Minh Tân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nông

04/09/2020 08:09 Số lượt xem: 335
Là một địa phương nằm cách xa trung tâm huyện, một trong các xã ven đê hữu sông Thái Bình. Minh Tân có điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song những năm trước đây sản xuất nông nghiệp của Minh Tân cơ bản là trồng lúa giá trị năng suất thấp, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, không ổn định dẫn đến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn

         

(Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Minh Tân)

       Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, cùng với các địa phương trong toàn huyện, trong nhiệm kỳ 2015-2020 được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp của Minh Tân dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần làm tăng khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất. Các tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng đã được thử nghiệm và đi vào sản suất đại trà: giống lúa GS9, Qưu số 1… giống cà rốt lai Ti 103, VL 444F1. Đặc biệt là địa phương có diện tích bãi sông khá lớn, người dân có truyền thống sản xuất, canh tác rau màu, xã Minh Tân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng những cây màu có giá trị kinh tế cao như: cây cà rốt, măng tây xanh, dưa hấu... diện tích trồng cà rốt của xã lên tới hơn 240 ha. Ngoài diện tích chuyên trồng màu, người dân còn mở rộng trên diện tích hai lúa, một màu và đất vườn, với tiến bộ khoa học được áp dụng trong sản xuất: hệ thống tưới phun tự động được lắp đặt với diện tích ngày càng tăng trên 50 ha, hệ thống điện được đầu tư bài bản theo vùng sản xuất làm giảm chi phí lao động tăng hiệu quả sản xuất. Trên địa bàn xã đã có một số công ty đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và bao tiêu sản phẩm cho người dân như: Công ty cổ phần sản xuất, chế biến thực phẩm sạch Lương Tài với nhà xưởng, kho lạnh để thu mua sơ chế, cà rốt, rau… sản lượng tiêu thụ trên 1.000 tấn/năm, tiêu thụ ở một số địa phương trong nước, xuất khẩu sang Trung Quốc…, Công ty sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà lưới với diện tích 2ha; Công ty TNHH suất nhập khẩu nông sản Hải Phong với nhà xưởng và kho lạnh để thu mua cà rốt, rau lạc ... Đưa sản phẩm vào trong các siêu thị Fivimart, Vinmart ở Hà Nội và Hải Dương, sản xuất rau, măng tây xanh… đảm bảo an toàn thực phẩm với diện tích 5 ha.

           Trong nuôi trồng thủy sản nhiều hộ áp dụng công nghệ nuôi cá thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp và chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường ao nuôi, cá lồng trên sông Thái Bình (tổng số lồng nuôi đến nay của xã là 167 lồng).  

         Bên cạnh đó Minh Tân đã có nhiều khởi sắc, chính trị ổn định, kinh tế của nhân dân được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,46%, các công trình phúc lợi được quan tâm, thu nhập bình quân đầu người đạt 45.700.000 đồng/người/năm

          Đáng nghi nhận hưởng ứng chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ Huyện Lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025, theo đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: Minh Tân là xã nông nghiệp do vậy định hướng và giải pháp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Minh Tân trong thời gian tới là: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC một cách toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch; Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch ... trên địa bàn xã. Cụ thể:Về trồng trọt: Ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ cây trồng có giá trị kinh tế cao: cà rốt, Măng tây xanh, khoai tây, bí xanh, hành tỏi, lúa chất lượng cao ...Mở rộng diện tích lúa, rau an toàn áp dụng các quy trình chăm sóc, quản lý giống cây trồng tổng hợp (ICM), quy trình sản xuất cây trồng theo VietGAP.Mở rộng, ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng, tưới tự động, tiết kiệm trong sản xuất rau an toàn, Tiếp tục đưa cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất.Về chăn nuôi: Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung. Áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) trong chăn nuôi lợn, gia cầm, bò thịt để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATVSTP. Ứng dụng rộng rãi sản phẩm của công nghệ sinh học (tets chuẩn đoán nhanh), công nghệ tế bào (Vắc xin) trong chuẩn đoán, phòng trị một số bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi như cúm gia cầm, LMLM gia súc, tai xanh lợn ...). Về thủy sản: Ứng dụng và mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh (nuôi cá lồng, bè) có sử dụng quạt nước, thức ăn công nghiệp đối với một số đối tượng nuôi chính như: Chép, trôi, trắm cỏ, rô phi đơn tính, điêu hồng, cá lăng chấm ...Ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý môi trường bằng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.

       Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nông cần phải có những giải pháp cụ thể như: Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn đảm bảo đúng quy hoạch sản xuất và Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới được điều chỉnh, bổ sung, phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương. Đặc biệt tận dụng lợi thế địa phương có diện tích bãi Sông hữu Thái Bình lớn. Khuyến khích nông dân, các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

         Tạo điều kiện thuận lợi nhất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các tổ chức, cá nhân có điều kiện pháp lý vay vốn phát triển nông nghiệp.

         Đối với chính sách và vốn:Truyên truyền rộng rãi các chính sách của tỉnh, của Trung ương về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 của Chính phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 147; NQ 148, ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện.Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

         Về Khoa học công nghệ: Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng vào thực tiễn sản xuất; Tăng cường hợp tác với các đơn vị, các doanh nghiệp trong thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

        Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tăng cường tổ chức cho cán bộ, hộ nông dân đi tham quan, học tập mô hình về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Đào tạo, tập huấn, phổ biến, chuyến giao tiến bộ kỹ thuật  mới cho nông dân, nhằm phát triển, nhân ra diện rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả bền vững.

       Về phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao: Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm mang tính đặc trưng trên địa bàn như: Cà rốt, Măng Tây xanh, Dưa Hấu, sản phẩm Gia súc, gia cầm, thuỷ sản sạch....

      Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao trong nông nghiệp. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm về nông nghiệp trong và ngoài  tỉnh  để quảng bá giới thiệu sản phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp và các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Tham mưu đề nghị Huyện đầu tư xây dựng chợ đầu mối giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông sản sạch ...

Nguồn: Phòng VH-TT