Di tích lịch sử phường Khắc Niệm

20/06/2019 14:57 Số lượt xem: 3216

Phường Khắc Niệm có 7 khu phố, tổng số di tích trên địa bàn là 14 di tích. Số di tích được Nhà nước xếp hạng có 02 di tích cấp tỉnh (Đình Thượng; chùa Thượng); di tích chưa xếp hạng là 12/14 di tích.

Hầu hết các di tích đều mới được tôn tạo lại hoặc xây mới sau năm 1955, do công trình cũ bị tiêu thổ hoàn toàn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hoặc do quá trình tách làng xã. Như đình – chùa khu phố Thượng, đình – chùa khu phố Sơn, đình Đông – Đoài, chùa Đông, chùa Đoài, đình chùa Niệm Tiền đều bị tiêu thổ, hòa bình lập lại được nhân dân khôi phục với quy mô nhỏ. Những năm gần đây được các địa phương triển khai trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn. 4/14 di tích được xây dựng mới do quá trình tách thôn làng: đình khu Đoài, chùa khu phố Tiền Trong, đình – chùa khu Quế Sơn.

1. Di tích khu Thượng

1.1. Đình Thượng

- Lịch sử hình thành

Đình làng Thượng vốn được khởi dựng từ lâu đời với quy mô to lớn và đồ sộ. Đình xưa có kiến trúc kiểu chữ Đinh (chuôi vồ) gồm 5 gian 2 dĩ Đại đình và phần Hậu cung. Bộ khung gỗ chắc khỏe. Phía trước, hai bên có nhà Tả vu và Hữu vu. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngôi đình đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1998, nhân dân địa phương đã góp công góp của xây dựng lại ngôi đình trên nền móng cũ. Năm 2010, đình được sửa chữa nhỏ: đảo ngói, nâng cấp nền…

Đình Thượng được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá - Quyết định số 161/QĐ-CT, ngày 08/02/ 2002.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Theo trích lục của địa chính phường Khắc Niệm năm 2019, đình Thương hiện tọa lạc trên thửa đất số 373, diện tích 1311 m2, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm xếp hạng năm 2002, tổng diện tích đất khoanh vùng là 2220 m2.

Đình Thượng nằm ở vị trí trung tâm của làng, quay hướng Nam. Phía Nam liền kề là trục đường liên thôn sầm uất đông vui, phía Bắc giáp nhà văn hóa của thôn. Khuôn viên đình rộng lớn được bao bọc bởi hệ thống tường bao, phía trước đình là ao đình, tạo thế đất tụ thủy tụ phúc. Theo các cụ địa phương cho biết, thế đất của làng có hình một con xà lớn, đầu hướng về phía Tây, đuôi phía Đông. Ngôi đình được đặt trên lưng xà, là nơi trung tâm vị trí Đông – Tây, nam – Bắc theo trục đối xứng của làng, “Tiền Tam sơn, hậu Ngũ nhạc”

                             Tiền trước giữa núi Mâm xôi

                    Hậu sau tựa giữa núi đồi Ngoan Sơn.

- công trình kiến trúc

Đình có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại và Hậu cung với 4 mái đao cong, bờ nóc đắp “lưỡng long chầu nhật”, mái lợp ngói. Đại đình gồm 3 gian 2 chái 4 mái đao cong, bộ khung đỡ mái bằng gỗ lim, gỗ táu to khoẻ gồm 6 hàng cột ngang và 4 hàng cột dọc, vì nóc có kết cấu chồng rường giá chiêng trên có trang trí vân mây, vì nách kết cấu bán giá chiêng. Mở cửa cả 3 gian, 2 chái để cửa sổ hình chữ Thọ tròn. Hậu cung gồm 2 gian, vì kết cấu chồng rường giá chiêng, tường bao xây xung quanh. Sân đình lát gạch, qua 7 bậc tam cấp ốp gạch đỏ dẫn lên đình.

- Nhân vật được thờ

Đình khu Thượng thờ Đông Hải Đại Vương (Lý Đoàn Thượng) - danh thần thời Lý.

Ông là người đất Hồng Thị, huyện Trường Tân (nay là Xuân Du, Hưng Yên), vốn là người có chí lớn, có tài kinh bang tế thế, cứu nước cứu dân. Năm 23 tuổi ông được vua Lý Cao Tông phong làm quan, trông coi việc chính sự trong triều. Khi vua Lý Huệ Tông lên ngôi, phong ông là Tham tán đại phu, trông coi việc triều chính, phò giúp nhà vua. Khi triều đình rơi vào tay nhà Trần, các bậc trung thần của nhà Lý trong đó có Lý Đoàn Thượng đều từ chức, chiêu tập binh mã chống lại nhà Trần, xây thành quách ở làng Yên Nhân – Hồng Châu. Hai bên đánh nhau mấy trận, Lý Đoàn Thượng đều thắng. Nhà Trần bàn mưu cho Nguyễn Nộn vờ giảng hòa, Lý Đoàn Thượng liền mở cổng doanh trại nghênh tiếp, bất ngờ quân của Nguyễn Nộn đổ vào bao vây tứ phía. Quân của Lý Đoàn Thượng phải bỏ chạy rút về núi Nghè (núi Sơn). Sau nhiều ngày bị bao vây, quân lương hết, Lý Đoàn Thượng giết con lợn cuối cùng khao quân, tổ chức phá vòng vây. Biết không thể thoát, Lý Đoàn Thượng liền rút gươm tự vẫn. Cảm kích trước tấm lòng trung liệt của ông, nhân dân nhiều địa phương đã lập miếu thờ ông làm thành hoàng làng. Trong đó có nhân dân xã Khắc Niệm Thượng (khu phố Thượng, khu phố Sơn)

Đình Thượng có các ngày sự lệ:

- Lễ hội truyền thống: Ngày 5,6 tháng Giêng

- Ngày hóa của đức Thánh: 14 tháng 7

- Các lễ sóc vọng hàng tháng, tuần tiết theo lệ.

Hàng năm cứ đến ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) đình Thượng lại mở hội chém lợn. Từ sáng sớm mùng 5, nhân dân quanh vùng kéo nhau về đình Ném Thượng dự hội. Buổi sáng khởi đầu là lễ rước kiệu, khởi hành từ đình làng dẫn lên núi Nghè (Phúc Sơn) đón thành hoàng làng về đình làng dự hội.

Trước đây, Ném Thượng có tục nuôi lợn thờ từ tháng 7 trong năm. Mỗi giáp cử 1 thành viên sang tuổi 18 nuôi lợn. Người nuôi lợn được giao cấy 2 sào ruộng lấy gạo nếp thổi xôi trong lễ cúng nhập tịch. Chuồng nuôi lợn phải sạch sẽ, nền lát gạch, tắm rửa hàng ngày. Vì lợn để thờ nên phải nuôi to, béo, đẹp. Tối mùng 5, hai ông ỉ được tắm sạch sẽ, tô son đỏ, nhốt vào cũi mang ra đình làng.

Sáng mùng 6, lễ rước 2 ông ỉ đi quanh làng. Trưa ngày mùng 6 làm lễ lúc 11h trưa, sau đó thịt lợn được chia dều cho dân làng.

Sau phần hội là những cuộc diễn xướng quan họ đặc sắc với nhiều hình thức hát trong nhà, hát cửa đình, hát dưới thuyền… hát tuồng, chèo…Những cuộc thi thổi xôi giữa các Giáp, những trò chơi dân gian như đánh vật, cờ người, thả chim, chọi gà…khiến hội làng có sức cuốn hút mọi lứa tuổi.

Làng Ném Thượng xưa có tục kết chạ với làng Xuân Ổ và làng Ném Sơn.  

