Đền Quả Cảm

09/03/2023 08:05

(BNP) - Đền Quả Cảm (phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) được xây dựng từ lâu đời, sau cuộc kháng chiến chống quân Tống, quy mô kiến trúc lớn, gồm nhiều tòa. Những năm kháng chiến, đền bị huỷ hoại một số công trình. Sau hoà bình lập lại, đền được tu bổ tôn tạo. Đền được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1990.

Cổng Tam quan.

Đền Quả Cảm nằm trong khu vực phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077, là chứng tích cho cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc.


 

Đền có kết cấu hình chữ Đinh.

Đền có kết cấu hình chữ Đinh, gồm Đại bái 3 gian 2 chái, Hậu cung 2 gian, kết cấu vì nóc theo kiểu “giá chiêng”, liên kết bởi 6 hàng cột ngang và 4 hàng cột dọc. Trên các ván mê chạm khắc "tứ linh, tứ quý" là điêu khắc của thời Nguyễn. Hậu cung có bộ vì kiểu “giá chiêng” với 3 hàng cột dọc và 2 hàng cột ngang.

Chạm khắc "tứ linh, tứ quý" là điêu khắc của thời Nguyễn.

Theo truyền tích, đền thờ bà Trần Thị Ngọc một cung phi được vua Trần yêu mến. Bà là người Quả Cảm và cũng là một nghệ nhân của nghề sành sứ ở vùng này (nhân dân thương gọi bà là bà Chúa Sành). Sau khi bà mất, được 72 trang ấp thờ bà làm phúc thần.

Trong đền hiện đang bảo lưu, trưng bày, sử dụng rất nhiều đồ thờ tự khang trang, tố hảo.

Các linh thú được đặt trong khuôn viên đền.

Khuôn viên đền.

Lễ hội đền Quả Cảm diễn ra ngày 6 tháng Giêng hàng năm. Trong di tích hiện đang bảo lưu, trưng bày, sử dụng rất nhiều đồ thờ tự khang trang, tố hảo có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật. Các hiện vật tiêu biểu như: 03 sắc phong (năm 1783, 1812, 1924); 1 hoành phi thế kỷ XX, 2 câu đối thế kỷ XX; 1 tượng bà thời Nguyễn; 1 bia đá thời Nguyễn.

M.B