Tổ chức bộ máy phường Khắc Niệm

20/06/2019 15:20 Số lượt xem: 1483

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG

I. Ban Thường vụ Đảng uỷ

1. Bí thư Đảng uỷ phường

- Họ và tên: NGUYỄN TIẾN LỢI

- Ngày tháng năm sinh: 09/10/1967

- Quê quán: Khu Đoài - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Nơi cư trú: Khu Đoài - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Kinh tế

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

- Nơi làm việc: Đảng uỷ - HĐND – UBND phường Khắc Niệm

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 03/1989

- Ngày chính thức: 03/1990

- Khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng Khen của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh, Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Là đại biểu : Hội đồng nhân dân thành phố khoá khóa XXI; Đại biểu HĐND phường khoá XIX

2. Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ:

- Họ và tên: NGUYỄN CÔNG DUY

- Ngày tháng năm sinh: 25/3/1965

- Quê quán: Khu phố Đông, Phường Khắc Niệm, Thành phố Bắc Ninh

- Nơi cư trú: Khu phố Đông, Phường Khắc Niệm, Thành phố Bắc Ninh

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Quản lý xã hội

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

- Nơi làm việc: Đảng uỷ - UBND phường Khắc Niệm

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 4/1986

- Ngày chính thức: 4/1987

- Khen thưởng:

- Là đại biểu : Hội đồng nhân dân phường khóa XIX

3. Phó bí thư Đảng uỷ:

- Nguyễn Thanh Thanh Đôn   - Chủ tịch UBND phường.

4. Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ:

- Nguyễn Văn Chương   - Phó chủ tịch UBND phường.

- Nguyễn Văn Khởi                 - Chủ tịch UB.MTTQ phường.

II. BCH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG KHOÁ XXI (NHIỆM KỲ 2020-2025)

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

Nguyễn Tiến Lợi

Thành uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ phường, Chủ tịch HĐND phường

2

Nguyễn Công Duy

Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ

3

Nguyễn Thanh Đôn

Phó bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND phường

4

Nguyễn Văn Chương

Uỷ viên Ban Thường vụ - Phó chủ tịch UBND phường

5

Nguyễn Văn Khởi

Uỷ viên Ban Thường vụ - Chủ tịch UB.MTTQ phường

6

Nguyễn Văn Nam

ĐUV, Phó chủ tịch UBND phường

7

Nguyễn Thị Minh

ĐUV, Phó Chủ tịch HĐND phường

8

Dương Đức Long

Phó CHT,phụ trách CHT Ban CHQS phường

9

Hoàng Thị Sinh

ĐUV, Công chức Tài chính - Kế toán

10

Nguyễn Trọng Nguyên

ĐUV, Công chức VHXH(LĐTBXH)

11

Nguyễn Minh Tố

ĐUV, Công chức Tư pháp - Hộ Tịch

12

Vũ Thị Nguyên Ngọc

ĐUV, Công chức Tư pháp - Hộ tịch

13

Vũ Văn Sự

Đảng ủy viên

14

Nguyễn Văn Tuấn

Đảng uỷ viên

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG

1. Thường trực HĐND phường

- NGUYỄN TIẾN LỢI

- NGUYỄN THỊ MINH

- NGUYỄN VĂN KHỞI

-NGUYỄN MINH TỐ

 

2. Đại biểu HĐND phường:

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

Nguyễn Tiến Lợi

Thành uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND phường

2

Nguyễn Công Duy

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ

3

Nguyễn Thanh Đôn 

Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường

4

Nguyễn Văn Chương

Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Phó Chủ tịch UBND phường

5

Nguyễn Thị Minh

Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND phường

6

Nguyễn Văn Nam

Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND phường

7

Nguyễn Văn Khởi

Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Chủ tịch UB.MTTQ phường

8

Nguyễn Thúy Đạt

Trưởng đài truyền thanh phường.