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Đình Thượng vốn có lịch sử khởi dựng từ lâu đời. Trải thăng trầm lịch sử, chiến tranh tàn phá, xong ngôi đình làng luôn được các thế hệ người dân nơi đây giữ gìn, tôn tạo ngày thêm khang trang, tố hảo. Đình Thượng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2002. Di tích đã thành lập Ban quản lý di tích địa phương theo Quyết định số  242/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Trưởng ban quản lý DT là Phó chủ tịch UBND phường Khắc Niệm, phó ban là trưởng khu phố Thượng, thành viên là đại diện các ban ngành và trưởng các họ trong khu. Hàng ngày di tích có cụ Từ trông coi bảo vệ, đèn nhang phụng thờ Thánh cả ngày và đêm. Di tích có tường bao bảo vệ rõ ràng tránh được sự xâm lấn đất đai. Lễ hội chém lợn hàng năm là nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Từ năm 2016, thay vì chém lợn ở ngoài sân đình, nghi thức này được thực hiện bên phải của đình và được quây bạt kín.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Đình Thượng vốn có lịch sử khởi dựng từ lâu đời, từ xưa đến nay vẫn là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của người dân trong làng. Đình thờ vị Thành hoàng làng là Đông Hải đại vương – Lý Đoàn Thượng – một danh tướng thời Lý, là người có công với dân với nước, được triều đình ban tặng sắc phong, cho phép dân thôn hương hỏa phụng thờ. Trong đình còn bảo lưu được một số cổ vật như 4 đạo sắc phong, ngai bài vị, kiệu có niên đại thời Nguyễn. Lễ hội Chém lợn hàng năm vào dịp lễ hội là để bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ vị thành hoàng làng đồng thời cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Ngôi đình được phục dựng lại trên cấp nền cũ theo dáng vẻ và bằng vật liệu truyền thống. Các đồ thờ tự, sắc phong là những sản phẩm tiêu biểu cho những quan điểm và phong cách kỹ - mỹ thuật của những thời kỳ khác nhau trong lịch sử.

- Phân loại di tích.

Loại hình di tích lịch sử.

1.2. Chùa Làng Thượng (Đại Bi tự).

- Lịch sử hình thành.

Chùa làng Thượng vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu mở rộng với quy mô lớn theo kiểu trăm gian. Ngoài Tam bảo còn có gác chuông, hậu đường, hai bên hành lang, nhà mẫu, nhà tổ, nhà sư, nhà khách. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến, ngôi chùa đã bị phá dỡ. Năm 1990, dân làng dựng tạm mấy gian Tam bảo quy mô nhỏ để thờ Phật. Năm 2004-2005, dân làng cùng nhau quyên góp xây dựng lại ngôi tam bảo với quy mô lớn theo dáng vẻ truyền thống như hiện nay.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Chùa Đại Bi tọa lạc trên thửa đất số 79, diện tích 8261 m2, tờ bản đồ số 5, được cấp sổ đỏ ngày 28/12/2012. Tại thời điểm xếp hạng năm 2010 (chưa được cấp sổ đỏ), diện tích đất khoanh vùng là 8087 m2 (nhỏ hơn)

Chùa nằm về phía Đông Bắc của làng, nằm trên ngọn núi Ngoan Sơn, Tam bảo quay hướng Tây, xung quanh giáp khu dân cư, phía Đông giáp trường Quân sự tỉnh. Phía trước Tam bảo là một sân gạch rộng. Bao xung quanh là Vườn chùa rộng lớn cây cối quanh năm xanh tốt

- Các công trình kiến trúc.

Chùa có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện. Tiền đường 5 gian với bộ khung đỡ mái bằng gỗ lim, 6 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc to khoẻ vững chắc, vì nóc chồng rường giá chiêng. Trên nóc đắp nổi 3 chữ Hán “Đại Bi tự”. Tiền đường kết cấu 1 tầng 2 mái tay ngai, cột trụ cánh phong, cửa mở cả 5 gian. Thượng điện gồm 3 gian bộ khung gỗ, vì nóc kiểu con chồng giá chiêng liên kết với 4 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang

Bên cạnh công trình chính là tòa Tam bảo, trong khuôn viên của chùa còn có nhà khách và nhà ở của sư trụ trì đều được xây dựng theo dáng vẻ truyền thống, hài hòa với kiến trúc của công trình chính.

Hiện trạng các công trình còn tốt, chắc chắn

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Thượng được dựng lên từ lâu đời để thờ Phật, thờ Mẫu, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

Chùa Thượng là trung tâm sinh hoạt tôn giáo thờ đạo Phật của nhân dân địa phương. Ở đây các ngày tuần rằm, mồng một, các ngày lễ, tết nguyên đán, vu lan báo hiếu, ngày Phật đản (15 tháng 4) rằm tháng Bảy, Giỗ Tổ 17/ Hai, giỗ Mẫu 3/ Ba nhân dân địa phương tới chùa dâng lễ phật, gửi gắm ước vọng cho bản thân và gia đình.

Hội chùa 15/Giêng. Vào ngày này, các cụ tổ chức niệm kinh tụng Phật, dâng hương, làm cỗ chay, tổ chức đón khách thập phương về dâng hương lễ Phật. Phần hội có giao lưu văn hóa văn nghệ, hát quan họ và tổ chức 1 số trò chơi dân gian. Đây là một lễ hội lớn độc đáo gắn với câu ca:

“Hội lớn là chùa Đại Bi

Có cây Dầm Dì, có đá gan trâu”.

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chùa Thượng, xưa vốn là trung tâm Phật giáo của vùng. Trải trường kỳ lịch sử, đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp bị phá huỷ. Với truyền thống văn hiến, nhân dân địa phương đã sớm khôi phục lại di tích. Chùa Thượng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2010. Di tích đã thành lập Ban quản lý di tích địa phương theo Quyết định số  242/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Trưởng ban quản lý DT là Phó chủ tịch UBND phường Khắc Niệm, phó ban là trưởng khu phố Thượng, thành viên là đại diện các ban ngành và trưởng các họ trong khu, nhà sư trụ trì. Đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tránh mọi sự xâm lấn vi phạm. Chùa đã có sư trụ trì hàng ngày đèn nhang, hương hoa dâng lên Tam bảo, tụng kinh niệm Phật, cảnh chùa cũng vì thế mà sạch đẹp, khang trang. Nhà chùa đã lắp hệ thống camera giám sát an ninh. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm, quản lý các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích.

Các ngày sự lệ và các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích được đông đảo nhân dân tham gia, góp phần thực hiện tốt việc phát huy giá trị của di tích.

+ Đánh giá giá trị di tích

 Giá trị về lịch sử, văn hóa: Chùa Thượng được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê được tôn tạo với quy mô lớn. Ngôi chùa từ xưa đến nay luôn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, góp phần giáo dục và phát huy tình đoàn kết cộng đồng làng xã, giúp con người hướng thiện trừ ác. Hiện trong chùa không còn giữ được bia đá, xong căn cứ vào các thác bản văn bia hiện còn, giúp cho việc tìm hiểu nghiên cứu về di tích, về con người và làng xã nơi đây.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Chùa Thượng có vị trí cảnh quan đẹp. Công trình kiến trúc chính được xây dựng theo lối truyền thống, nghệ thutaj trang trí chủ yếu tập trung trên các đầu dư, con rường. Hệ thống tượng Phật đầy đủ, mang đặc trưng của 1 ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ

- Phân loại di tích

Di tích thuộc loại hình: Di tích lịch sử.

2. Di tích khu phố Sơn

2.1. Đình khu Sơn (Di tích chưa XH)

- Lịch sử hình thành

Đình làng Ném Sơn được xây dựng từ lâu đời với quy mô lớn. Đình xưa gồm 3 gian 2 chái Đại đình, 3 gian Hậu cung, kiến trúc kiểu chữ Đinh, 4 mái đao cong. Bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim to khỏe, vững chắc.  Trong kháng chiến chống Pháp đình bị tiêu thổ chỉ còn lại 3 gian Hậu cung. Năm 1959, phá hủy nốt phần Hậu cung. Năm 2008 nhân dân địa phương xây dựng ngôi đình mới trên nền móng cũ.

-Cảnh quan môi trường, đất đai.

