Tư liệu: 800 năm hoài cố hương

14/05/2014 04:00 Số lượt xem: 31
Những hậu duệ Lý Long Tường đang sinh sống tại Seoul khi kể lại dòng dõi của mình đã không giấu niềm hãnh diện về sự kiện vẫn còn lưu trong nhiều sách sử cổ hay truyện dã sử Hàn Quốc về “Hoa Sơn tướng quân”: “Năm Quí Sửu 1253, quân Mông Cổ cậy binh hùng tướng mạnh xâm lăng Cao Ly. Lý Long Tường năm ấy đã vào tuổi thất thập cổ lai hi, nhưng vẫn cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, dân chúng trong vùng xây thành An Nam chống trả quân Mông Cổ suốt năm tháng ròng.
Trung Hiếu Đường tại hàn Quốc

       Tích xưa kể rằng nhà vua Cao Ly Kojong nằm mộng thấy một con chim lớn bay từ phương Nam đậu lại bên bờ Tây Hải, như báo điềm gặp được dũng tướng phương xa.

 

 

 

 

 

 

 Hoàng tử ra đi

 

   
         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tuy sống xa vạn dặm…”

      Trải qua mấy trăm năm, các hậu duệ họ Lý ly hương đã có nhiều người tìm đường quay trở về cố hương. Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn dân quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam VN (ngày 6-11-1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Năm 2001, ông Lý Xương Căn thành lập Công ty cổ phần Việt Lý hoạt động trong ngành xử lý nhựa ở Hà Nội. Năm 2005, ông bắt đầu xúc tiến việc xây nhà thờ tổ tại Từ Sơn.

                                                                                  - CTV: Trung Nghĩa -

      Năm 1995, người con hậu duệ đời thứ 31 ấy lại trở về VN nhiều lần. Ông dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 tại quảng trường Ba Đình, được gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và đã tặng nhà lãnh đạo VN tấm liễn có dòng chữ đầy ý nghĩa: “Tuy sống nơi xa vạn dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam”.

       Ông Lý Xương Căn (từng làm chủ tịch ủy ban tổ chức những người họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc) đã ghi vào sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế rằng: “Cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt”. Các hậu duệ họ Lý cho rằng có thể hiểu “sứ mệnh đặc biệt” ở đây chính là việc tìm lại được quê cha đất tổ như nỗi mong đợi hàng trăm năm qua của dòng dõi.

       Bộ phim chứa thông tin về một cột mốc quan trọng: Ngày 18-5-1994, người con của ông Lý Khánh Huân là ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 - đã sang VN, lần đầu tiên về đến tận từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế (thờ tám vị vua Lý).

 

       Tại Seoul, qua sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Hàn Quốc, phóng viên Tuổi Trẻ đã có được một bộ phim tư liệu quí giá do Đài truyền hình quốc gia KBS thực hiện về dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc (phát sóng cuối năm 1995).

       Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường. Nhiều người thuộc dòng họ Lý tại Hàn Quốc còn cho biết trước năm 1975, ông Lý Khánh Huân - hậu duệ đời thứ 30 của Lý Long Tường - đã cất công sang Sài Gòn tìm kiếm cội nguồn nhưng ông chưa thể toại nguyện trong lúc đất nước VN còn chiến tranh.

        Gia phả Lý Hoa sơn cho biết trên đất Cao Ly, dòng dõi họ Lý lại chia làm hai nhánh rẽ. Một số hậu duệ của Lý Long Tường từ Hoa Sơn đã di cư xuống miền Nam (tức Hàn Quốc ngày nay), lập nghiệp tại vùng An-dong và Bong-hwa (gần thành phố lớn Daegu). Qua nhiều đời, đến khi xảy ra cuộc chiến Triều Tiên thập niên 1950, cũng như nhiều người Triều Tiên, con cháu dòng họ Lý lại thêm một lần chia ly sống ở hai miền Triều Tiên. Hiện nay dòng họ Lý Long Tường ở Hoa Sơn ngày xưa còn khoảng 1.500 hộ ở CHDCND Triều Tiên, còn ở Hàn Quốc thì trên 600 người. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, các hậu duệ họ Lý lại về Hoa Sơn dự lễ tế tổ, gióng lên chín tiếng trống tượng trưng cho chín đời vua triều Lý để mọi người tưởng nhớ quê hương.