9

Nguyễn Trọng Nguyên

Đảng uỷ viên, Công chức VHXH (LĐTBXH)

10

Ngô Sỹ Long

Bí thư Chi bộ, trưởng khu Sơn

11

Nguyễn Minh Tố

Đảng uỷ viên, Công chức Tư pháp - Hộ tịch

12

Nguyễn Thị Bẩy

ĐB HĐND Tiền Ngoài

13

Nguyễn Văn Chính

Bí thư Quế Sơn

14

Vũ Văn Sự

Trưởng khu Quế Sơn

15

Nguyễn Đình Ký

Trưởng khu, Đại biểu HĐND – Khu Đông

16

Ngô Thị Tản

Đại biểu HĐND – Khu Đoài

 

17

Nguyễn Đăng Công

Trưởng khu Thượng

18

Nguyễn Hữu Hiếu

Đại biểu HĐND – Khu Thượng

19

Nguyễn Thị Thúy Hà

Đại biểu HĐND – Khu Thượng

20

Nguyễn Văn Hưởng

Đại biểu HĐND – Khu Thượng

21

Trần Thị Hà

Đại biểu HĐND – Khu Thượng

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

1. Chủ tịch UBND phường:

- Họ và tên: NGUYỄN THANH ĐÔN

- Ngày tháng năm sinh: 12/6/1963

- Quê quán: Khu Tiền Trong - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Nơi cư trú: Khu Tiền Trong - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Kinh tế

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

- Nơi làm việc: Đảng uỷ – UBND phường Khắc Niệm

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 01/1990

- Ngày chính thức: 01/1991

- Khen thưởng: Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Là đại biểu : Đại biểu HĐND phường khoá XIX

2. Phó Chủ tịch UBND phường

- Họ và tên: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

- Ngày tháng năm sinh: 14/12/1972

- Quê quán: Khu Sơn - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Nơi cư trú: Khu Sơn - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý đất đai

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

- Nơi làm việc:  UBND phường Khắc Niệm

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 05/1992

- Ngày chính thức: 05/1993

- Khen thưởng: Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Là đại biểu : Đại biểu HĐND phường khoá XIX

3. Phó Chủ tịch UBND phường

- Họ và tên:  NGUYỄN VĂN NAM

- Ngày tháng năm sinh: 06/01/1975

- Quê quán: Khu Thượng - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Nơi cư trú: Khu Thượng - Phường Khắc Niệm – Thành phố Bắc Ninh

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Kinh tế

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

- Nơi làm việc: UBND phường Khắc Niệm

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 31/07/1996

- Ngày chính thức: 31/07/1997

- Khen thưởng:

- Là đại biểu : Đại biểu HĐND phường khoá XXI

4. Uỷ viên UBND phường:

- Dương Đức Long  - CHP Ban CHQS phường

- Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng Công an phường

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

Điều 1: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ

Ban Chấp hành Đảng bộ (sau đây gọi tắt Đảng ủy) là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Đảng bộ có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Quyết định Chương trình công tác toàn khóa và Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.

2. Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố; Nghị quyết đại hội Đảng bộ phường lần thứ XX và các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo khác của cấp trên; cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, kế hoạch để thực hiện.

3. Định hướng xây dựng và ban hành các cơ chế; quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; kế hoạch đầu tư công, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.....

4. Lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ phường và của cấp trên; nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; các chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; công tác cải cách hành chính.

5. Xem xét, quyết định các chương trình, dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của địa phương  và các cơ chế để tổ chức thực hiện theo đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy. Tham gia ý kiến với cấp trên về việc chủ trương đầu tư các dự án lớn trên địa bàn.

6. Lãnh đạo thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng; công tác tổ chức cán bộ; công tác Dân vận và hệ thống chính trị; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

7. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên hoặc đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm UBKT Đảng ủy, Thường trực HĐND, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội báo cáo trực tiếp với Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng ủy về kết quả triển khai và thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát.

8. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

9. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ:

9.1. Tổ chức bộ máy

- Thảo luận, thống nhất chủ trương thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển giao các khu phố, trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Thảo luận, thống nhất chủ trương thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách và giải thể, chuyển giao các chi bộ trực thuộc Đảng bộ trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

- Đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng theo thẩm quyền.

9.2. Về công tác cán bộ

- Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy về cán bộ và công tác cán bộ tại địa phương.

- Quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ 2015-2020, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng 2025-2030 trình Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt theo quy định.

- Căn cứ các quy định và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên quyết định về cơ cấu, số lượng Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.

- Giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

- Giới thiệu nhân sự ứng cử hoặc đề nghị chỉ định bổ sung Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, trình Thường trực Thành ủy xem xét, quyết định.

- Giới thiệu nhân sự ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội; Chỉ huy trưởng quân sự, trình Thường trực Thành ủy xem xét, quyết định.

- Bầu Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy theo quy định của Điều lệ.

- Báo cáo Thường trực Thành ủy kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và kế cận thuộc diện được phân cấp quản lý và diện ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

- Quản lý, đánh giá, xếp loại và khen thưởng cán bộ, đảng viên theo thẩm quyền.

- Quyết định phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Ủy viên ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.

- Trên cơ sở đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thảo luận, nhận xét, đánh giá quyết định quy hoạch, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với các chức danh:

+ Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Văn Phòng Đảng ủy, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, phó các đoàn thể chính trị - xã hội; Phó Trưởng Công an; Phó Chỉ huy Quân sự; Đài truyền thanh; Lao động - Thương binh và Xã hội; Dân số - Gia đình - Trẻ em; Văn hóa - Thể thao; Khuyến nông viên; Thú y; văn thư – lưu trữ và Chủ tịch các Hội quần chúng.

+ Bí thư, phó bí thư, chi ủy viên chi bộ trực thuộc Đảng bộ; trưởng khu phố.

- Xem xét, thông qua báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ do Ban Thường vụ Đảng ủy chuẩn bị; góp ý báo cáo kiểm điểm của cá nhân cấp ủy viên hàng năm. Xem xét báo cáo hằng năm, báo cáo cuối nhiệm kỳ, báo cáo bất thường của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy.

- Thảo luận và cho ý kiến về những công việc khác theo đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy.

- Chuẩn bị và triệu tập Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Lãnh đạo công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

1. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành trong việc triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủyThành uỷ và Đảng ủy ở ngành, đơn vị, lĩnh vực mình được phân công phụ trách.

3. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và đồng chí Bí thư Đảng ủy các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực được phân công phụ trách và những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; giải quyết và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ, trước pháp luật về những công việc được phân công (nhưng không được lấy danh nghĩa là thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ). Đối với những việc vượt quá thẩm quyền và xét thấy cần thiết thì báo cáo Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy hoặc đồng chí Bí thư Đảng ủy cho ý kiến chỉ đạo.

4. Định kỳ hằng tháng, quý và hằng năm, hoặc đột xuất báo cáo (bằng văn bản) với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ về kết quả thực hiện những công việc được phân công và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị, lĩnh vực mình được phân công phụ trách; cũng như phản ánh, kiến nghị về những công việc chung .

5. Có quyền trình bày ý kiến khi các cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá, quyết định bố trí công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với bản thân, tổ chức và tập thể được phân công phụ trách.

Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, điều động của Ban Chấp hành, hoặc tổ chức có thẩm quyền

6. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của ban Chấp hành, được thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành. Được bảo lưu ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành nghị quyết của tập thể đã thông qua.

7. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ; tôn trọng, lắng nghe ý kiến lẫn nhau; cởi mở, chân tình, nói thẳng, nói thật và nói hết ý kiến của mình trong sinh hoạt Ban Chấp hành; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành và thành viên tham gia hội nghị Ban Chấp chấp hành, chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn và chỉ phát ngôn những vấn đề mà tập thể đã quyết nghị, không phát ngôn những vấn đề mà tập thể không cho phép; không được phép thông tin những ý kiến cụ thể trong quá trình thảo luận ra bên ngoài.