Hiện đình nằm trên ô thửa 138, diện tích 1447 m2, tờ bản đồ số 9, được cấp sổ đỏ ngày 28/8/2014. Đình nằm ở vị trí trung tâm của làng, xung quanh giáp khu dân cư. Tòa Đại đình quay hướng Nam. Phía trước là một sân gạch rộng, xung quanh xây tường bao.

- Các công trình kiến trúc.

Đình có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian 2 chái Đại đình và 2 gian Hậu cung, với 4 mái đao cong, bộ khung đỡ bằng bê tông cốt thép, sơn giả gỗ. Trên nóc  trang trí “rồng chầu mặt nguyệt”, cùng các con sô, con kìm. Vì nóc làm theo kiểu chồng rường gia chiêng, vì nách kẻ ngồi. Đại đình mở cửa 3 gian giữa bức bàn thượng song hạ bản, 2 bên trái trổ cửa sổ hình chữ Thọ tròn. Phía trước đình là sân gạch rộng, thoáng. Nền cao và thoáng. Hiện trạng di tích còn tốt.

- Nhân vật được thờ

Đình khu phố Sơn thờ Đông Hải Đại Vương (Lý Đoàn Thượng) - danh thần thời Lý.

Ông là người đất Hồng Thị, huyện Trường Tân (nay là Xuân Du, Hưng Yên), vốn là người có chí lớn, có tài kinh bang tế thế, cứu nước cứu dân. Năm 23 tuổi ông được vua Lý Cao Tông phong làm quan, trông coi việc chính sự trong triều. Khi vua Lý Huệ Tông lên ngôi, phong ông là Tham tán đại phu, trông coi việc triều chính, phò giúp nhà vua. Khi triều đình rơi vào tay nhà Trần, các bậc trung thần của nhà Lý trong đó có Lý Đoàn Thượng đều từ chức, chiêu tập binh mã chống lại nhà Trần, xây thành quách ở làng Yên Nhân – Hồng Châu. Hai bên đánh nhau mấy trận, Lý Đoàn Thượng đều thắng. Nhà Trần bàn mưu cho Nguyễn Nộn vờ giảng hòa, Lý Đoàn Thượng liền mở cổng doanh trại nghênh tiếp, bất ngờ quân của Nguyễn Nộn đổ vào bao vây tứ phía. Quân của Lý Đoàn Thượng phải bỏ chạy rút về núi Nghè (núi Sơn). Sau nhiều ngày bị bao vây, quân lương hết, Lý Đoàn Thượng giết con lợn cuối cùng khao quân, tổ chức phá vòng vây. Biết không thể thoát, Lý Đoàn Thượng liền rút gươm tự vẫn. Cảm kích trước tấm lòng trung liệt của ông, nhân dân nhiều địa phương đã lập miếu thờ ông làm thành hoàng làng. Trong đó có nhân dân xã Khắc Niệm Thượng (khu phố Thượng, khu phố Sơn)

Đình khu Sơn trong 1 năm có các ngày sự lệ:

- Lễ hội truyền thống: 6 tháng Giêng

- Ngày hóa của Thánh: 14 tháng Bẩy

- Lễ Tất niên (chiều 30), năm mới (mồng 1 Tết)

- Ngày 1 hàng tháng

Lễ hội truyền thống đình khu Sơn được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày chính hội các cụ cao niên và nhân dân địa phương tổ chức tế lễ, dâng vật phẩm tế đức Thánh tại đình. Lễ hội có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian và văn nghệ đặc sắc như: Hát quan họ trên thuyền, chọi gà, đấu vật, đập niêu...

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích.

Từ xưa đến nay, đình làng vẫn được chính quyền cùng nhân dân địa phương quan tâm, gìn giữ. Để bảo vệ và hương khói phụng thờ thánh, lãnh đạo khu phố đã giao cho Hội người cao tuổi đứng ra trực tiếp trông nom bảo vệ. Hội đã bầu ra ban khánh tiết và một cụ từ chịu trách nhiệm trông nom, hương khói phụng thờ Thánh hàng ngày (ngủ lại đình). Lễ hội truyền thống của đình cũng được Ban quản lý khu tổ chức tốt hàng năm, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân địa phương. Di tích đã được xây tường bao bảo vệ, đất đai có sổ đỏ rõ ràng tránh mọi sự xâm lấn di tích.

+ Đánh giá giá trị di tích

 Giá trị về lịch sử, thẩm mỹ: Đình khu Sơn còn bảo lưu hệ thống cổ vật có niên đại thời Nguyễn, có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Là chứng tích của ngôi đình cổ trong quá khứ. Mái đình làng từ xưa đến nay luôn là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Lễ hội truyền thống cùng các hoạt động diễn ra tại đình làng được chính quyền và nhân dân tổ chức tốt, đã làm giàu thêm bản sắc văn hóa, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Mặc dù di tích được phục dựng với bộ khung bằng beetoong nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ thuật, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Mái đình dài rộng lợp ngói, 4 mái đao cong. Các đầu dư chạm rồng, trên đầu các con rường có trang trí hoa lá cách điệu…

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

2.2. Chùa Ném Sơn (Phúc Sơn tự) (di tích chưa XH)

- Lịch sử hình thành

Chùa Phúc Sơn vốn được khởi dựng từ lâu đời, có quy mô to lớn gồm các hạng mục công trình: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Tam quan. Trong thời kỳ kháng chiến, chùa bị tiêu thổ chỉ còn lại nhà Mẫu. Năm 2012, xây dựng lại 3 gian nhà Mẫu. Năm 2017 xây dựng Tam bảo

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Chùa nằm trên thửa đất số 130, diện tích 1733 m2, tờ bản đồ số 9, đã cấp sổ đỏ ngày 31/12/2007. Di tích nằm ở vị trí trung tâm khu phố Sơn,  xung quanh chùa giáp khu dân cư. Chùa quay hướng Nam, xung quanh có hệ thống tường bao bảo vệ. Từ ngoài vào, là tam quan, qua 1 cây cầu đến 1 sân gạch rộng rãi là đến Tam bảo.

- Các công trình kiến trúc.

Chùa Phúc Sơn hiện có các công trình: Tam quan, Tháp tổ, Tam bảo, nhà Mẫu và các công trình phụ trợ.

Tòa tam bảo 2 tầng. tầng 1 là nhà sắp lễ, tầng 2 là tam bảo hình chữ Đinh, bộ khung bằng beetong. Tam bảo gồm Tiền đường 3 gian 2 chái 4 mái đao cong. Thượng điện 3 gian. Vì nóc kiểu giá chiêng kẻ ngồi, vì nách kẻ chuyền. Trên các đầu dư trang trí hình rồng.

Nhà mẫu nằm về phía sau bên trái Tam bảo, hình chữ Đinh, bộ khung beetong gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường 1 gian hai chái 4 mái đao cong và 4 gian Hậu cung.

Phía trước chùa là vườn cây và một ngôi tháp cao 3 tầng xây bằng gach, dựng năm 1928 có tên “Định Quang tổ tháp”

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Phúc Sơn là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, thờ các vị tổ sư và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

Chùa Phúc Sơn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo thờ đạo Phật của nhân dân trong khu phố. Ở đây các ngày tuần rằm, mồng một, các ngày lễ, tết nguyên đán, tết nguyên tiêu, vu lan báo hiếu, lễ Phật Đản...nhân dân địa phương tới chùa lễ phật, gửi gắm ước vọng cho bản thân và gia đình. Hội chùa vào ngày 6/Giêng (cùng với hội đình)

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, quản lý các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích. Lãnh đạo giao cho Hội người cao tuổi cùng nhà chùa tham gia quản lý di tích. Chùa có sư trụ trì hàng ngày tụng kinh niệm Phật, cảnh chùa cũng vì thế mà sạch đẹp, khang trang. Đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tránh mọi sự xâm lấn vi phạm. Nhà chùa đã lắp hệ thống camera giám sát an ninh.

