Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Tây Âu tăng
(BNP) - Cùng xu hướng với sản xuất công nghiệp, hoạt động ngoại thương biến động theo hướng giảm ở 6 tháng đầu năm và tăng trở lại trong quý III với tác động tích cực từ động thái của nhóm ngành hàng chủ lực điện thoại và linh kiện điện tử.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy FPCB của Công ty TNHH Vintrig.
Theo thông tin từ Cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn 9 tháng ước đạt 24.285,8 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhóm hàng điện tử chiếm tỷ trọng 80,2%; nhóm sản phẩm máy vi tính và phụ kiện chiếm 18,5%,...
Xét theo thị trường, đã có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu trong 9 tháng năm nay ở một số thị trường lớn, đó là tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Đông Á đã giảm mạnh, từ 46% năm 2018 xuống còn 23,3% năm 2019 (trong đó, chủ yếu là sụt giảm ở thị trường Trung Quốc, từ 41,2% giảm mạnh xuống còn 15,5%); trong khi tỷ trọng ở thị trường Tây Âu lại tăng từ 4,1% lên 6,1%; Bắc Mỹ, tăng từ 10,3% lên 12,2% (chủ yếu là tăng ở thị trường Mỹ, từ 10,2% lên 11,6%). Sự thay đổi về tỷ trọng này chủ yếu diễn ra ở nhóm điện thoại thông minh có giá trên 10 triệu đồng. Trong khi đó, ở nhóm điện thoại có giá dưới 3 triệu lại phù hợp với các nước Châu Phi, nên tỷ trọng cũng thay đổi đáng kể, từ 18,9% năm 2018 tăng lên tới 33% trong 9 tháng năm 2019.
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 19.662,3 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI đạt 19.346,3 triệu USD và giảm 2,3%. Một số nhóm hàng chủ lực có lượng nhập khẩu giảm nhiều, như: Thức ăn gia súc; chất dẻo; giấy các loại; máy móc thiết bị... Một số sản phẩm duy trì được mức tăng cao, đó là nguyên phụ liệu dược phẩm; vải các loại; xơ, sợi dệt; phụ liệu dệt may, da giày; sắt thép các loại; kim loại thường./.
Xét theo thị trường, đã có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu trong 9 tháng năm nay ở một số thị trường lớn, đó là tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Đông Á đã giảm mạnh, từ 46% năm 2018 xuống còn 23,3% năm 2019 (trong đó, chủ yếu là sụt giảm ở thị trường Trung Quốc, từ 41,2% giảm mạnh xuống còn 15,5%); trong khi tỷ trọng ở thị trường Tây Âu lại tăng từ 4,1% lên 6,1%; Bắc Mỹ, tăng từ 10,3% lên 12,2% (chủ yếu là tăng ở thị trường Mỹ, từ 10,2% lên 11,6%). Sự thay đổi về tỷ trọng này chủ yếu diễn ra ở nhóm điện thoại thông minh có giá trên 10 triệu đồng. Trong khi đó, ở nhóm điện thoại có giá dưới 3 triệu lại phù hợp với các nước Châu Phi, nên tỷ trọng cũng thay đổi đáng kể, từ 18,9% năm 2018 tăng lên tới 33% trong 9 tháng năm 2019.
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 19.662,3 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI đạt 19.346,3 triệu USD và giảm 2,3%. Một số nhóm hàng chủ lực có lượng nhập khẩu giảm nhiều, như: Thức ăn gia súc; chất dẻo; giấy các loại; máy móc thiết bị... Một số sản phẩm duy trì được mức tăng cao, đó là nguyên phụ liệu dược phẩm; vải các loại; xơ, sợi dệt; phụ liệu dệt may, da giày; sắt thép các loại; kim loại thường./.