Giới thiệu về UBND phường võ Cường

14/06/2019 02:07 Số lượt xem: 3135


 

Trụ sở Đảng ủy - HĐND- UBND phường Võ Cường

 

I. GIỚI THIỆU

Là cơ quan hành chính của địa phương tương đương ngang với cấp thị trấn trong cả nước, Ủy ban nhân dân phường Võ Cường là cấp chính quyền địa phương cấp gần dân nhất ở cơ sở trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân phường Võ Cường có 5 thành viên, gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an.

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp phường Võ Cường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. vị trí này do Hội đồng nhân dân cấp phường bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín với một nhiệm kỳ là 5 năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy phường. Ủy ban nhân dân cấp phường hoạt động theo luật tổ chức chính quyền năm 2015 mà quốc hội nước ta đã thông qua.

Bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân phường gồm có các công chức:

  • Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Quản lý đô thị- xây dựng.
  • Chỉ huy Trưởng quân sự.
  • Đối với phường Trưởng công an, phó trưởng công an hiện nay được nhà nước cấp trên bố trí công an chính quy về làm việc.

Tìm hiểu về chính quyền cấp Phường qua các thời kỳ đến nay

Năm 1945 Nhân dân Võ Cường đã cùng cả dân tộc đứng lên chống chủ nghĩa thực dân phong kiến với cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ công hòa, đã chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm, xóa bỏ chế độ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc kéo dài gần 100 năm trên lãnh thổ nước ta.

1945 đến 1954 đây là giai đoạn nhân dân Võ Cường cùng cả dân tộc đấu tranh chống sự quay trở lại Xâm lược của thực dân Pháp…thời kỳ này chính quyền các cấp và chính quyền phường còn non trẻ…năm 1948 được sự chỉ đạo của cấp trên phường Võ Cường được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã lúc đó là Xuân Dương, Hòa Đình và Bồ Sơn….mãi cho đến năm 1954 Bắc Ninh được giải phóng thì Chính quyền phường Võ Cường cùng với thành phố…được chính thức hoạt động công khai trong thời bình và là hậu phương Vững chắc cho tiền tuyến lớn Miền Nam, thời kỳ này chính quyền phường Võ Cường đã động viên hàng ngàn con em quê hương lên đường nhập ngũ và động viên nhân dân hăng say sản xuất….Hòa Bình thống nhất đất nước và trải qua 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Phía Bắc chính quyền và nhân dân Võ Cường luôn sát cánh cùng cả nước, vừa xây dựng quê hương vừa tiến con em lên đường …đến nay chính quyền phường đã trải qua nhiều nhiệm kỳ….nhiệm kỳ gần nhất 2016 -2021…chính quyền UBND phường Võ Cường quyết tâm xây dựng bộ máy trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại Hội Đảng bộ phường khóa XXIII, xây dựng phường Võ Cường là một đô thị hiện đại trong long thành phố Bắc Ninh giàu đẹp văn minh…..

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND cấp xã:

a. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;

5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

b. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

c. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;

2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

d. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;

4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.

Nguồn: UBND phường Võ Cường