Các ngày sự lệ và các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích được đông đảo nhân dân tham gia, góp phần thực hiện tốt việc phát huy giá trị của di tích.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng làng xã, nơi bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục và đoàn kết cộng đồng. Ngôi tháp cao 3 tầng xây bằng gach, dựng năm 1928 có tên “Định Quang tổ tháp” là minh chứng của ngôi chùa trong lịch sử

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Chùa Phúc Sơn mặc dù di tích được phục dựng với bộ khung bằng beetoong nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ thuật, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

- Phân loại di tích

Loại hình Di tích lịch sử.

3. Di tích khu phố Đông (Di tích chưa XH)

3.1. Đình làng Đông

- Lịch sử hình thành

Khu phố Đông với khu phố Đoài xưa kia chung 1 ngôi đình nằm ở giữa 2 làng, nay nằm ở vị trí trường Tiểu học. Ngôi đình chung xưa kia có quy mô to lớn, nhưng đã bị tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp. Năm 2010, đình mới được xây dựng trên khu đất mới như ngày nay.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Đình hiện nằm ở phía Đông của làng, phía trước là nhà văn hóa và sân bóng đá, bên phải đình giáp khu dân cư, bên trái giáp cánh đồng. Tổng diện tích đất thực tế sử dụng khoảng 10000 m2. Theo sổ đỏ được cấp ngày ….đình Đông nằm trên ô số thửa 706, diện tích 3644 m2

  • Các công trình kiến trúc.

Hiện đình gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, tòa đình chính hình chữ Đinh gồm Tiền đình và Hậu cung.

Nghi môn được xây theo kiểu tứ trụ

Tiền đình 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong, bộ khung bằng bê tông. Vì nóc giá chiêng trồng rường trụ cột trốn, vì nách ván mê. Nghệ thuật trang trí đắp vẽ tập trung chủ yếu trên các câu đầu, đầu dư, cốn hoa văn hoa lá cách điệu. Cửa mở 3 gian giữa, hai chái trổ cửa sổ hình chữ Thọ tròn. Hậu cung 2 gian, vì kèo quá giang gác tường đơn giản.

Hiện trạng công trình còn tốt và chắc chắn.

- Nhân vật được thờ: Tướng quân Nguyễn Thủ Thiệp

Xưa kia có ngôi chùa Cổ Pháp rất linh thiêng. Bấy giờ có ông bà Đổ Thủ Tín và Đỗ Thị Mai, tuổi đã cao mà vẫn chưa có con, nghe tin liền đến chùa cầu thỉnh. Về sau bà sinh được 1 người con trai là Nguyễn Thủ Thiệp (Tiệp). ông dáng người cao to, khí phách hơn người, được cha mẹ đón thầy về dạy học. Sau này, ông trở thành một trong 12 vị sứ quân chiếm cứ 1 vùng rộng lớn từ sông cầu đến sông Đuống, tự xưng là Vũ Ninh vương. Ông đã về chùa Cổ Pháp làm lễ, xây dựng chùa Cổ Niệm (thuộc địa phận làng Ném Đoài).Sau đó ông về TRại tề (Ném Đông), Trại Ải (Ném Đoài) giảm thuế 5 năm liền cho nhân dân 2 trại và cấp 300 mẫu ruộng để nhân dân 2 trại cùng xây dựng 1 ngôi đình chung của 2 làng. Để ghi nhớ công lao của ông, sau khi ông mất dân làng đã lập đền thờ ông.

+ Ngày Kỵ nhật: 19/Hai làng tổ chức tế lễ tại đình, dâng hương và thụ lộc tại đình

+ Các ngày sóc vọng, tuần tiết: thắp hương thờ Thánh.

Đình không có hội

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Đình làng hiện giao cho hội người cao tuổi quản lý trực tiếp và điều hành. Vào các ngày sóc vọng có hội đồng niên của các cụ tuổi từ 50 – 70 thay nhau ra trực đình. Đất đai di tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đủ cơ sở pháp lý để chống lại sự xâm lấn. Di tích đã được lập quy hoạch tổng thể.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Trước đây làng Đông và làng Đoài trước năm 1945 vốn có chung một ngôi đình, nhưng đã bị tiêu thổ trong kháng chiến. Ngôi đình hiện nay, do nhân dân địa phương xây dựng lại thờ Thành hoàng làng là Nguyễn Thủ Thiệp. Trải thời gia lịch sử, đình làng vẫn luôn được các thế hệ người dân bảo vệ, tôn tạo, là trung tâm tín ngưỡng của nhân dân trong làng

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Ngôi đình mặc dù bộ khung được làm bằng vật liệu hiện đại betong nhưng xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, hài hòa với cảnh quan xung quanh.

- Phân loại di tích

Thuộc loại hình

3.2: Chùa Cổ Pháp (Di tích chưa XH)

- Lịch sử hình thành

Nội dung văn bia trong chùa cho biết niên đại xây dựng Cổ Pháp tự vào thời Lê (thế kỷ XVII), với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình bằng đá xanh. Nhưng đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ hoàn toàn.

Những năm đầu thế kỷ chùa được phục dựng lại gồm Tiền đường 5 gian đầu hồi bít đốc, tay ngai, 3 gian Thượng điện nối với gian giữa Tiền đường chạy dọc ra phía sau tạo thành kiến trúc hình chữ Đinh, hường Tây. Phía trước bên trái chùa là nhà Mẫu 6 gian, kết cấu vì đơn giản chủ yếu bào trơn đóng bén

Năm 2016, xây dựng lại Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu tại vị trí Tam bảo cũ.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Hiện chùa nằm trên thửa đất số 286, diện tích 5607 m2, tờ bản đồ số 28, đã được cấp giấy chứng nhận 28/12/2012. Chùa nằm về phía Đông Bắc của làng, hướng Nam. Xung quanh giáp đất nông nghiệp và đường giao thông. Trong vườn chùa có rất nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tạo không khí mát mẻ và thâm nghiêm cho ngôi chùa

  • Các công trình kiến trúc.

Tam bảo hình chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện. Tiền đường có kiến trúc 1 tầng 2 mái tay ngai, cột trụ cánh phong. Tiền đường 7 gian, bộ khung gỗ lim to khỏe, vững chắc, vì nóc gia chiêng, chồng rường trụ cột trốn, vì nách chồng rường. Thượng điện 3 gian, bộ khung gỗ lim bào trơn đóng bén.

Phía sau Tam bảo là Nhà Tổ 5 gian, nhà Mẫu 5 gian, bộ khung gỗ

Bên trái Tam bảo là dãy nhà trai đường 7 gian, bộ khung gỗ, mái lợp ngói, hàng cột hiên bằng đá xanh

Hiện các công trinh đều mới được tu tạo nên còn tốt, chắc chắn. Nền cao và thoáng.

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Cổ Pháp là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, thờ các vị tổ sư và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

Giỗ Tổ 25/10

1/Hai hội làng. Vào ngày này, các cụ cao niên trong khu tổ chức dâng hương lễ Phật, đón khách thập phương về dự hội.

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, quản lý các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích. Lãnh đạo giao cho Hội người cao tuổi cùng nhà chùa tham gia quản lý di tích. Chùa có sư trụ trì hàng ngày tụng kinh niệm Phật, cảnh chùa cũng vì thế mà sạch đẹp, khang trang. Đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tránh mọi sự xâm lấn vi phạm. Nhà chùa đã lắp hệ thống camera giám sát an ninh, lên quy hoạch tổng thể khu di tích và đang trong giai đoạn xây dự hoàn thiện các hạng mục, tam quan, sân vườn.