8. Thực hiện nghiêm việc tham gia họp với các chi bộ, ngành, đơn vị được phân công phụ trách, theo dõi theo định kỳ và đột xuất.

9. Có lối sống gương mẫu, trong sáng, lành mạnh; không để vợ (chồng), con lợi dụng làm trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; giữ mối liên hệ mật thiết với Chi bộ, nhân dân nơi cư trú. Thực hiện đúng Quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy về những điều đảng viên không được làm; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

10. Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng: ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/W, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình. Có quyền được thông tin và chất vấn hoạt động của Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy và cá nhân các đồng chí Đảng ủy viên khác.

11. Được bầu cử, ứng cử, đề cử để bầu vào Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy theo quy định.

Điều 3: Chế độ làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ

1. Về chế độ hội nghị

1.1. Ban Chấp hành Đảng bộ làm việc theo Chương trình toàn khóa và hàng năm (có điều chỉnh khi cần thiết). Ban Chấp hành Đảng bộ họp thường kỳ 01 tháng 01 lần. Trường hợp cần thiết, Ban Thường vụ Đảng ủy triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ phường bất thường.

Tại mỗi kỳ họp của Ban Chấp hành, tài liệu hội nghị được gửi trước ngày khai mạc kỳ họp 01 ngày để các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ nghiên cứu và từng đồng chí đều phải chuẩn bị ý kiến để phát biểu tại hội nghị hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản.

1.2. Tùy theo nội dung, chương trình hội nghị, các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban MTTQ, trưởng, phó các đoàn thể chính trị - xã hội, Bí thư các chi bộ trực thuộc không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ và các cá nhân có liên quan được mời dự hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ.

1.3. Nội dung, chương trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ do Ban Thường vụ Đảng ủy chuẩn bị. Điều hành hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ là tập thể Thường trực Đảng ủy, do đồng chí Bí thư Đảng ủy chủ trì và phân công.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 tổng số ủy viên đương nhiệm tham gia. Các chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp hành phải có quá 1/2 tổng số ủy viên tán thành mới có hiệu lực.

Đối với các quyết định về công tác cán bộ: Nhận xét, đánh giá, xếp loại; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử; điều động; khen thưởng, kỷ luật phải được Ban Chấp hành Đảng bộ biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín; trước khi biểu quyết bằng phiếu kín, Ban Chấp hành Đảng bộ tiến hành thảo luận để tạo sự thống nhất chung, khi biểu quyết không biểu quyết khác với ý kiến của mình đã thảo luận.

1.4. Tất cả các cuộc họp của Ban Chấp hành Đảng bộ đều phải được thư ký hội nghị ghi biên bản, ghi rõ ý kiến của từng người (các ý kiến tham gia bằng văn bản được gửi lại thư ký hội nghị) và được quản lý theo quy định. Các quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ phải được thể hiện bằng văn bản theo đúng quy định và gửi đến các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.

2. Chế độ làm việc của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

2.1. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; phát hiện những vấn đề mới phát sinh để giải quyết ngay tại cơ sở hoặc báo cáo Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy chỉ đạo.

2.2. Hàng năm các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện. Kết quả kiểm điểm gửi về Ban Thường vụ Đảng ủy (qua Thường trực Đảng ủy).

