố chất lượng thân đê thuộc tuyến đê bối Cảnh Hưng (Tiên Du) và Hoài Thượng (Thuận Thành), đê bối Ba Xã (Quế Võ) và đê Giang Sơn (Gia Bình)...
Theo đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, thời gian qua, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công các dự án về đê kè, yêu cầu lập tiến độ thi công chi tiết từng tuần, từng giai đoạn đảm bảo tiến độ theo cam kết, nhất là có phương án đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, đảm bảo trong quá trình thi công không gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân và an toàn cho hệ thống đê điều khu vực thi công. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng đê điều, không lấn chiếm, đổ rác thải, vật liệu xây dựng, xây dựng công trình tạm… vi phạm hành lang an toàn đê.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình xử lý sự cố cấp bách, tu bổ, nâng cấp đê kè, các địa phương chủ động triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão, phương án xử lý các sự cố trong mùa mưa bão. Nhất là rà soát, xác định các điểm trọng yếu về đê điều cũng như chuẩn bị đủ lực lượng, số lượng vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến; tổ chức diễn tập phương án hộ đê, xử lý sự cố về đê điều và tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê trên địa bàn.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, trên địa bàn tỉnh có gần 200 km đê, 107 cống, 46 kè hộ bờ và chống sóng. Công tác duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều được thực hiện thường xuyên. Mùa mưa bão năm 2017, 2018 đã gây sự cố sạt lở mái đê, sạt lở bờ bãi sông: Đoạn từ K47+728 ÷ K49+00 trên đê tả Đuống, xã Cách Bi (Quế Võ), dài hơn 1.700m; đoạn từ K37+200 ÷ K38+200, xã Lãng Ngâm (Gia Bình), dài 1.000m; đoạn từ K51+300 đến km 53+700 đê hữu Đuống, xã Vạn Ninh (Gia Bình), dài 2.400m; đoạn từ K0+100÷ K0+400 và đoạn từ K1+300 ÷ K2+200 đê bối Đẩu Hàn, xã Hòa Long (TP Bắc Ninh), có tổng chiều dài 1.200m; sự cố sụt lún cống lấy nước Nhà máy nước mặt thành phố Bắc Ninh trên đê tả Đuống (xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ)…
Ngay sau khi xuất hiện các sự cố về đê điều, Sở Nông nghiệp&PTNT chủ động tham mưu, phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, đánh giá phân loại mức độ sạt lở, theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến và triển khai ngay phương án ứng phó, xử lý các sự cố. Trong đó, tiến hành thả rọ đá, bao tải cát, đất giữ chân tại khu vực xói lở đê, kè; đắp đất áp trúc mở rộng mặt đê đề phòng đê bị sạt lở lớn, lan rộng. Đồng thời, đổ bê tông kiên cố phần kè bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn lâu dài cho tuyến đê, kè.
Đến nay, các dự án xử lý sự cố cấp bách về đê điều trên địa bàn tỉnh đang được Sở Nông nghiệp&PTNT, các địa phương tích cực triển khai và đạt từ 60 - 80% khối lượng thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phấn đấu hoàn thành xong trước mùa mưa bão năm 2019.
Cùng với việc xử lý các sự cố cấp bách về đê điều, năm 2019, UBND tỉnh đầu tư 85 tỷ đồng tu bổ đê điều địa phương. Trong đó, tiến hành cứng hóa mặt đê hữu Cầu (Yên Phong) và đê Mão Điền (Thuận Thành). Đồng thời, tu sửa các điểm lún, nứt gãy mặt đê; chỉnh trang mặt đê, mái đê; làm đường hành lang chân đê, đường cứu hộ đê thuộc đê hữu Cầu, đê tả Đuống, hữu Đuống và đê Thái Bình; gia cố chất lượng thân đê thuộc tuyến đê bối Cảnh Hưng (Tiên Du) và Hoài Thượng (Thuận Thành), đê bối Ba Xã (Quế Võ) và đê Giang Sơn (Gia Bình)...
Theo đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, thời gian qua, đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công các dự án về đê kè, yêu cầu lập tiến độ thi công chi tiết từng tuần, từng giai đoạn đảm bảo tiến độ theo cam kết, nhất là có phương án đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, đảm bảo trong quá trình thi công không gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân và an toàn cho hệ thống đê điều khu vực thi công. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng đê điều, không lấn chiếm, đổ rác thải, vật liệu xây dựng, xây dựng công trình tạm… vi phạm hành lang an toàn đê.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình xử lý sự cố cấp bách, tu bổ, nâng cấp đê kè, các địa phương chủ động triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão, phương án xử lý các sự cố trong mùa mưa bão. Nhất là rà soát, xác định các điểm trọng yếu về đê điều cũng như chuẩn bị đủ lực lượng, số lượng vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến; tổ chức diễn tập phương án hộ đê, xử lý sự cố về đê điều và tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê trên địa bàn.