Các ngày sự lệ và các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích được đông đảo nhân dân tham gia, góp phần thực hiện tốt việc phát huy giá trị của di tích. Hàng tuần nhà chùa đều tổ chức phát cháo từ thiện miễn phí tại BV.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Theo thần tích làng cho biết, chùa Cổ Pháp vốn có từ thời Lý. Thời Lê chùa được trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn, dấu ấn để lại trên các cột đá hiện còn và hệ thống bia đá. Trải lịch sử, hiện nay chùa được tôn tạo ngày một khang trang tố hảo. Trong chùa hiện còn được bảo lưu rất nhiều cổ vật quý như bia đá, cây hương đá, cột đá…có niên đại TK XVII, XVIII. XIX… là nguồn tư liệu quý giá giúp cho việc tìm hiểu về lịch sử làng xã

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: chùa được xây dựng bằng vật liệu và kiến trúc truyền thống, đảm bảo yếu tố kỹ, mỹ thuật.

 4. Khu phố Đoài

4.1. Đình làng Ném Đoài (Di tích chưa XH)

- Lịch sử hình thành

Khu phố Đoài với khu phố Đông xưa kia chung 1 ngôi đình nằm ở giữa 2 làng, nay nằm ở vị trí trường Tiểu học. Ngôi đình chung xưa kia có quy mô to lớn, nhưng đã bị tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp. Năm 2004, xây dựng lại ngôi đình trên vị trí của ngôi nghè cũ.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Cụm di tích đình chùa khu Đoài hiện nằm trên thửa đất số 70, diện tích 1241 m2. Nằm về phía Tây của làng, đình quay hướng Nam. Phía Tây giáp đường giao thông trước đình có ao đình, phía Đông giáp với chùa làng, xung quanh giáp khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Hiện đình gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, tòa đình chính hình chữ Đinh gồm Tiền đình và Hậu cung.

Nghi môn được xây theo kiểu tứ trụ, hai lối đi phụ xây cuốn vòm

Tiền đình 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong, bộ khung gỗ chắc khỏe, mái lợp ngói ta, mở cửa 3 gian giữa 2 chái trổ cửa sổ hình chữ Thọ tròn. Vì nóc giá chiêng trồng rường vì nách chồng rường. trên các con rường và đầu dư chạm rồng, hoa lá cách điệu.  Hậu cung 2 gian, bộ khung gỗ lim bào trơn đóng bén.

Hiện trạng công trình còn khá chắc chắn, 3/24 cây cột ở Đại đình có hiện tượng mọt.

- Nhân vật được thờ: Tướng quân Nguyễn Thủ Thiệp

Xưa kia có ngôi chùa Cổ Pháp rất linh thiêng. Bấy giờ có ông bà Đổ Thủ Tín và Đỗ Thị Mai, tuổi đã cao mà vẫn chưa có con, nghe tin liền đến chùa cầu thỉnh. Về sau bà sinh được 1 người con trai là Nguyễn Thủ Thiệp (Tiệp). ông dáng người cao to, khí phách hơn người, được cha mẹ đón thầy về dạy học. Sau này, ông trở thành một trong 12 vị sứ quân chiếm cứ 1 vùng rộng lớn từ sông cầu đến sông Đuống, tự xưng là Vũ Ninh vương. Ông đã về chùa Cổ Pháp làm lễ, xây dựng chùa Cổ Niệm (thuộc địa phận làng Ném Đoài).Sau đó ông về TRại tề (Ném Đông), Trại Ải (Ném Đoài) giảm thuế 5 năm liền cho nhân dân 2 trại và cấp 300 mẫu ruộng để nhân dân 2 trại cùng xây dựng 1 ngôi đình chung của 2 làng. Để ghi nhớ công lao của ông, sau khi ông mất dân làng đã lập đền thờ ông.

12/ Giêng: Hội làng (hội chùa)

6/ Giêng: Ngày sinh của thần

14/bẩy: ngày hóa của Thần

18/ Chạp: Giỗ Thân phụ, thân mẫu

Sóc vọng hàng tháng

Vào ngày hội đội tế của làng sẽ tế tại đình. Sau đó tổ chức đón tiếp nhân dân địa phương và khách thập phương về trẩy hội. Ném Đoài là 1 trong 49 làng quan họ gốc nên ngoài phần lễ, phần hội văn hóa văn nghệ rất sôi nổi như hát quan họ dưới thuyền, hát chèo…các trò chơi dân gian dần được khôi phục như dập niêu, cờ tướng… Bên cạnh đó cũng có các hình thức mới như bóng chuyền hơi…

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Đình làng hiện giao cho hội người cao tuổi quản lý trực tiếp và điều hành. Hàng ngày luôn có 1 cụ từ trông nom tại đình, mở cửa đình hàng ngày.  Đất đai di tích được xây tường bao tránh sự xâm lấn.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Trước đây làng Đông và làng Đoài trước năm 1945 vốn có chung một ngôi đình, nhưng đã bị tiêu thổ trong kháng chiến. Ngôi đình hiện nay, do nhân dân địa phương xây dựng lại trên đất của ngôi nghè cũ, thờ Thành hoàng làng là Nguyễn Thủ Thiệp. Hiện trong đình vẫn còn giữ được 1 số cổ vật có niên đại từ thời Nguyễn như hoành phi, ngai tượng đức Thánh, đồ thờ tự …Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhưng hình ảnh ngôi đình làng vẫn luôn có vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân làng Đoài, là trung tâm tín ngưỡng của dân làng.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc và vật liệu truyền thống, hài hòa với cảnh quan xung quanh. Trên các thanh rường đều được chạm hoa lá, vân mây cách điệu, 8 đầu dư được chạm hình đầu rồng ngậm ngọc

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

4.1. Chùa Ném Đoài (Cổ Niệm tự) (Di tích chưa XH)

- Lịch sử hình thành

Theo các cụ cao niên trong làng chi biết, ngôi chùa Cổ Niệm vốn được khởi dựng từ rất lâu đời gồm các hạng mục công trình: Tam quan gác chuông; tam bảo; nhà Tổ; Nhà Mẫu. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa đã bị tiêu thổ kháng chiến. Hòa bình lập lại, khoảng năm 1980 nhân dân địa phương xây dựng tạm một ngôi chùa 3 gian nhỏ trên khu đất của hợp tác xã, vừa làm nhà văn hóa vừa làm nơi thờ Phật. năm 2010 dân làng  đã xây dựng lại ngôi chùa trên vị trí nền chùa xưa quy mô nhỏ hơn ngôi chùa trước khi bị tiêu thổ kháng chiến.

- Cảnh quan môi trường, đất đai.

Cụm di tích đình chùa khu Đoài hiện nằm trên thửa đất số 70, diện tích 1241 m2. Nằm về phía Tây của làng, chùa quay hướng Nam. Bên phải là đình, phía trước là đường liên thôn, bên trái và phía sau giáp khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Hiện Chùa gồm các hạng mục công trình Tam quan gác chuông; tam bảo; nhà Tổ 1 gian; Nhà Mẫu 3 gian.

Tam bảo có kiến trúc hình chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện, bộ khung gỗ mái lợp ngói mũi hài. Tiền đường 5 gian, 1 tầng 2 mái tay ngai cột trụ cánh phong, đỉnh nóc đắp nổi 3 chữa hán “Cổ Niệm tự”, cửa mở 3 gian giữa giữa với hệ thống cửa thượng song hạ bản. Vì nóc chồng rường giá chiêng, vì nách chồng rường trụ cột trốn. Trên các thanh rường chạm hoa văn hóa lá cách điệu, nét chạm thô sơ. Thượng điện 2 gian.

Nhà Mẫu, nhà Tổ bộ khung gỗ bào trơn đóng bén, quá giang gác tường.

Hiện tại, các hạng mục công trình chính của di tích còn khá chắn chắn, chưa có hiện tượng xuống cấp.