2.3. Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thực hiện chế độ phê bình, chất vấn và cho ý kiến đối với báo cáo mà Ban Thường vụ đã chuẩn bị và những công việc mà Ban Thường vụ Đảng ủy giải quyết giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy

Ban Thường vụ Đảng ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ; có nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Giúp Ban Chấp hành chuẩn bị và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa, hàng năm, hàng tháng của Ban Chấp hành Đảng bộ; chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hàng năm của cấp ủy; quyết định triệu tập hội nghị Đảng ủy; chuẩn bị các nội dung (sơ kết, tổng kết chỉ thị, nghị quyết, đề án, phương án, dự thảo chỉ thị, nghị quyết, kết luận...) trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ; thảo luận vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ trước khi trình hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ. Chỉ đạo Thường trực HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các bộ phận có liên quan chuẩn bị các nội dung làm việc với lãnh đạo Trung ương, tỉnh, thành phố khi về thăm và làm việc tại đơn vị hoặc khi Thành uỷ, UBND Thành phố yêu cầu Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đến làm việc và các nội dung khác

2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và của cấp ủy cấp mình.

3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết những công việc hàng ngày của Đảng bộ, những vấn đề đột xuất phát sinh giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành Đảng bộ.

4. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo của Thành uỷ, theo Quy chế làm việc của Đảng ủy và những công việc được Ban Chấp hành Đảng bộ ủy quyền.

5. Qúa trình giải quyết những công việc được Ban Chấp hành Đảng bộ ủy quyền, nếu xét thấy cần thiết thì ban Thường vụ Đảng ủy xin ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ.

6. Trong phạm vi công việc được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy có hiệu lực như quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ.

* Những công việc Ban Chấp hành Đảng bộ ủy quyền cho tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy giải quyết gồm:

- Thẩm tra những cán bộ, đảng viên thuộc diện Đảng ủy quản lý có nghi vấn về vấn đề phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) và một số vấn đề quan trọng khác về cán bộ (bằng cấp, độ tuổi, tài sản, thu nhập,...) trình Đảng ủy xem xét, kết luận hoặc thẩm tra cán bộ, đảng viên theo yêu cầu của Thường trực Thành ủy và báo cáo Thường trực Thành ủy qua bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ (Ban Tổ chức Thành ủy). Thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng.

- Chuẩn y kết quả bầu cử Chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trực thuộc.

- Chỉ định bổ sung cấp ủy viên theo đề nghị của cấp ủy chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng.

- Thảo luận và chuẩn bị nguồn nhân sự, tổ chức thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm nhân sự các chức danh cán bộ diện Đảng ủy quản lý, báo cáo Đảng ủy thảo luận, quyết định.

- Tham gia ý kiến với các cơ quan cấp Thành phố về quy hoạch, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THCS, Tiểu học, Mầm non; Trưởng trạm y tế.

- Trên cơ sở Quy hoạch cán bộ của Đảng ủy, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ đương chức, kế cận và cử đi học đối với cán bộ diện Đảng ủy quản lý.

- Chỉ đạo giải quyết, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên và công dân liên quan đến cán bộ, đảng viên thuộc diện Đảng ủy quản lý.

- Chỉ đạo cán bộ kê khai và giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước.

- Phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp thành phố phê duyệt chương trình công tác toàn khóa, hằng năm, chương trình giám sát của MTTQ và các đoàn thể cấp chính trị - xã hội ở địa phương.

- Ban Thường vụ Đảng ủy cùng với Thường trực HĐND và Thường trực UBND tổ chức đối thoại với MTTQ, các đoàn thể cấp phường và trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các chi hội, bí thư đoàn thanh niên và nhân dân về việc tham gia ý kiến xây dựng đảng, chính quyền, các chương trình, dự án một năm 02 lần.

Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của Đảng ủy. Kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp của Đảng ủy và các công việc được Đảng ủy ủy quyền, Ban Thường vụ Đảng ủy phải báo cáo Đảng ủy trong phiên họp gần nhất.

Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy

Ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 4 Quy chế này, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Ban Thường vụ về việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị Quyết của các cấp uỷ Đảng thuộc phạm vi phụ trách. Chủ động đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng uỷ và đồng chí Bí Đảng uỷ các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực được phân công phụ trách và những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ.