       Theo văn bia nơi “Thụ hàng môn” ở Ongjin, con cháu Hoa Sơn tướng quân có rất nhiều người đỗ đạt làm quan, giữ học vị cao hoặc có chức tước trọng thị trong triều đình Cao Ly. Một chi tiết phóng viên Tuổi trẻ ghi nhận được tại Hàn Quốc là đến hậu duệ đời thứ 6 của Lý Long Tường, danh sĩ Lee Maeng Woo trung thành với triều đình Goryeo đến nỗi khi triều đại vua Chosun bắt đầu thì ông quyết từ quan trở về quê ở ẩn để thể hiện lòng trung nghĩa “một tôi trung không thể thờ hai vua”. Các hậu duệ họ Lý cho rằng cha ông họ “đã thể hiện truyền thống về sự trung thành và chính trực rất đáng tự hào trên đất khách!”.

        Một điều khiến hậu duệ họ Lý ngày nay không khỏi xúc động là chi tiết gia phả kể lại năm xưa, dù được vua sở tại trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Hoa Sơn tướng quân vẫn không nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý và muốn mọi người có một nơi chốn cụ thể để hoài niệm cố hương. Vào cuối đời, ông hay lên đỉnh núi Quảng Đại, ngồi nhìn về phương Nam xa xăm mà lệ tuôn trào vì nỗi nhớ quê. Vì thế ngày nay nơi này được gọi là Vọng quốc đàn.

 

        Ông còn mang binh pháp Đại Việt ra để tham mưu cho các tướng lĩnh Cao Ly và kết quả cùng lập chiến công lớn khi đánh bại giặc Nguyên Mông”. Vua Kojong đã phong Lý Long Tường làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại nơi quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên nơi họ Lý trú ngụ là Hoa Sơn. Nên từ đó dân chúng trong vùng suy tôn Lý Long Tường là Hoa Sơn tướng quân hay Bạch mã tướng quân (dũng tướng cưỡi ngựa trắng).

       Những hậu duệ Lý Long Tường đang sinh sống tại Seoul khi kể lại dòng dõi của mình đã không giấu niềm hãnh diện về sự kiện vẫn còn lưu trong nhiều sách sử cổ hay truyện dã sử Hàn Quốc về “Hoa Sơn tướng quân”: “Năm Quí Sửu 1253, quân Mông Cổ cậy binh hùng tướng mạnh xâm lăng Cao Ly. Lý Long Tường năm ấy đã vào tuổi thất thập cổ lai hi, nhưng vẫn cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, dân chúng trong vùng xây thành An Nam chống trả quân Mông Cổ suốt năm tháng ròng.

 

Theo các tài liệu phóng viên Tuổi trẻ thu thập được qua chuyến đi Hàn Quốc, nhà vua Kojong đối đãi rất tốt với hoàng thân Lý Long Tường, đồng ý cho trú ngụ tại một khu đất rộng ở Hae-ju, tỉnh Hwang-hae (Hoàng Hải). Từ đó, hoàng thân Lý Long Tường cùng tướng sĩ, thân bằng quyến thuộc bắt tay xây dựng cuộc sống lưu vong trên đất khách bằng các nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và cả mở trường dạy thi phú, lễ nhạc, võ thuật...

 

        Sau đêm mộng báo điềm, nhà vua Kojong sai người đến Tây Hải tìm kiếm và gặp được hạm đội của Kiến Bình vương Lý Long Tường vừa trôi dạt vào bờ. Vị hoàng thân nước Nam được diện kiến nhà vua và các đại thần triều Goryeo.

Nguyễn Thị Nga
Nguồn: BBN