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Cổ Niệm là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, thờ các vị tổ sư và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

12/ Giêng: Hội làng (hội chùa)

12/ Chín: Giỗ Tổ

Đình – chùa Ném Đoài nằm sát cạnh nhau, tạo thành 1 quần thể di tích. Lễ hội diễn ra tại cụm di tích vào dịp đầu năm, thu hút hàng nghìn người tới tham dự, đây cũng là thời điểm đông khách nhất của di tích. Vào ngày hội, tại chùa có tổ chức tụng kinh, dâng hương lễ Phật, đón tiếp phật tử  địa phương và khách thập phương về du xuân lễ Phật. Ném Đoài là 1 trong 49 làng quan họ gốc nên ngoài phần lễ, phần hội văn hóa văn nghệ rất sôi nổi như hát quan họ dưới thuyền, hát chèo…các trò chơi dân gian dần được khôi phục như dập niêu, cờ tướng… Bên cạnh đó cũng có các hình thức mới như bóng chuyền hơi…

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, quản lý tốt các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích. Lãnh đạo giao cho Hội người cao tuổi cùng nhà chùa tham gia quản lý di tích. Chùa có sư trụ trì hàng ngày tụng kinh niệm Phật, cảnh chùa cũng vì thế mà sạch đẹp, ấm cúng. 

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Chùa Ném Đoài là công trình văn hóa tín ngưỡng  của nhân dân khu phố Đoài. Ngôi chùa vốn có lịch sử khởi dựng từ lâu đời. Mặc dù thời gian và chiến tranh tàn phá nhưng di tích luôn được người dân nơi đây tôn tạo, phát huy. Hiện trong chùa còn bảo lưu được pho tượng Tổ có niên đại thời Nguyễn cùng hệ thống tượng Phật đầy đủ, phong phú.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Chùa Ném Đoài là công trình mới được xây dựng lại năm 2010, với vật liệu và  kiến trúc truyền thống như các ngôi chùa Bắc Bộ khác. Hệ thống tượng Phật được tạo tác đẹp

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

5. Khu phố Tiền Trong

Chùa khu Tiền Trong (Phúc Niệm tự) (Chưa xếp hạng)

Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, khu phố Tiền Trong, khu phố Tiền Ngoài và khu phố Quế Sơn là thôn Tiền (Ném Tiền) thuộc xã Khắc Niệm Hạ, tổng Khắc Niệm. Do đó, cả 3 khu phố này đều chung một ngôi chùa hiện nằm trên địa phận khu phố Tiền Ngoài.

Năm 2000, nhân dân trong làng xây dựng một ngôi chùa mới ở vị trí hiện tại, lấy tên là Phúc Niệm tự. Năm 2001, xây dựng nhà mẫu. Năm 2010, tu sửa mở rộng phần Thượng điện của nhà Tam bảo.

Cảnh quan, môi tường đất đai

Chùa Phúc Niệm hiện nằm trên thửa đất số 377, diện tích 407 m2, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất ngày 31/12/2007 . Chùa nằm ở trung tâm của làng,  quay hướng Tây Nam. Bên trái giáp đường giao thông và ao làng, các phía còn lại giáp khu dân cư. Xung quanh là các cây cổ thụ tạo không gian thoáng đãng cho ngôi chùa.

- Các công trình kiến trúc

Chùa Phúc Niệm hiện có các công trình chính là Tam bảo, nhà Mẫu. Ngoài ra còn có các công trình khác như tam quan, lầu quan âm.

Tam bảo có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường và Thượng điện, bộ khung gỗ lim bào trơn đóng bén, mái lợp ngói ta. Tiền đường mở cửa 3 gian giữa, 2 gian hồi trổ cửa sổ hình chữ Thọ tròn, đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, vì nóc giá chiêng, vì nách kẻ ngồi.

Phía trước, bên phải Tam bảo là nhà mẫu 3 gian, bộ khung gỗ

Nhìn chung các công trình kiến trúc chùa Phúc Niệm có diện tích nhỏ. Tam bảo phần mái bị võng, ngói xô vỡ, gây dột khi trời mưa. Nền tam bảo thấp, ẩm. Hệ thống cột kèo còn khá chắc chắn.

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Phúc Niệm là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

Chùa chưa có nhà Tổ

Trong một năm, di tích có những ngày sự lệ:

16/Tám: Ngày hội chùa

3/Giêng: Lệ làng

Sóc vọng hàng tháng, lễ vu lan, lễ Phật đản

Vào ngày hội, tại chùa diễn ra nghi thức dâng hương, lễ Phật do đội tế của khu phố thực hiện. Sau phần lễ là phần hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương như hát quan họ dưới thuyền, hội thi chim, thể dục dưỡng sinh, cờ tướng, đập niêu…

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, quản lý tốt các hoạt động tôn giáo diễn ra tại di tích. Lãnh đạo khu phố giao cho Hội người cao tuổi trực tiếp quản lý di tích. Làng bầu ra cụ Thủ nhang hàng ngày trông coi di tích 

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Chùa Phúc Niệm là công trình văn hóa tín ngưỡng  mới được hình thành từ năm 2000. Chùa là nơi thờ Phật, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong khu phố, hướng con người đến với những giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Chùa được xây dựng với vật liệu và kiến trúc truyền thống, quy mô nhỏ, kết cấu vì kèo đơn giản, không trang trí hoa văn. Hệ thống tượng Phật khá đầy đủ.

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

6. Khu phố Tiền Ngoài

6.1: Đình Niệm Tiền (Chưa xếp hạng)

Lịch sử hình thành

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Tiền thuộc xã Khắc Niệm Hạ, tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du gồm 3 xóm Tiền Ngoài, Tiền Trong và Tiền Mồ. Năm 1946 ba xóm trên phát triển thành 3 làng. Năm 1949, ngôi đình của thôn Tiền bị tiêu thổ kháng chiến. Hòa bình lập lại, dân làng đã dỡ ngôi nghè về khu nhà văn hóa của làng làm đình thờ Thánh. Năm 1964, ngôi đình tạm đó chuyển thành nhà kho hợp tác xã. Ngôi đình hiện nay, xây dựng năm 1993 trên nền móng của ngôi đình thôn Tiền xưa đã bị phá trong kháng chiến chống Pháp. Đình xưa có mặt bằng kiến trúc Tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh, bộ khung đình bằng gỗ lim to lớn, hai bên có ván sàn.

Cảnh quan, môi tường đất đai

Đình hiện nằm trên thửa đất số 486, diện tích 1694 m2, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất ngày 28/8/2014. Đình hiện nằm về phía Tây của làng, quay hướng Nam, phía Đông giáp chùa làng, xung quanh giáp cánh đồng và khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Hiện đình có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh. Tiền đình 5 gian, kiến trúc 1 tầng 2 mái tay ngai cột trụ cánh phong, bộ khung gỗ xoan không trang trí hoa văn, mái lợp ngói ta. Cửa mở 3 gian giữa với hệ thống cửa ván, 2 gian hồi trổ cửa sổ hình chữ nhật gắn các hộp gạch hoa chanh hình vuông. Vì nóc giá chiêng, vì nách kẻ truyền. Hậu cung 1 gian, vì kèo đơn giản quá giang gác tường.

Ngôi đình hiện tại mái ngói xô, dột, nền gạch ẩm, tường mốc, một số cây cột gỗ xoan cong, nứt.

Hiện nay, ngôi đình đang được xây dựng lại, phần mộc đã hoàn thiện. mặt bằng kiến trúc chữ Đinh gồm 2 gian Hậu cung và 3 gian 2 chái Đại đình, bộ khung gỗ lim, quy mô to lớn, đường kính cột 52 cm. Nguồn vốn xã hội hóa

- Nhân vật được thờ

Đình làng thờ vị Thành hoàng làng là Cao Đống đại vương. Hiện làng đã sưu tầm được bản kê khai thần tích năm 1938, nội dung 3 đạo sắc phong (Tự Đức, Đồng Khánh)

Hiện nay, trong 1 năm di tích có các ngày sự lệ sau:

4/Giêng: Hội làng

15/Tám: Lễ thường tân (cúng xôi mới)

Sóc vọng hàng tháng

Vào ngày hội, các cụ tổ chức tế Thánh tại đình, đón tiếp dân làng ra đình lễ Thánh. Sau phàn lễ là phần hội với nhiều tục trò giải trí hấp dẫn: hát quan họ, chọi gà, cờ tướng, cầu lông…thu hút hàng nghìn khách dự lễ hội đầu xuân. Đây cũng là thời điểm đông khách nhất của di tích.