2. Tham gia thảo luận và thống nhất các quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy; được bảo lưu ý kiến của mình, nhưng phải nói và làm theo quyết định của tập thể đã thông qua.

3. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và giải quyết những công việc thuộc các lĩnh vực, ngành, các cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách. Được thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ làm việc, phát biểu ý kiến chỉ đạo theo sự phân công của Ban Chấp hành Đảng bộ.

Điều 6: Quan hệ công tác của Ban Thường vụ Đảng ủy

1. Quan hệ công tác giữa Ban Thường vụ Đảng ủy với thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ và các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội

1.1. Đối với thường trực HĐND và Ủy ban nhân dân

- Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo thường trực HĐND chuẩn bị về những định hướng, chủ trương quan trọng trong chương trình hoạt động, chương trình các kỳ họp và những quyết định quan trọng của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, trình Đảng ủy cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân quyết định.

- Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân chuẩn bị các chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh trình Đảng ủy cho ý kiến trước khi tổ chức thực hiện hoặc trình Hội đồng nhân dân quyết định.

- Tùy theo nội dung và tính chất của kỳ họp Hội đồng nhân dân và phiên họp Ủy ban nhân dân, Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thay mặt Ban Chấp hành đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

- Theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm và khi có yêu cầu, Thường trực Ủy ban nhân dân báo cáo với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương và những công việc chỉ đạo, điều hành chủ yếu (tài chính ngân sách, đầu tư XDCB, đất đai, chính sách xã hội...) của Ủy ban nhân dân.

1.2. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chính trị - xã hội.

- Ban Thường vụ Đảng ủy cho ý kiến chỉ đạo về những định hướng lớn về chương trình, nội dung hoạt động hằng năm của Thường trực Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; cho ý kiến về vấn đề tổ chức và cán bộ, về nhân sự cấp phó các đoàn thể trước khi trình Đảng ủy quyết định.

- Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các tổ chức đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương về công tác dân vận ở địa phương và chỉ đạo bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các đoàn thể hoạt động; định kỳ hàng tháng, Ban Thường vụ Đảng ủy tổ chức giao ban với lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để nghe kết quả hoạt động và các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với Đảng ủy, HĐND, UBND.

2. Quan hệ công tác giữa Ban Thường vụ Đảng ủy với các Chi ủy, Chi bộ.

2.1. Ban Thường vụ Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra các Chi ủy chi bộ trực thuộc và thông qua các đồng chí cấp ủy viên phân công phụ trách địa bàn để nắm tình hình các mặt công tác của các Chi bộ; kịp thời uốn nắn những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh.

2.2. Các chi ủy, Chi bộ trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy về toàn bộ hoạt động ở Chi bộ mình; kịp thời tổ chức triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch công tác và chương trình hành động của Đảng ủy, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình ở chi bộ cho Ban Thường vụ Đảng ủy và Đảng ủy.

2.3. Ban Tường vụ Đảng ủy làm việc trực tiếp với chi ủy, chi bộ trực thuộc theo định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; nghe tình hình hoạt động của các chi bộ và định hướng các mặt công tác, xử lý kịp thời những vấn đề phục tạp nảy sinh.

2.4. Định kỳ hàng tháng, Ban Thường vụ Đảng ủy tổ chức giao ban với các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng khu phố để nghe kết quả hoạt động và các kiến nghị, đề xuất.

3. Đối với các hợp tác xã

Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ lãnh đạo bằng chủ trương, chỉ thị, nghị quyết và thông qua các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ yếu trên các mặt sau đây: Định hướng chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở quy định của pháp luật, điều lệ, quy định của tổ chức đó.

4. Quan hệ công tác giữa Ban Thường vụ Đảng ủy với Ban Thường vụ Thành ủy, các Ban xây dựng đảng.

4.1. Ban Thường vụ Đảng ủy tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ chuẩn bị, tổ chức quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Thành ủy, của Tỉnh ủy và Trung ương Đảng ở địa phương mình; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những vấn đề mới nảy sinh ở địa phương; báo cáo đầy đủ và kịp thời những vấn đề về tổ chức, cán bộ và công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên tại địa phương thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý khi có yêu cầu. Khi cần thiết, Ban Thường vụ Đảng ủy có thể đăng ký nội dung chương trình làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy, các đồng chí Thường trực hoặc lãnh đạo các ban Thành ủy để báo cáo tình hình và kiến nghị những vấn đề cần được quan tâm chỉ đạo đối với địa phương.

4.2. Ban Thường vụ Đảng ủy xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên với các Ban xây dựng Đảng; kịp thời báo cáo những vấn đề khi các Ban của Huyện ủy có yêu cầu; bảo đảm để cán bộ, chuyên viên các Ban xây dựng Đảng được phân công theo dõi địa phương (hoặc) đến địa phương công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ; tranh thủ sự hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ của các Ban xây dựng Đảng.

Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Thường vụ Đảng ủy

1. Chế độ hội nghị

Ban Thường vụ Đảng ủy họp định kỳ mỗi tuần một lần và họp bất thường khi cần thiết. Thực hiện chế độ hội ý, trao đổi công việc thường xuyên giữa Bí thư với các Phó Bí thư để xử lý công việc.

- Nội dung họp Ban Thường vụ Đảng ủy:

+ Nghe phản ánh tình hình tuần qua và thống nhất chương trình công tác tuần tới của Ban Thường vụ Đảng ủy.

+ Bàn thống nhất về những vấn đề đưa ra Ban Chấp hành Đảng bộ thảo luận, quyết định.

+ Thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Đảng uỷ đã được Ban Chấp hành uỷ quyền.

+ Cho ý kiến để xử lý kịp thời những công việc hằng ngày vượt quá thẩm quyền của cá nhân từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ.

- Thành phần dự họp Ban Thường vụ gồm: các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ. Tùy từng trường hợp, Ban Thường vụ mời các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách lĩnh vực, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và lãnh đạo các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan dự họp.

- Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ và các đồng chí được mời dự hội nghị có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo mật nội dung hội nghị theo quy định.

2. Ban Thường vụ Đảng uỷ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và xử lý công việc:

- Khi giải quyết những công việc được Ban Chấp hành ủy quyền, Ban Thường vụ Đảng uỷ bàn tập thể và quyết định trên cơ sở ý kiến tán thành của tất cả các đồng chí trong Ban Thường vụ; đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, thì tiếp tục chuẩn bị để bàn lại, nếu vẫn chưa thống nhất thì báo cáo Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

- Đối với những công việc thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ, thì Ban Thường vụ Đảng uỷ bàn bạc và có sự thống nhất trước khi trình; trường hợp đã thảo luận mà vẫn chưa thống nhất, thì báo cáo Ban Chấp hành và trình bày rõ các ý kiến khác nhau để Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

3. Văn bản hoá các kết luận của hội nghị Ban Thường vụ Đảng uỷ:

- Tất cả các cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng uỷ được ghi biên bản, ghi rõ ý kiến của từng người và được quản lý theo quy định.

- Các kết luận và quyết định xử lý công việc của Ban Thường vụ Đảng ủy được Ban Chấp hành ủy quyền đều được văn bản hóa dưới danh nghĩa của Ban Chấp hành và được gửi đến các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HĐND PHƯỜNG

(Theo luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2020)

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy bannhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.

3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA UBND PHƯỜNG

(Thực hiện theo Điều 62, 63, 64, 121,122,123 – Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015)

I. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường (Điều 62)

Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường (Điều 63)

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. Cụ thể:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện theo Điều 64.

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này. Cụ thể:

- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân phường;

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.

3. Quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

IV. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo Điều 121.

1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.

2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.

3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.

4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

V. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo Điều 122.

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.

VI. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân thực hiện theo Điều 123.

1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

Nguồn: UBND phường Khắc Niệm