Trong sinh hoạt thường ngày, dân làng thường nói tránh tên Thành hoàng làng Cao – Kiêu; Đống – Đóng.

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Đình làng hiện giao cho hội người cao tuổi và 6 cụ ban khánh tiết quản lý trực tiếp và điều hành. Hàng ngày luôn có cụ từ tuổi 69-70 trông nom tại đình, mở cửa đình hàng ngày.  Đất đai di tích được cấp sổ đỏ tránh sự xâm lấn.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Trước đây đình Ném Tiền là ngôi đinh chung của 3 làng, có lịch sử khởi dựng từ lâu đời. Đình thờ vị Thành hoàng làng Cao Đống đại vương, được vua tự Đức và Đồng Khánh ban tặng sắc phong. Hiện trong đình vẫn còn giữ được 1 số cổ vật có niên đại từ thời Nguyễn như hoành phi, ngai tượng đức Thánh, đồ thờ tự …Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhưng hình ảnh ngôi đình làng vẫn luôn được các thế hệ người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn, tôn tạo ngày một khang trang.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Ngôi đình hiện tại được xây dựng trên cấp nền cũ, quy mô nhỏ, đơn giản, với vật liệu truyền thống

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

6.1: Chùa Tiền Ngoài (Cổ Niệm tự) (Chưa xếp hạng)

Lịch sử hình thành

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Tiền thuộc xã Khắc Niệm Hạ, tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du gồm 3 xóm Tiền Ngoài, Tiền Trong và Tiền Mồ. Năm 1946 ba xóm trên phát triển thành 3 làng. Năm 1949, ngôi chùa của thôn Tiền bị tiêu thổ kháng chiến. Hòa bình lập lại, năm 1957 dân làng đã xây dựng tòa Tam bảo 3 gian chuôi vồ. Năm 2001 nhân dân thôn Tiền ngoài đã xây dựng lại tòa tam bảo trên cấp niền của ngôi chùa thôn Tiền cũ. Năm 2016, xây dựng nhà Trai đường. Năm 2018 xây dựng nhà Tổ và động thổ xây dựng lại Tam bảo

Cảnh quan, môi tường đất đai

Chùa Cổ Niệm hiện nằm trên thửa đất số 261, diện tích 2136 m2, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất ngày 28/12/2012 . Chùa hiện nằm về phía Tây của làng, quay hướng Nam, phía Tây giáp chùa làng, xung quanh giáp cánh đồng và khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Chùa Cổ Niệm hiện đang trong quá trình xây dựng gồm: Tam bảo (cũ), nhà mẫu (cũ), nhà Tổ, nhà Trai đường (mới xây dựng)

Tam bảo hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm 3 gian 2 chái Tiền đường và 2 gian Thượng điện làm bằng chất liệu hiện đại.

Tòa Tam và nhà mẫu hiện trạng xuống câp, mãi võng và dột, nền ẩm ướt.

- Nhân vật được thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Cổ Niệm là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, thờ Tổ và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

Hiện nay, trong 1 năm di tích có các ngày sự lệ sau:

4/Giêng: Hội làng

5/ mười một giỗ tổ chùa Mạch Quang

17/ Mười một: Giỗ tổ sư Ni, cụ Đàm Nghĩa

19/ Hai Giỗ cụ Thích Tắc Nhẫn (xây chùa năm 1957)

Sóc vọng hàng tháng, lễ Phật Đản, lễ VU Lan…

Vào ngày hội, các cụ tổ chức tụng kinh niệm Phật. Sau phàn lễ là phần hội với nhiều tục trò giải trí hấp dẫn: hát quan họ, chọi gà, cờ tướng, cầu lông…thu hút hàng nghìn khách dự lễ hội đầu xuân. Đây cũng là thời điểm đông khách nhất của di tích

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Chùa hiện giao cho nhà sư trụ trì quản lý trực tiếp và điều hành. Đất đai di tích được cấp sổ đỏ tránh sự xâm lấn. Chùa đã có quy hoạch tổng thế, hiện nay đang trong quá trình xây dựng

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Trước đây chùa là chung của 3 làng, có lịch sử khởi dựng từ lâu đời, là trung tâm tín ngưỡng của nhân dân trong làng. Hiện chùa vẫn còn giữ được 1 số cổ vật có niên đại từ thời Nguyễn như bia đá là chứng tích của ngôi chùa cổ trong lịch sử. Trải qua bao biến thiên lịch sử, ngôi chùa bị xuống cấp và hiện nay bằng nguồn vốn xá hội hóa,dân làng đã xây dựng lại ngôi chùa

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Theo quy hoạch, chùa có bình đồ kiểu nội công ngoại quốc, bộ khung gỗ

- Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

6.3. Nhà thờ cử nhân Dương Danh Thành (chưa xếp hạng)

Lịch sử hình thành

Khởi dựng từ lâu đời, khoảng thế kỷ XIX. Năm 1932, xây dựng lại trên vị trí cũ với bộ khung gỗ dui hoành bằng tre. Năm 2005 thay dui hoành gỗ. năm 2019, gia cố lại tường.

Cảnh quan, môi trường đất đai

Nhà thờ nằm ở trung tâm của làng, quay hướng Nam, phía trước sân bên phải là nhà ở của gia đình, xung quanh giáp khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Nhà có bình đồ kiến trúc hình chữ Nhất, gồm 3 gian 2 dĩ và 2 gian buồng ở phía Đông mở cửa ra hiên. Kiến trúc nhà kiểu nội tự ngoại khách (tiếp khách ở ngoài hiên, bên trong là nhà thờ). Nhà thờ có bộ khung gỗ lim, vì nóc giá chiêng, vì nách kẻ ngồi. ở cả 5 gian nhà thờ đều để cửa, 2 dĩ cuốn cửa tò vò. 3 gian giữa là hệ thống cửa ván bức bàn, gian chính chỉ mở khi họ có việc, tết

Nhân vật được thờ

Dương Danh Thành - người xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, nay thuộc thôn Tiền Ngoài, xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh đỗ Cử nhân khoa Đinh Dậu đời vua Minh Mệnh (1837). Kỳ thi Hội ông trúng cách, về quê mở trường dạy học, học trò của ông nhiều người thành đạt, ông được bổ làm Huấn đạo huyện An Lạc rồi thăng chức Đốc học Bắc Ninh. Ông là bác ruột của Phó bảng Dương Danh Lập (đăng khoa năm 1865).

Ngày 12/ Chạp là ngày giỗ Tổ, con cháu trong họ lại tề tựu đông đủ tại nhà thờ, tế lễ cử nhân Dương Danh Thành.

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm tới di tích. Hiện di tích chưa được xếp hạng nên do hội đồng gia tộc họ quản lý. Trông coi trực tiếp là gia đình bác trưởng họ Dương Danh Bình.

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Nhà thờ cử nhân Dương danh Thành vốn được khởi dựng từ lâu đời. năm 1932 được xây dựng  lại. Trong đền còn lưu giữ được hệ thống hoành phi, câu đối do các môn sinh phụng tả ca ngợi người thầy tài năng, đức độ của mình và bức di ảnh một người học trò thành đạt của cụ là cử nhân Ngô Trọng Tố tổng đốc Tam Tuyên - người Đáp Cầu

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Công trình được xây dựng lại vào năm 1932 với kiến trúc khác đặc biệt nội tự ngoại khách và vẫn giữ nguyên hiện trạng đến ngày nay

. - Phân loại di tích

Di tích lịch sử.

6.4.Các công trình khác

- Lăng mộ bà chúa: Theo câc cụ cao niên cho biết đây là lăng của bà Dương Thị Phương - cung phi thi nội của Trịnh Thanh Vương (Trịnh Tráng). Bà có sắc đẹp được tuyển vào hầu vương phủ đã được chúa yêu. Người đời bây giờ có câu ngạn ngữ: “Dẫu rằng có nhà ngàn vàng/ Đố ai lấy được một nàng họ Dương”. . Năm 1950 lăng bị phá. Năm 1960 được xây dựng lại. Lăng hiện nằm trong khu đất nhà bà Nguyễn Thị Tý dâu trưởng họ Dương Đức. Diện tích đất cả khu lăng khoảng 200m, chính giữa có 1 lăng xây gạch 2 tầng diện tích (1.5m x 1.5m), phía dưới là mộ của bà chúa. Xung quanh khu mộ có hàng lan can con tiện  bằng gach

- Lăng bãi Am: Lăng hiện ở khu cánh đồng mía rìa làng Tiền Ngoài, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 100m2 được xây tường gạch bao quanh. Lăng xây vuông gồm 2 tầng kiểu chồng diêm 8 mái, chất liệu hoàn toàn bằng đá, cao 2.5m phía trước lăng trang  trí hoa văn đẹp, kỹ thuật chạm khắc đá tinh vi, điêu luyện với đề tài chủ yếu rồng phượng. Hiện nay bên cạnh lăng có 1 bia đá 2 mặt, chữ mờ khá nhiều không rõ niên đại dựng khắc, căn cứ vào hoa văn trang trí trên bia cho biết di vật này được lập vào thời Lê (đầu thế kỷ XVIII). Lăng do họ Dương Thế quản lý. Hiện tại có khoảng 10 ngôi mộ của dòng họ Dương Thế táng tại đây,

7. Khu phố Quế Sơn

7.1 Đình Quế Sơn

Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, khu phố Tiền Trong, khu phố Tiền Ngoài và khu phố Quế Sơn là thôn Tiền (Ném Tiền) thuộc xã Khắc Niệm Hạ, tổng Khắc Niệm. Do đó, cả 3 khu phố này đều chung một ngôi đình hiện nằm trên địa phận khu phố Tiền Ngoài. Năm 1946 ba xóm trên phát triển thành 3 làng. Năm 1949, ngôi chùa của thôn Tiền bị tiêu thổ kháng chiến

Năm 2004, nhân dân khu Quế Sơn xây dựng đình trên vị trí đất của ngôi miếu nhỏ thờ sơn thần. .

Cảnh quan, môi tường đất đai

Đình Quế Sơn hiện nằm trên thửa đất số 28, diện tích 204m2, trên đỉnh núi Quế Sơn, nằm ở trung tâm của làng, quay hướng Tây Nam, bên phải giáp chùa Quế Linh Sơn, xung quanh giáp khu dân cư.

- Các công trình kiến trúc

Đình hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại đình 3 gian 2 dĩ với hệ thống cột gỗ chắc chắn, kết cấu vì nóc kiểu chồng rường giá chiêng, 4 mái đao cong, trên có trang trí con sô, bờ nóc đắp hình “rồng chầu nhật”, mái lợp ngói mũi hài, hướng Tây Nam. Hậu cung 2 gian . Nghệ thuật trang trí chủ yếu trên các dầu dư và con rường.

 Nhân vật thờ: Thờ Đức Sơn thần Quế Kinh Sơn

5/Giêng hội làng

Ngày tuần tiết, sóc vọng hàng tháng

Vào ngày hội, tại đình làng đội tế của làng thực hiện nghi lễ tế Thánh. Bên cạnh đó có hát giao lưu văn nghệ các buổi tối, hát quan họ dưới thuyển, đập niêu, chọi gà, cờ tướng…thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đây cũng là thời điểm đông khách nhất của di tích

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm tới di tích. Hiện di tích chưa được xếp hạng nên do ban khánh tiết quản lý di tích. Ban khánh tiết do Hội người cao tuổi bầu ra gồm 12 người, thay đổi 2 năm 1 lần. Đình có 2 cụ từ thường xuyên túc trực trông coi. Di tích có hệ thống tường bao, tránh được sự xâm lấn di tích. Ngày hội làng được chính quyền tổ chức tốt, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong toàn dân

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Đình Quế Sơn ban đầu là một miếu nhỏ thờ Sơn thần (Quế Đức Sơn). Năm 2004 dân làng xây dựng lại và xem như đình làng. Hiện ngôi đình là trung tâm tín ngưỡng quan trọng của nhân dân trong khu phố, được tôn tạo ngày một khang trang, bề thế.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Đình được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng, thuận lợi trong giao thông. Di tích được xây dựng với vật liệu và kiến trúc truyền thống, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Trên các bộ vì, đầu dư đều được chạm nổi hoa văn rồng mây đẹp, tinh xảo.

7.2. Chùa Quế Linh Sơn

Lịch sử hình thành

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Tiền thuộc xã Khắc Niệm Hạ, tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du gồm 3 xóm Tiền Ngoài, Tiền Trong và Tiền Mồ. Năm 1946 ba xóm trên phát triển thành 3 làng. Năm 1949, ngôi chùa của thôn Tiền bị tiêu thổ kháng chiến. Năm 1994, nhân dân khu Quế Sơn góp công góp của xây dựng ngôi chùa Quế Sơn trên cấp nền của nhà kho hợp tác xã. (Thời điểm trước 1994, cả 3 làng vẫn chung công trình tôn giáo, tín ngưỡng). Năm 2013, xây dựng các công trình phụ trợ.

Cảnh quan, môi tường đất đai

Chùa hiện nằm trên thửa đất số 27, diện tích 1974 m2 , trên đỉnh núi Quế Sơn, trung tâm của làng. Tam bảo quay hướng Tây Nam, bên phải giáp đình làng, xung quanh giáp khu dân cư. Trước Tam bảo là một khoảng sân nhỏ lát gạch đỏ lợp mái tôn

- Các công trình kiến trúc

Chùa Quế Sơn bao gồm các hạng mục công trình: Tam bảo, nhà mẫu và các công trình phụ trợ khác.

Tam bảo có mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và 1 gian Thượng điện. Tiền đường bộ khung gỗ xoan, trốn hàng cột cái phía trước, 2 mái tay ngai cột đồng trụ. Vì nóc giá chiêng, vì nách kẻ truyền, không trang trí hoa văn. Thượng điện 1 gian, kiến trúc đơn giản quá giang gác tường.

Nhà mẫu 3 gian, diện tích nhỏ, mặt bằng kiến trúc hình chữ Nhất, bộ khung bằng gỗ đơn giản

Nhân vật thờ

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Quế Sơn là nơi thờ Phật, thờ Mẫu, và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đạo Phật của nhân dân địa phương.

  • Các hiện vật tiêu biểu

Toàn bộ tượng và đồ thờ tự đều mới được tạo tác cuối TK XX, đầu TK XXI, được sơn dát vàng lại.

5/Giêng hội làng

Ngày tuần tiết, sóc vọng hàng tháng

Lễ Phật đản

Vào ngày hội, tại chùa tổ chức tụng kinh niệm Phật, đón du khách về du xuân lễ Phật. Bên cạnh đó có hát giao lưu văn nghệ các buổi tối, hát quan họ dưới thuyển, đập niêu, chọi gà, cờ tướng…thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đây cũng là thời điểm đông khách nhất của di tích

- Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Chùa hiện giao cho nhà sư trụ trì quản lý trực tiếp và điều hành. Đất đai di tích được cấp sổ đỏ tránh sự xâm lấn. Chùa đã có quy hoạch tổng thế, hiện nay đang trong quá trình xây dựng

- Đánh giá giá trị di tích

Giá trị về lịch sử, văn hóa: Chùa Quế Sơn là di tích mới được nhân dân xây dựng năm 1994 trên nền của nhà kho hợp tác xã. Hiện chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng của dân làng. Những ngày lễ hội đã thu hút đông đảo nhân dân về trẩy hội hướng về Phật pháp, hướng về cái Thiện.

Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ: Chùa có quy mô nhỏ, kiến trúc đơn giản với vật liệu và kết cấu truyền thống như những ngôi chùa bắc Bộ khác

Nguồn: UBND phường Khắc Niệm